Sau ngày 31/3/2020, thủy sản nhập khẩu vào EU sẽ không được có dư lượng Ethoxyquin.
Trước tình hình đó, Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) vừa họp cùng các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp thủy sản và doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi về vấn đề này.
Mẫu vi phạm Ethoxyquin chiếm tỷ lệ cao
Theo Tổng cục Thủy sản, ngày 7/6/2017, EU đã ban hành quy định số 2017/962 về sử dụng Ethoxyquin trong thức ăn chăn nuôi. Theo đó, sau ngày 31/3/2020, EU quy định Ethoxyquin không được phép sử dụng trong tất cả các loại thức ăn chăn nuôi (bao gồm thức ăn thủy sản).
Phản ánh từ nhiều doanh nghiệp xuất khẩu tôm, cá tra… sang EU, tháng 9, tháng 10 năm 2019, nhiều nhà nhập khẩu EU đã gửi thư nhắc nhở về thời gian áp dụng quy định nói trên của EU và yêu cầu các lô hàng tôm, cá tra… bán cho họ phải đảm bảo không được nuôi bằng thức ăn có Ethoxyquin.
Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), cho biết, Ethoxyquin không phải là vấn đề mới. Năm 2012, Nhật Bản đã tiến hành kiểm tra dư lượng Ethoxyquin trong thủy sản nhập khẩu, đặc biệt là tôm, với quy định về ngưỡng giới hạn cho phép Ethoxyquin trong sản phẩm thủy sản là 0,01ppm.
Sau đó, từ các kiến nghị của Việt Nam và Ấn Độ, đến 21/1/2014, Nhật Bản đã tăng ngưỡng cho phép với Ethoxyquin trong sản phẩm tôm lên 0,2ppm. Sau Nhật Bản, Hàn Quốc cũng tiến hành kiểm soát Ethoxyquin từ năm 2013 đối với tôm đông lạnh nhập khẩu, ngưỡng giới hạn cho phép là 0,01ppm.
Ở Mỹ, từ năm 1997, FDA đã bắt đầu khuyến cáo sử dụng Ethoxyquin từ 150ppm xuống 75ppm trong thức ăn thủy sản và bắt buộc tối đa 0,5ppm trong sản phẩm động vật và thủy sản chưa nấu chín. Theo các nhà nghiên cứu Mỹ, đến nay, ngưỡng cho phép này vẫn tương đối an toàn với người tiêu dùng.
Ở Việt Nam, không cấm sử dụng Ethoxyquin trong sản xuất thức ăn chăn nuôi và thủy sản, với ngưỡng giới hạn cho phép trong thức ăn thủy sản là 150ppm.
Tuy nhiên, quy định của EU khác với quy định của các thị trường khác về Ethoxyquin trong thủy sản. Chẳng hạn, trong khi Nhật Bản, Hàn Quốc chỉ kiểm tra dư lượng Ethoxyquin trên sản phẩm thủy sản nhập khẩu, thì EU lại cấm sử dụng Ethoxyquin trong thức ăn chăn nuôi. Điều này đồng nghĩa với việc, EU không chấp nhận các sản phẩm chăn nuôi, thủy sản nhập khẩu có dư lượng Ethoxyquin, dù là ở hàm lượng rất thấp.
Đây chính là nỗi lo lớn đối với ngành thủy sản cũng như từng doanh nghiệp. Bởi theo ông Hòe, EU đang là thị trường lớn và có tính định hướng của thủy sản Việt Nam. Năm 2019, EU là thị trường lớn nhất của tôm Việt Nam với giá trị gần 700 triệu USD (chiếm gần 21%), thị trường lớn thứ 3 của cá tra (đạt 227 triệu USD, chiếm 115), thị trường thứ 2 của cá ngừ (chiếm 19%), thị trường thứ 3 về mực và bạch tuộc (chiếm 12%)…
Chính vì vậy, sau khi nhận được công văn 2786/TCTS-NTTS của Tổng cục Thủy sản về việc thực hiện nghiêm các quy định sử dụng Ethoxyquin trong thức ăn thủy sản, VASEP đã tổ chức cuộc họp với các doanh nghiệp thủy sản để thông báo quy định của EU, cập nhật tình hình kiểm soát Ethoxyquin tại nhà máy thủy sản cũng như các bất cập của doanh nghiệp trong kiểm soát Ethoxyquin trong thủy sản xuất khẩu.
