[Tạp chí Người Nuôi Tôm] – Nhiều hộ nuôi tôm thẻ chân trắng tại 2 phường Phổ Minh, Phổ Quang, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi liên tục chịu lỗ vì tôm chết hàng loạt. Sau nhiều vụ tôm thất bại, các hộ dân đang gặp nhiều khó khăn về kinh phí để duy trì nghề.
Khung cảnh tại các vùng nuôi tôm khá ảm đạm, đìu hiu
Vụ tôm năm 2023, anh Mai Văn Ngọc ở xã Phổ Minh, thị xã Đức Phổ dè dặt thả giống. Sở hữu 10 hồ nuôi với tổng diện tích 1,5 ha, nhưng hiện anh Ngọc chỉ thả ở 2 hồ với mật độ thưa hơn hẳn trước kia. “Năm 2022, thả nuôi tôm 2 vụ thì ở cả 2 vụ tôm đều bị đỏ thân rồi chết hàng loạt khi mới thả giống được 20 ngày. Năm nay không dám thả nuôi hết 10 hồ, sợ tôm lại dịch bệnh”, anh Ngọc cho hay.
Niên vụ tôm 2023 đã bắt đầu hơn 2 tháng, nhưng khung cảnh tại các vùng nuôi tôm trên địa bàn phường Phổ Minh vẫn khá ảm đạm, đìu hiu. Phần lớn các hồ vẫn đang trong tình cảnh bỏ hoang, chưa được dọn dẹp, khử khuẩn…để bước vào vụ nuôi mới.
Người nuôi tôm liên tục chịu lỗ vì tôm chết hàng loạt
Từ năm 2020 đến nay, nhiều hộ dân nuôi tôm thẻ chân trắng ở xã Phổ Minh liên tiếp tổn thất nặng nề bởi dịch bệnh diến biến phức tạp. Là người có diện tích tôm nuôi bị dịch bệnh nhiều nhất phường Phổ Minh vào năm 2022, với 3 ha bị thiệt hại, anh Mai Văn Thành đến giờ vẫn chưa thả nuôi tôm vụ mới. Hiện tại, anh Thành chỉ tính đến việc sẽ vệ sinh, dọn dẹp một vài hồ, rồi gom góp mua ít con giống để thả nuôi thử, không dám thả nuôi hết 15 hồ như năm ngoái. “Bao nhiêu năm nuôi tôm thẻ chân trắng tại Phổ Minh, chưa bao giờ gặp phải dịch bệnh lây lan diện rộng như thế này. Gần cả tỷ đồng đổ vào con tôm đều tiêu tan, tôi chưa biết phải bắt đầu lại vụ mới như thế nào”, anh Thành thở dài.
Không riêng gì Phổ Minh, tại phường Phổ Quang, người dân cũng đang chuyển dần sang nuôi ốc hương sau nhiều năm thua lỗ vì tôm nuôi gặp dịch bệnh. Ông Huỳnh Văn Nhiệm ở phường Phổ Văn nuôi tôm trên cát ở vùng ven biển Phổ Quang từ năm 2005. Nhờ tôm, ông Nhiệm kiếm được thu nhập khá để nuôi gia đình. Nhưng liên tục trong 2 năm 2020 và 2021, tôm gặp dịch bệnh, chết hàng loạt, ông Nhiệm mất trắng gần 2 tỷ đồng.
“Không thể tiếp tục gồng gánh thua lỗ với con tôm được nữa, nên từ năm 2022 đến nay, tôi chuyển sang nuôi ốc hương. Đến thời điểm hiện tại, sau khi thả nuôi ốc hương vụ thứ 2, tôi thấy mô hình ốc hương có triển vọng, chưa xuất hiện dịch bệnh hàng loạt như ở tôm. Chỉ có điều, chi phí con giống và thức ăn nuôi ốc hương khá lớn”, ông Nhiệm chia sẻ.
Dù vậy, ông Nhiệm cũng không tránh khỏi lo lắng khi đầu vụ năm nay, một số ao nuôi ốc hương trên địa bàn phường còn có dấu hiệu mắc bệnh sưng vòi. “Nói chung, chất lượng nguồn nước càng ngày càng không còn được như trước, nên nghề nuôi thủy sản ven biển rất bấp bênh và rủi ro”, ông Nhiệm nói.
Theo Phó Chủ tịch UBND phường Phổ Quang Huỳnh Xuân Bình, diện tích nuôi tôm trên cát ở phường khoảng 30ha. Năm 2022, trước tình hình dịch bệnh trên con tôm ngày càng diễn biến phức tạp, một vài hộ nuôi tôm trên cát đã chuyển đổi sang nuôi ốc hương. Năm 2023, hơn 30 hộ dân đã đồng loạt chuyển từ nuôi tôm trên cát sang nuôi ốc hương, với tổng diện tích khoảng 17ha. Phần diện tích còn lại, người dân đang tạm thời bỏ hoang vì nuôi tôm không hiệu quả.
Như Đồng
- Nghiên cứu tiết lộ cơ chế đằng sau khả năng chịu nhiệt ở tôm he
- Phiên kết nối cung cầu công nghệ Việt Nam – Đài Loan
- Bước tiến mới trong phát hiện virus hội chứng đốm trắng ở tôm nuôi
- Cập nhật giá tôm thẻ kiểm kháng sinh ngày 7-6-2023
- Liên minh cần thiết và cấp bách trong ngành tôm
- Nuôi tôm thâm canh 3 giai đoạn, thắng ngay vụ đầu
- Nuôi tôm công nghệ cao ở Bến Tre, năng suất đạt 70-90 tấn/ha, thu lợi hơn 25 tỷ/năm
- Tăng sản lượng nuôi hàu và tôm thẻ chân trắng công nghệ cao
- Dự báo giá tôm Việt Nam tiếp tục giảm từ sức ép tôm Ecuador
- Đơn hàng giảm sút, doanh nghiệp thủy sản cơ cấu lại thị trường xuất khẩu
Tin mới nhất
T4,07/06/2023
- Nghiên cứu tiết lộ cơ chế đằng sau khả năng chịu nhiệt ở tôm he
- Phiên kết nối cung cầu công nghệ Việt Nam – Đài Loan
- Bước tiến mới trong phát hiện virus hội chứng đốm trắng ở tôm nuôi
- Cập nhật giá tôm thẻ kiểm kháng sinh ngày 7-6-2023
- Liên minh cần thiết và cấp bách trong ngành tôm
- Nuôi tôm thâm canh 3 giai đoạn, thắng ngay vụ đầu
- Nuôi tôm công nghệ cao ở Bến Tre, năng suất đạt 70-90 tấn/ha, thu lợi hơn 25 tỷ/năm
- Tăng sản lượng nuôi hàu và tôm thẻ chân trắng công nghệ cao
- Dự báo giá tôm Việt Nam tiếp tục giảm từ sức ép tôm Ecuador
- Đơn hàng giảm sút, doanh nghiệp thủy sản cơ cấu lại thị trường xuất khẩu
- Bước tiến mới trong phát hiện virus hội chứng đốm trắng ở tôm nuôi
- Cập nhật giá tôm thẻ kiểm kháng sinh ngày 7-6-2023
- Liên minh cần thiết và cấp bách trong ngành tôm
- Nuôi tôm thâm canh 3 giai đoạn, thắng ngay vụ đầu
- Nuôi tôm công nghệ cao ở Bến Tre, năng suất đạt 70-90 tấn/ha, thu lợi hơn 25 tỷ/năm
- Tăng sản lượng nuôi hàu và tôm thẻ chân trắng công nghệ cao
- Dự báo giá tôm Việt Nam tiếp tục giảm từ sức ép tôm Ecuador
- Tôm nhiễm EHP: Phân tích các protein biểu hiện khác biệt và đặc tính caspase 3
- Phiên kết nối cung cầu công nghệ Việt Nam – Đài Loan
- Tăng sản lượng nuôi hàu và tôm thẻ chân trắng công nghệ cao
- Đơn hàng giảm sút, doanh nghiệp thủy sản cơ cấu lại thị trường xuất khẩu
- Hải sâm cát – “Nhân sâm của biển”: Đối tượng nuôi mới nhiều triển vọng
- Thích ứng kịp thời với thay đổi thị trường thủy sản
- IFFO: Sản lượng bột cá nội địa Trung Quốc sụt giảm
- Thông cáo báo chí: Hội chợ triển lãm công nghệ ngành thủy sản Việt Nam 2023 – Fistech 2023
- Thái Đô (Thái Bình): Phòng, chống dịch bệnh cho thủy sản
Các ấn phẩm đã xuất bản
- USSEC: Hướng tới kỷ nguyên nuôi biển bền vững tiến xa bờ
- BTC FISTECH và Chi Cục Thủy sản Quảng Ninh: Họp bàn kế hoạch phối hợp tổ chức FISTECH 2023
- Diện tích và sản lượng tôm nước lợ năm 2022
- Ngành thuỷ sản miền Bắc – miền Trung: “Sân chơi” đầy sức hút
- Long Thăng: Triển khai chương trình “Tôm to xế xịn 2023”
- Hiệu quả vượt trội với mô hình nuôi cá điêu hồng Thăng Long
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Nuôi cá “Sông trong Ao”: Công nghệ bền vững, năng suất cao, sản phẩm sạch
- Mô hình nuôi tôm TLSS: Giải pháp nuôi tôm hiệu quả của Công ty TNHH Quốc tế Long Thăng
- Hướng dẫn phòng, chống bệnh do vi bào tử trùng (EHP)
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt
- Từ lo lắng đến an tâm nuôi tôm về đích trước bệnh đốm trắng nhờ giải pháp phòng trị mới từ Grobest Việt Nam
- Vi sinh ức chế – phòng ngừa vi khuẩn gây bệnh phân trắng có yếu tố vi bào tử trùng