Dù chịu sức ép cạnh tranh lớn nhưng thủ phủ tôm giống Ninh Thuận và Bình Thuận vẫn có những hướng đi riêng để tạo sự khác biệt.
Ngày 9-11, xe đông lạnh từ các tỉnh miền Tây Nam Bộ đến Bắc miền Trung vẫn nườm nượp đổ về các trại giống tôm ở Ninh Thuận và Bình Thuận để chờ mua giống về thả ngay sau khi đợt mưa bão năm nay kết thúc.
Không còn độc quyền, phải chuyển hướng
Là một trong những doanh nghiệp sớm tham gia ngành sản xuất tôm giống tại khu vực Ninh Thuận và Bình Thuận, năm 1998, Công ty TNHH Thông Thuận xây những đìa nuôi tôm đầu tiên tại xã Vĩnh Hảo (huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận). Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, tôm giống của doanh nghiệp này nhanh chóng thích nghi và phát triển mạnh. Đến nay, hằng năm công ty sản xuất ra thị trường trên 10 tỉ con giống tại các cơ sở nuôi trải dài trên cả nước.
Thời gian trước đây, trại sản xuất giống của Công ty TNHH Thông Thuận tại Ninh Thuận và Bình Thuận đảm nhận khâu sản xuất con giống cho khắp các tỉnh nuôi tôm thương phẩm trong cả nước. Tuy nhiên, hiện nay các địa phương đều có thể sản xuất tôm giống tại chỗ nhờ con tôm thẻ chân trắng bố mẹ dễ lai tạo. Để trụ vững, bảo đảm thương hiệu, các trại giống tại Ninh Thuận và Bình Thuận đang chuyển đổi mạnh công nghệ sản xuất giống. “Phải chuyển đổi sang chăn nuôi công nghệ cao, từ hình thức ao đất sang nuôi bạt kết hợp ứng dụng công nghệ. Thay vì tập trung nguồn lực để sản xuất số lượng lớn thì các cơ sở ở Bình Thuận và Ninh Thuận đang chuyển sang con giống chất lượng cao và mở rộng cung ứng các giống thủy sản có giá trị cao như cá biển, ốc hương, hàu” – ông Trương Hữu Thông, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Thông Thuận, nói.
Công ty TNHH Việt Úc đi vào hoạt động ở địa bàn Ninh Thuận và Bình Thuận hơn 10 năm với diện tích sản xuất 1,8 ha, công suất gần 2 tỉ con giống/năm. Ông Nguyễn Cảnh, Giám đốc điều hành Công ty TNHH Việt Úc, cho biết thay vì chạy đua về số lượng con giống, hiện công ty chú trọng phân khúc tôm bố mẹ để nâng cao chất lượng giống. Hiện tại, đa phần các đơn vị sản xuất tôm giống đều nhập tôm bố mẹ từ nước ngoài, với những rủi ro đi kèm về việc thích nghi môi trường, dịch bệnh. Vì vậy đơn vị này đã phối hợp nghiên cứu đưa tôm thẻ chân trắng bố mẹ vào sản xuất thương mại, góp phần tạo đột phá cho ngành tôm cả nước. “Mục tiêu quan trọng nhất của chúng tôi là sự thành công của người nuôi tôm thương phẩm. Chính vì vậy việc nâng cao chất lượng con tôm giống là yếu tố hàng đầu thông qua ứng dụng quy trình công nghệ tiên tiến tạo ra con giống tốt” – ông Cảnh cho biết.
Kiểm tra sinh trưởng ngoài tự nhiên của tôm giống
Đưa công nghệ nâng cao chất lượng giống
Theo Chi cục Thủy sản Bình Thuận, với chiều dài bờ biển 192 km, điều kiện thời tiết ít mưa, độ mặn nước biển quanh năm ổn định ở mức 34% nên tỉnh có nhiều tiềm năng và lợi thế sản xuất giống nước lợ, đặc biệt là tôm giống. Đến nay, Bình Thuận có 133 cơ sở/778 trại sản xuất, ương nuôi giống thủy sản. Riêng sản lượng tôm giống toàn tỉnh hằng năm đạt bình quân hơn 25 tỉ con. Với việc các cơ sở sản xuất tôm giống tăng cường đầu tư trang thiết bị hiện đại, áp dụng công nghệ cao vào lai tạo nên tôm giống Bình Thuận được đánh giá cao tại các vùng nuôi tôm thương phẩm của các tỉnh Sóc Trăng, Bến Tre, Bạc Liêu… “Thời gian tới, chúng tôi khuyến khích các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ xử lý nước biển đưa vào sản xuất, kiểm soát chất lượng tôm giống bằng phương pháp PCR, nuôi cấy tảo tươi dùng làm thức ăn cho tôm giống. Ngoài ra, chúng tôi cũng tham mưu chính sách thu hút các doanh nghiệp có tiềm lực sản xuất tôm giống đầu tư vào khu sản xuất giống thủy sản tập trung tại xã Chí Công, huyện Tuy Phong theo hướng công nghệ cao” – đại diện Chi cục Thủy sản Bình Thuận cho biết.
Tại Ninh Thuận, ông Đặng Văn Tín, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh, cho biết trong năm 2021 các cơ sở tôm giống trên địa bàn tham gia sản xuất 24 tỉ con giống, chiếm khoảng 35% sản lượng cả nước. Nhờ thời gian dài khẳng định được chất lượng sản xuất, tháng 8-2020, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp giấy chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu tập thể đối với sản phẩm “Tôm giống Ninh Thuận”. “Để tiếp tục tạo lợi thế cho ngành sản xuất tôm giống, tỉnh Ninh Thuận sẽ tiếp tục rà soát, quy hoạch trại giống, giám sát chặt chẽ quy trình sản xuất để cung cấp những con giống tốt nhất ra thị trường. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng giám sát chặt chẽ việc nhập tôm bố mẹ từ nước ngoài, hoạt động lai tạo tôm giống bố mẹ trong nước để bảo đảm nguồn gốc xuất xứ của tôm giống Ninh Thuận” – ông Tín nói.