Đặc biệt, các doanh nghiệp đã phối hợp tổ chức lấy mẫu nguyên liệu tôm để kiểm tra. Tổng cộng đã lấy 152 mẫu tôm. Điều đáng lo ngại là sau khi kiểm tra, có tới 83 mẫu tôm (gần 55%) không đạt quy định về Ethoxyquin, trong đó có những mẫu dư lượng lên tới 258ppm.
Cũng theo ông Hòe, hiện nay trên thị trường có các hãng thức ăn thủy sản lớn như C.P Việt Nam, Thăng Long, Grobest, Uni Prisident, Tong Wei… Những hãng này chiếm hơn 70% thị trường thức ăn thủy sản. Sau khi kiểm tra nguồn tôm nguyên liệu sử dụng các loại thức ăn này, thì thấy rằng, chỉ có nguồn tôm sử dụng thức ăn của C.P Việt Nam gần như không phát hiện dư lượng Ethoxyquin, còn các loại thức ăn khác đều có tồn dư.
Trước thông tin nói trên, đại diện nhiều doanh nghiệp sản xuất thức ăn thủy sản, đều khẳng định họ không hề bỏ Ethoxyquin vào thức ăn trong quá trình sản xuất. Mà Ethoxyquin đã có sẵn trong nguồn nguyên liệu sản xuất thức ăn, nhất là bột cá nhập khẩu từ Peru, Chile, bởi Ethoxyquin sẽ giúp chống ô xy hóa trong quá trình vận chuyển. Đại diện của công ty Cargill, cho biết, trong bột cá nhập khẩu, dư lượng Ethoxyquin thường ở mức 20 – 30ppm.
Do Việt Nam chỉ chiếm một lượng nhỏ bột cá xuất khẩu của Peru và Chile, nên các doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi Việt Nam khó có thể yêu cầu các nhà cung cấp bột cá từ những nước nói trên đảm bảo yêu cầu không có Ethoxyquin trong bột cá bán cho Việt Nam.
Phải hành động quyết liệt
Tuy nhiên, việc đảm bảo nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi không có Ethoxyquin vẫn có thể làm được, nếu doanh nghiệp có quyết tâm. Theo chia sẻ từ đại diện C.P Việt Nam, từ sau khi Nhật Bản kiểm soát Ethoxyquin trong sản phẩm thủy sản nhập khẩu vào nước này, C.P Việt Nam đã khuyến cáo các nhà cung cấp bột cá, dầu cá cho C.P Việt Nam, không sử dụng Ethoxyquin trong những nguyên liệu này.
Bên cạnh đó, C.P Việt Nam tiến hành kiểm tra chặt chẽ dư lượng Ethoxyquin trong các lô nguyên liệu trước khi đưa vào sản xuất. Đó chính là lý do vì sao vừa qua các doanh nghiệp chế biến thủy sản tiến hành kiểm tra tôm sử dụng các loại thức ăn, thì tôm dùng thức ăn của C.P Việt Nam không phát hiện dư lượng Ethoxyquin.
Theo ông Trương Đình Hòe, để hỗ trợ doanh nghiệp và chuỗi sản xuất, cung ứng tôm có thể kiểm soát được dư lượng Ethoxyquin trong sản phẩm xuất khẩu vào các thị trường, nhất là thị trường EU, VASEP đề nghị Bộ NN-PTNT có văn bản yêu cầu các nhà máy chế biến thức ăn công bố rõ hàm lượng Ethoxyquin trên bao bì sản phẩm: đưa chỉ tiêu Ethoxyquin và việc ghi nhãn Ethoxyquin vào danh mục thanh, kiểm tra định kỳ và tăng cường của Tổng cục Thủy sản; xem xét, có ý kiến đến cơ quan thẩm quyền của EU về việc quy định ngưỡng giới hạn cho phép tồn dư Ethoxyquin trong sản phẩm thủy sản như các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ…
Ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, cho hay, do nhiều thị trường vẫn chưa cấm Ethoxyquin giống như EU, nên hiện tại không thể cấm dư lượng Ethoxyquin trong thức ăn thủy sản. Vì vậy, giải pháp tốt nhất hiện nay là các doanh nghiệp thức ăn phải ghi rõ trên nhãn về dư lượng Ethoxyquin, để người nuôi thủy sản biết mà lựa chọn sản phẩm phù hợp nếu muốn xuất khẩu sang EU. Các doanh nghiệp tự ghi nhãn và chịu trách nhiệm với công bố của mình.
