Công nghệ của nhóm sinh viên có thể giúp giảm thiểu việc lạm dụng hóa chất dùng để làm sạch các ao nuôi tôm.
Nhóm sinh viên Trường đại học Cần Thơ với giải pháp công nghệ lọc nước trong ao nuôi tôm – Ảnh: TRỌNG NHÂN
Sáng 24-3, bảy mô hình khoa học công nghệ do sinh viên các trường đại học Việt Nam thiết kế đã được giới thiệu tại vòng chung kết cuộc thi Dự án đổi mới sáng tạo kỹ thuật eProjects, American Center (Tổng lãnh sự quán Mỹ tại TP.HCM).
Bạn Ngô Bá Ngọc – sinh viên ngành kỹ thuật cơ điện tử – chia sẻ hiện nay tại các vùng nuôi tôm trên cả nước, việc xử lý nước đầu vào và nước thải nuôi tôm phần lớn đang phải sử dụng một lượng lớn hóa chất như thuốc tím (pemanganat) hoặc clo (chlorine).
Dù vậy, những hóa chất để khử trùng và diệt vi sinh vật gây hại cho tôm nếu được dùng với số lượng lớn và trong thời gian dài sẽ để lại tác động tiêu cực cho sức khỏe và môi trường.
Bên cạnh đó, chi phí để đảm bảo nguồn nước đạt tiêu chuẩn trong trang trại nuôi tôm lên đến hơn 2.000 đồng/m3.
Nhóm sinh viên của Bá Ngọc – gồm 5 sinh viên từ Trường đại học Cần Thơ – đã đề xuất dự án “Hệ thống xử lý nước trong nuôi tôm” nhằm thay thế việc sử dụng pemanganat hoặc clo.
Hệ thống dùng công nghệ điện hóa nước biển để tạo ra dung dịch nước muối điện phân (nước anolyte), sau đó thông qua thiết bị siêu âm có công suất 150W hoạt động ở tần số 26kHz để tạo ra các bọt khí siêu nhỏ (nanobubbles) tiêu diệt hầu hết vi khuẩn và vi sinh vật có hại cho tôm, giúp khử mùi từ thức ăn thừa và hóa chất độc hại tồn đọng trong nước.
Cuối cùng nước sẽ đi qua máy sục khí ozon để tiêu diệt các vi khuẩn còn sót lại trong nước. Máy sục khí ozone cũng sẽ được sử dụng song song trong các bể nuôi tôm với nồng độ xác định.
Mô hình công nghệ lọc nước ao tôm của nhóm sinh viên Trường đại học Cần Thơ – Ảnh: TRỌNG NHÂN
Bạn Nguyễn Ngọc Thạnh – sinh viên ngành tự động hóa – cho biết để kiểm tra khả năng hoạt động của hệ thống, nhóm đã thử nghiệm tại Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng Cần Thơ.
Với mẫu 500ml nước có chứa vi khuẩn vibrio paraheomolitycus, sau khi đi qua hệ thống của nhóm hơn 10 phút kiểm nghiệm lại đã không còn vi khuẩn này.
Một dự án khác cũng tạo được dấu ấn cho ban tổ chức là mô hình máy lọc nước thải công nghiệp của nhóm sinh viên Trường đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM).
Bạn Lê Thúy Hiền – sinh viên khoa cơ khí, thành viên của nhóm – chia sẻ trong quá trình tái chế nước thải công nghiệp hiện nay, một số dây chuyền vẫn còn gặp khó khăn trong việc tách các chất như Cd và Te ra khỏi hỗn hợp bùn thải.
Máy lọc của nhóm sinh viên Trường đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM) – Ảnh: TRỌNG NHÂN
Sau nhiều thử nghiệm với các loại vật liệu, nhóm tìm được hạt nhựa resin có khả năng lọc tốt nhất với cho hai loại Cd và Te. Tiếp tục, nhóm kiểm tra các điều kiện và tìm được nhiệt độ phù hợp nhất cho quá trình lọc là 80 độ C.
“Tuy chỉ là mục tiêu nhỏ là xử lý nước thải quy mô phòng thí nghiệm nhưng dự án này là tiền đề tốt để nhà máy có thể xử lý nguồn nước thải lớn trong tương lai”, Thúy Hiền nói.
Cuộc thi eProjects là một phần trong dự án “Thúc đẩy hợp tác đại học và doanh nghiệp thông qua đổi mới và công nghệ” (BUILD-IT) do Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAID) tài trợ, được thực hiện bởi Đại học bang Arizona (Mỹ) và chương trình STEM của Dow Việt Nam.