Đa dạng hóa giống thủy sản
Ngoài thế mạnh tôm giống, hiện tại các doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước tại 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận cũng đang xúc tiến đa dạng hóa giống vật nuôi biển để phục vụ nhu cầu thị trường. Trong đó, từ nay đến năm 2030, tỉnh Ninh Thuận đang xây dựng để trở thành trung tâm giống thủy sản của cả nước, tập trung nghiên cứu, nhân rộng các giống đặc thù, có giá trị cao, gồm ốc hương, hàu, cá mú, cá bớp… Tại Bình Thuận đang triển khai các bước xây dựng khu sản xuất giống thủy sản tập trung rộng hơn 456 ha tại xã Chí Công, huyện Tuy Phong. Ngoài thu hút các nhà đầu tư xây dựng các trại sản xuất tôm giống chất lượng cao còn dự kiến tạo ra các giống thủy sản đặc trưng, lợi thế của vùng biển Bình Thuận.
Châu Tỉnh
Người Lao Động
- tôm giống li>
- tôm giống Ninh Thuận li> ul>
- Nuôi tôm ở các tỉnh duyên hải miền Trung: Nhiều mô hình thu tiền tỷ, nhưng thách thức vẫn còn
- Kỷ lục 1 triệu tấn tôm xuất khẩu của Ecuador và tương quan với Việt Nam
- Cập nhật giá tôm thẻ kiểm kháng sinh ngày 2-8-2023
- Bí quyết để thành công trong nuôi tôm siêu thâm canh
- Nhiều người nuôi tôm ở miền Tây khát vốn
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Cập nhật giá tôm ngày 7-2-2023
- Cần tuân thủ đúng lịch thời vụ để nuôi tôm thành công
- Sau Tết giá tôm thẻ tăng vọt, người nuôi lãi lớn
- Xuất khẩu 2 triệu con tôm giống sang thị trường Đài Loan
Tin mới nhất
T5,09/02/2023
- Nuôi tôm ở các tỉnh duyên hải miền Trung: Nhiều mô hình thu tiền tỷ, nhưng thách thức vẫn còn
- Kỷ lục 1 triệu tấn tôm xuất khẩu của Ecuador và tương quan với Việt Nam
- Cập nhật giá tôm thẻ kiểm kháng sinh ngày 2-8-2023
- Bí quyết để thành công trong nuôi tôm siêu thâm canh
- Nhiều người nuôi tôm ở miền Tây khát vốn
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Cập nhật giá tôm ngày 7-2-2023
- Cần tuân thủ đúng lịch thời vụ để nuôi tôm thành công
- Sau Tết giá tôm thẻ tăng vọt, người nuôi lãi lớn
- Xuất khẩu 2 triệu con tôm giống sang thị trường Đài Loan
- Nuôi tôm ở các tỉnh duyên hải miền Trung: Nhiều mô hình thu tiền tỷ, nhưng thách thức vẫn còn
- Kỷ lục 1 triệu tấn tôm xuất khẩu của Ecuador và tương quan với Việt Nam
- Cập nhật giá tôm thẻ kiểm kháng sinh ngày 2-8-2023
- Bí quyết để thành công trong nuôi tôm siêu thâm canh
- Nhiều người nuôi tôm ở miền Tây khát vốn
- Cập nhật giá tôm ngày 7-2-2023
- Cần tuân thủ đúng lịch thời vụ để nuôi tôm thành công
- Sau Tết giá tôm thẻ tăng vọt, người nuôi lãi lớn
- Kỷ lục 1 triệu tấn tôm xuất khẩu của Ecuador và tương quan với Việt Nam
- Thêm 23 doanh nghiệp Việt Nam được xuất khẩu thuỷ sản vào Trung Quốc
- VASEP: Xuất khẩu thủy sản trong tháng 1 giảm 31%, dự báo chưa thể phục hồi ngay
- Tổng sản lượng thủy sản tháng 1-2023 ước đạt 592,1 nghìn tấn
- Cập nhật giá tôm thẻ ngày 31-1-2023
- Cải thiện tăng trưởng và chuyển hóa thức ăn trên thủy sản
- Cà Mau: Tập trung mũi nhọn cho xuất khẩu tôm
- Sống khỏe nhờ nuôi tôm – cua kết hợp
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Nuôi cá “Sông trong Ao”: Công nghệ bền vững, năng suất cao, sản phẩm sạch
- Mô hình nuôi tôm TLSS: Giải pháp nuôi tôm hiệu quả của Công ty TNHH Quốc tế Long Thăng
- Hướng dẫn phòng, chống bệnh do vi bào tử trùng (EHP)
- Từ lo lắng đến an tâm nuôi tôm về đích trước bệnh đốm trắng nhờ giải pháp phòng trị mới từ Grobest Việt Nam
- Cập nhật giá tôm thẻ kiểm kháng sinh ngày 23-11-2022
- Infographic: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam 10 tháng đầu năm 2022
- “Thủ phủ” tôm giống tìm hướng phát triển
- San chuyển tôm thẻ chân trắng và những vấn đề thường gặp
- Kỹ thuật nuôi tôm an toàn không hóa chất
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt
- Từ lo lắng đến an tâm nuôi tôm về đích trước bệnh đốm trắng nhờ giải pháp phòng trị mới từ Grobest Việt Nam
- Vi sinh ức chế – phòng ngừa vi khuẩn gây bệnh phân trắng có yếu tố vi bào tử trùng