Từ nay đến 31/3, Tổng cục và các địa phương sẽ ra quân, kiểm tra việc ghi nhãn trên các sản phẩm thức ăn thủy sản với Ethoxyquin. Nếu phát hiện vi phạm giữa dư lượng ghi trên nhãn với dư lượng thực tế, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt và công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Vai trò của vitamin C trong nuôi trồng thủy sản
- Tôm lúa bền vững ở mô hình nuôi, nhưng rối đầu ra
- Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan gửi thư chúc mừng ngành Thủy sản
- Sinh viên sáng tạo công nghệ lọc nước sạch cho ao nuôi tôm
- Tìm động lực tăng trưởng mới cho thủy sản
- Nuôi tôm ở rốn nước ngọt Đồng Tháp Mười
- Cập nhật giá tôm ngày 31-3-2023
- Giải pháp thay thế tiềm năng cho kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản
- Cắt cuống mắt tôm: Tác động tiêu cực tới sức khỏe và phúc lợi động vật
- Biến vỏ tôm thành “vũ khí” bảo vệ môi trường
Tin mới nhất
T7,01/04/2023
- Vai trò của vitamin C trong nuôi trồng thủy sản
- Long Thăng: Triển khai chương trình “Tôm to xế xịn 2023”
- Tôm lúa bền vững ở mô hình nuôi, nhưng rối đầu ra
- Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan gửi thư chúc mừng ngành Thủy sản
- Sinh viên sáng tạo công nghệ lọc nước sạch cho ao nuôi tôm
- Tìm động lực tăng trưởng mới cho thủy sản
- Nuôi tôm ở rốn nước ngọt Đồng Tháp Mười
- Cập nhật giá tôm ngày 31-3-2023
- Giải pháp thay thế tiềm năng cho kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản
- Cắt cuống mắt tôm: Tác động tiêu cực tới sức khỏe và phúc lợi động vật
- Vai trò của vitamin C trong nuôi trồng thủy sản
- Tôm lúa bền vững ở mô hình nuôi, nhưng rối đầu ra
- Sinh viên sáng tạo công nghệ lọc nước sạch cho ao nuôi tôm
- Tìm động lực tăng trưởng mới cho thủy sản
- Nuôi tôm ở rốn nước ngọt Đồng Tháp Mười
- Cập nhật giá tôm ngày 31-3-2023
- Giải pháp thay thế tiềm năng cho kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản
- Cắt cuống mắt tôm: Tác động tiêu cực tới sức khỏe và phúc lợi động vật
- Tìm động lực tăng trưởng mới cho thủy sản
- Giải pháp thay thế tiềm năng cho kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản
- Lưu ý khi sử dụng vôi trong nuôi trồng thủy sản
- Hiệu quả từ mô hình lúa – tôm và nuôi lươn không bùn
- Doanh nghiệp thuỷ sản, chăn nuôi kiến nghị giảm thuế nhập khẩu khô đậu tương
- Xuất khẩu tôm sang các thị trường đồng loạt giảm hai con số
- Nuôi thủy sản ở rừng ngập mặn hướng đến kết hợp với du lịch trải nghiệm
- Tiềm năng hợp tác phát triển ngành thủy sản giữa Việt Nam-Ấn Độ
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Long Thăng: Triển khai chương trình “Tôm to xế xịn 2023”
- Hiệu quả vượt trội với mô hình nuôi cá điêu hồng Thăng Long
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Nuôi cá “Sông trong Ao”: Công nghệ bền vững, năng suất cao, sản phẩm sạch
- Mô hình nuôi tôm TLSS: Giải pháp nuôi tôm hiệu quả của Công ty TNHH Quốc tế Long Thăng
- Hướng dẫn phòng, chống bệnh do vi bào tử trùng (EHP)
- Từ lo lắng đến an tâm nuôi tôm về đích trước bệnh đốm trắng nhờ giải pháp phòng trị mới từ Grobest Việt Nam
- Cập nhật giá tôm thẻ kiểm kháng sinh ngày 23-11-2022
- Infographic: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam 10 tháng đầu năm 2022
- “Thủ phủ” tôm giống tìm hướng phát triển
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt
- Từ lo lắng đến an tâm nuôi tôm về đích trước bệnh đốm trắng nhờ giải pháp phòng trị mới từ Grobest Việt Nam
- Vi sinh ức chế – phòng ngừa vi khuẩn gây bệnh phân trắng có yếu tố vi bào tử trùng