Trong chương trình, các sinh viên, giảng viên và cố vấn là các chuyên gia từ các doanh nghiệp hàng đầu trong nhiều lĩnh vực, để triển khai nhiều dự án thực tiễn.
Trọng Nhân
Báo Tuổi Trẻ
- công nghệ lọc nước sạch cho ao nuôi tôm li>
- máy lọc nước li> ul>
- Quy định mới về xuất khẩu thủy sản vào Đài Loan (Trung Quốc)
- Xuất khẩu tôm dự kến đạt 3,4 tỷ USD
- Cập nhật giá tôm thẻ kiểm kháng sinh ngày 8/12/2023
- Ngăn chặn khai thác tận diệt sò lông non bán làm thức ăn cho tôm hùm
- AI nuôi tôm siêu thâm canh
- GroBio: Giải pháp vi sinh mới từ Grobest giúp tiết kiệm chi phí sản xuất tôm
- Ngành tôm vẫn về đích thành công
- Kinh nghiệm phát triển nuôi trồng thủy sản của Trung Quốc với công nghệ Sông trong Ao của USSEC
- Chi phí thức ăn – thách thức của mọi quốc gia nuôi tôm
- Hoa Kỳ: Khởi xướng điều tra chống trợ cấp tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam
Tin mới nhất
CN,10/12/2023
- Quy định mới về xuất khẩu thủy sản vào Đài Loan (Trung Quốc)
- Sử dụng chế phẩm vi sinh (probiotics) trong nuôi tôm
- Xuất khẩu tôm dự kến đạt 3,4 tỷ USD
- Một số yếu tố cần giám sát trong nuôi tôm
- Cập nhật giá tôm thẻ kiểm kháng sinh ngày 8/12/2023
- Kiểm soát Nitrit trong hệ thống nuôi truyền thống và RAS
- Đón đọc Tạp chí Người Nuôi Tôm số tháng 12/2023
- Kỹ thuật cải tạo ao nuôi tôm
- Ngăn chặn khai thác tận diệt sò lông non bán làm thức ăn cho tôm hùm
- AI nuôi tôm siêu thâm canh
- Xuất khẩu tôm dự kến đạt 3,4 tỷ USD
- Ngăn chặn khai thác tận diệt sò lông non bán làm thức ăn cho tôm hùm
- AI nuôi tôm siêu thâm canh
- Ngành tôm vẫn về đích thành công
- Ứng dụng công nghệ cao, nông dân Bình Định thu triệu USD từ nuôi tôm
- Chủ động kiểm soát dịch bệnh trên tôm
- Chút sôi động từ cung cầu nội địa
- Bạc Liêu: Phấn đấu sớm trở thành trung tâm ngành công nghiệp tôm của cả nước
- Ngại đầu tư nuôi trồng thủy sản vì lo vướng quy hoạch, bị thu hồi đất làm resort
- Trung Quốc: Dư địa lớn cho thủy sản Việt
- Các giải pháp phòng chống hạn mặn, mùa khô năm 2023-2024 của ngành thủy sản
- Tại sao Trung Quốc ít phụ thuộc vào xuất khẩu thủy sản
- Quảng Trị: Dự án “nghìn tỷ” được nhà đầu tư hướng vào phát triển thuỷ sản
- Hỗ trợ để bứt phá xuất khẩu thuỷ sản
- Sóc Trăng chuyển đổi, phát triển nghề nuôi thủy sản
- Infographic: Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam 9 tháng đầu năm 2023
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Gói tín dụng 15.000 tỷ đồng: Trợ lực giúp doanh nghiệp vượt khó
- Sri Lanka: Ra mắt gói bảo hiểm rủi ro cho các trang trại tôm đầu tiên tại châu Á
- Hội chợ triển lãm Công nghệ ngành Thủy sản Việt Nam lần đầu tiên tổ chức tại miền Bắc
- USSEC: Hướng tới kỷ nguyên nuôi biển bền vững tiến xa bờ
- BTC FISTECH và Chi Cục Thủy sản Quảng Ninh: Họp bàn kế hoạch phối hợp tổ chức FISTECH 2023
- Diện tích và sản lượng tôm nước lợ năm 2022
- Ngành thuỷ sản miền Bắc – miền Trung: “Sân chơi” đầy sức hút
- Long Thăng: Triển khai chương trình “Tôm to xế xịn 2023”
- Hiệu quả vượt trội với mô hình nuôi cá điêu hồng Thăng Long
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt