Ðể tháo gỡ những khó khăn, đi tìm giải pháp nâng cao giá trị con tôm sinh thái tạo được sự hài hoà giữa hộ nuôi tôm sinh thái với đơn vị thu mua. Cà Mau tổ chức Hội thảo về thực trạng và giải pháp nuôi tôm sinh thái theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
Huyện Ngọc Hiển, Cà Mau có diện tích đất lâm nghiệp kết hợp nuôi thuỷ sản là 53.065ha với 11.379 hộ sản xuất, trong đó nuôi sinh thái 20.000 ha; các tổ chức quốc tế chứng nhận 9.311 ha với 1.821 hộ. Ðã qua, mô hình nuôi tôm sinh thái đạt hiệu quả, năng suất đạt bình quân khoảng 200-220 kg/ha/năm, tăng 20-40 kg/ha/năm so với năm 2021. Thời gian qua, huyện Ngọc Hiển luôn kêu gọi các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu tôm liên kết với các hộ nuôi tôm sinh thái trên địa bàn nhằm bao tiêu sản phẩm, ổn định đầu ra, nâng cao giá trị kinh tế.
Tuy nhiên, ghi nhận thực tế, giá tôm sinh thái hiện nay thu mua còn thấp, người dân chưa hưởng lợi nhiều. Các chính sách hỗ trợ kèm theo trong dịch vụ chăm sóc, bảo vệ rừng chưa được đồng bộ. Hộ nuôi tôm sinh thái kiến nghị đến các đơn vị thu mua cần bao tiêu sản phẩm, thu mua tôm sinh thái cao hơn thị trường từ 3.000 đồng/kg trở lên.
Mô hình nuôi tôm sinh thái. Ảnh: Tép Bạc
Ông Bùi Văn Sĩ, hộ nuôi tôm sinh thái ở ấp Tắc Biển, xã Viên An Ðông, cho biết, gia đình bắt đầu nuôi tôm sinh thái năm 2017, với khoảng 6 ha, mỗi năm thu nhập trên 230 triệu đồng. “Việc phát triển mô hình nuôi tôm sinh thái là chủ trương hợp lòng dân, bởi hộ tham gia vào mô hình nuôi tôm sinh thái được hưởng lợi rất nhiều về năng suất tôm nuôi đạt cao, môi trường nước nuôi tôm hạn chế ô nhiễm. Tôi mong đơn vị thu mua Minh Phú hỗ trợ giá thu mua cao hơn giá thị trường, bởi hiện nay giá tôm sú sinh thái được thu mua vẫn ngang bằng giá thị trường, người dân chưa hưởng lợi về giá theo ký kết ban đầu”, ông Sĩ mong muốn.
Ðể được chứng nhận về diện tích nuôi tôm sinh thái, hộ dân cần tuân thủ nghiêm ngặt về quy trình nuôi, phải ghi chép đầy đủ, con giống phải đạt chứng nhận sinh thái, môi trường nuôi phải sạch, đảm bảo diện tích rừng che phủ 40%.
Tôm sinh thái dưới tán rừng Cà Mau. Ảnh: Tép Bạc
“Mô hình nuôi tôm sinh thái là bước đột phá và còn là định hướng quan trọng của Huyện uỷ, UBND huyện để nâng cao năng suất, chất lượng tôm nuôi. Tuy nhiên, mô hình nuôi tôm sinh thái trên địa bàn huyện vẫn còn những khó khăn nhất định, cần sự hỗ trợ từ các ngành chuyên môn để những hộ nuôi tôm sinh thái được hưởng lợi về kinh tế con tôm sinh thái”, ông Lâm Sỹ Em, Phó chủ tịch UBND thị trấn Rạch Gốc, chia sẻ.
Theo ông Ðoàn Hữu Nghị, Phó giám đốc Trung tâm Ứng dụng khoa học công nghệ (trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ), việc phân phối lợi ích về nuôi tôm sinh thái chưa rõ ràng, chưa kích thích hộ dân phát triển mô hình. “Cụ thể, những hộ trực tiếp nuôi tôm sinh thái, tạo ra sản phẩm hàng hoá nhưng được hưởng lợi rất thấp, chỉ khoảng 0,8% (theo điều tra khoa học của ngành); riêng đối với công ty thu mua tôm sinh thái, họ bỏ ra rất ít (vốn hỗ trợ người dân) nhưng lợi nhuận hơn 54%. Do vậy, để hộ nuôi tôm sinh thái hưởng lợi cần có sự hài hoà với nhau giữa người bán và người mua. Người mua nên chia sẻ lợi nhuận hợp lý cho hộ nuôi tôm sinh thái, có như vậy vùng nuôi tôm sinh thái mới phát huy và giữ vững thương hiệu”, ông Nghị phân tích và đề xuất.
Chí Hiếu
Báo Cà Mau
- nuôi tôm sinh thái li>
- tôm sinh thái dưới tán rừng li> ul>
- Doanh nghiệp phải cạnh tranh với tư thương mua tôm oxy
- Cho tôm ăn như thế nào là hiệu quả?
- Năm 2023: Dồn lực cho phát triển con tôm
- Ứng dụng công nghệ sinh học nuôi tôm không dùng kháng sinh, hóa chất
- Cập nhật giá tôm ngày 9-2-2023
- Phập phồng nuôi tôm chân trắng
- Nuôi tôm ở các tỉnh duyên hải miền Trung: Nhiều mô hình thu tiền tỷ, nhưng thách thức vẫn còn
- Kỷ lục 1 triệu tấn tôm xuất khẩu của Ecuador và tương quan với Việt Nam
- Cập nhật giá tôm thẻ kiểm kháng sinh ngày 2-8-2023
- Bí quyết để thành công trong nuôi tôm siêu thâm canh
Tin mới nhất
T5,09/02/2023
- Doanh nghiệp phải cạnh tranh với tư thương mua tôm oxy
- Cho tôm ăn như thế nào là hiệu quả?
- Năm 2023: Dồn lực cho phát triển con tôm
- Ứng dụng công nghệ sinh học nuôi tôm không dùng kháng sinh, hóa chất
- Cập nhật giá tôm ngày 9-2-2023
- Phập phồng nuôi tôm chân trắng
- Nuôi tôm ở các tỉnh duyên hải miền Trung: Nhiều mô hình thu tiền tỷ, nhưng thách thức vẫn còn
- Kỷ lục 1 triệu tấn tôm xuất khẩu của Ecuador và tương quan với Việt Nam
- Cập nhật giá tôm thẻ kiểm kháng sinh ngày 2-8-2023
- Bí quyết để thành công trong nuôi tôm siêu thâm canh
- Doanh nghiệp phải cạnh tranh với tư thương mua tôm oxy
- Cho tôm ăn như thế nào là hiệu quả?
- Năm 2023: Dồn lực cho phát triển con tôm
- Ứng dụng công nghệ sinh học nuôi tôm không dùng kháng sinh, hóa chất
- Cập nhật giá tôm ngày 9-2-2023
- Phập phồng nuôi tôm chân trắng
- Nuôi tôm ở các tỉnh duyên hải miền Trung: Nhiều mô hình thu tiền tỷ, nhưng thách thức vẫn còn
- Kỷ lục 1 triệu tấn tôm xuất khẩu của Ecuador và tương quan với Việt Nam
- Kỷ lục 1 triệu tấn tôm xuất khẩu của Ecuador và tương quan với Việt Nam
- Thêm 23 doanh nghiệp Việt Nam được xuất khẩu thuỷ sản vào Trung Quốc
- VASEP: Xuất khẩu thủy sản trong tháng 1 giảm 31%, dự báo chưa thể phục hồi ngay
- Tổng sản lượng thủy sản tháng 1-2023 ước đạt 592,1 nghìn tấn
- Cập nhật giá tôm thẻ ngày 31-1-2023
- Cải thiện tăng trưởng và chuyển hóa thức ăn trên thủy sản
- Cà Mau: Tập trung mũi nhọn cho xuất khẩu tôm
- Sống khỏe nhờ nuôi tôm – cua kết hợp
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Nuôi cá “Sông trong Ao”: Công nghệ bền vững, năng suất cao, sản phẩm sạch
- Mô hình nuôi tôm TLSS: Giải pháp nuôi tôm hiệu quả của Công ty TNHH Quốc tế Long Thăng
- Hướng dẫn phòng, chống bệnh do vi bào tử trùng (EHP)
- Từ lo lắng đến an tâm nuôi tôm về đích trước bệnh đốm trắng nhờ giải pháp phòng trị mới từ Grobest Việt Nam
- Cập nhật giá tôm thẻ kiểm kháng sinh ngày 23-11-2022
- Infographic: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam 10 tháng đầu năm 2022
- “Thủ phủ” tôm giống tìm hướng phát triển
- San chuyển tôm thẻ chân trắng và những vấn đề thường gặp
- Kỹ thuật nuôi tôm an toàn không hóa chất
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt
- Từ lo lắng đến an tâm nuôi tôm về đích trước bệnh đốm trắng nhờ giải pháp phòng trị mới từ Grobest Việt Nam
- Vi sinh ức chế – phòng ngừa vi khuẩn gây bệnh phân trắng có yếu tố vi bào tử trùng