Chẩn đoán ban đầu dựa trên việc quan sát dấu hiệu bệnh trên cá tôm nuôi là rất quan trọng, đặc biệt đối với các hệ thống nuôi thâm canh và bán thâm canh.
Để tôm cá nuôi được khỏe mạnh và tăng trưởng tốt, đòi hỏi người nuôi phải có kỹ năng chẩn đoán bệnh nhanh và chính xác qua các biểu hiện bên ngoài để có được những quyết định tốt nhất về biện pháp xử lý, hạn chế những rủi ro thiệt hại. Thông qua những thay đổi về các chỉ tiêu chất lượng nước và biểu hiện bên ngoài của tôm cá, có thể chẩn đoán sơ bộ nguyên nhân và tìm ra cách khắc phục nhanh nhất có thể.
Quá trình sinh bệnh trên cá tôm
Quá trình phát sinh bệnh của động vật thủy sản được chia làm 2 loại: cấp tính và mạn tính:
Tôm cá bị bệnh cấp tính thường có màu sắc và thể trạng không khác lắm với tôm cá khỏe mạnh, chỉ những nơi bị tác động mới có sự thay đổi. Tôm cá bị bệnh cấp tính sẽ chết ngay và tỷ lệ chết tăng lên rất nhanh, trong thời gian ngắn đạt đến đỉnh cao nhất (2-3 ngày).
Tôm cá bị bệnh mạn tính thông thường sẽ có màu sắc cơ thể hơi tối, sẫm màu (đen xám), thể trạng gầy yếu, tách đàn bơi lờ đờ trên mặt nước hoặc quanh bờ ao, tỷ lệ chết tăng dần trong thời gian dài.
Do đó cần tìm hiểu kỹ các hiện tượng bệnh của tôm cá để chẩn đoán sơ bộ một cách chính xác nhất.
Quan sát hiện tượng tôm cá chết và chẩn đoán
Khi tôm cá chết một cách đột ngột
Nếu tôm cá nổi đầu lúc sáng sớm, có dấu hiệu chết, rớt đáy thì nguyên nhân chính là thiếu oxy. Ban đêm khi tảo và thực vật trong ao sử dụng oxy chung với tôm cá nuôi, nếu không cấp oxy bằng hệ thống sục khí hay quạt nước thì tôm cá rất dễ bị ngộp thở vào lúc sáng sớm khi lượng oxy trong ao sắp hết.
Ngược lại vào mọi thời điểm trong ngày, phát hiện tôm cá chết đột ngột bất thường thì nên nhanh chóng kiểm tra hàm lượng khí độc trong nước (NH3, NO2, H2S…) hoặc có thể là độc tố trong thức ăn, kim loại nặng, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ bị lẫn trong môi trường nuôi ảnh hưởng đến tôm cá.
Khi tôm cá chết rải rác trong ao nuôi
Biểu hiện chết của tôm cá khác nhau sẽ dẫn đến những chẩn đoán sơ bộ khác nhau. Khi quan sát thấy tôm cá chậm lớn và có tỷ lệ chết ngày càng cao thì có thể do tôm cá bạn nuôi đang thiếu thức ăn hoặc suy dinh dưỡng, thiếu dưỡng chất cần thiết cho các hoạt động sống của chúng. Có thể là các ion khoáng đa vi lượng hoặc các vitamin, chỉ với một lượng nhỏ cần thiết nhưng khi thiếu sẽ gây ảnh hưởng rất lớn.
Nếu tỷ lệ chết liên tục không đổi thì có thể chẩn đoán do ký sinh trùng gây hại cho tôm cá. Và khi tỷ lệ chết tăng cao liên tục thì vấn đề là vi khuẩn hoặc virus đang tác động đến vật nuôi. Đây là những mầm bệnh nguy hiểm trong ao nuôi, sẽ gây thiệt hại lớn nếu không có biện pháp chữa trị kịp thời. Những bệnh do ký sinh trùng có thể giải quyết khá dễ dàng bằng các hóa chất diệt ký sinh. Tuy nhiên bệnh do vi khuẩn hoặc virus thì đa số chưa có thuốc đặc trị.
Do đó, để phòng bệnh trên tôm cá, người nuôi cần chú ý cả 3 yếu tố đó là sức khỏe vật nuôi, kiểm soát mầm bệnh và các chỉ tiêu môi trường nước để hạn chế dịch bệnh phát sinh trong toàn bộ khu vực trại nuôi.
Tiến hành kiểm tra sơ bộ cơ thể tôm cá
Trước hết, kiểm tra bằng mắt thường có thể tìm ra nguyên nhân bằng các phản ứng của cơ thể tôm cá đối với tác nhân gây bệnh. Đối với ký sinh trùng lớn như: Giáp xác, nấm thuỷ my…có thể nhìn thấy bằng mắt thường được. Nhưng một số tác nhân gây bệnh nhỏ: Vi khuẩn, virus, ký sinh đơn bào.. thì mắt thường không thể nhìn thấy được, nhưng có thể dựa vào các dấu hiệu bệnh lý: Biểu hiện xuất huyết viêm, thối rữa, hoại tử, dựng vẩy, ăn mòn vỏ…phần lớn là do vi khuẩn.
Các bệnh do ký sinh trùng thường làm cá tiết nhiều chất nhờn, chảy máu hoặc có các bào nang thành chấm nhỏ. Do đó cần phải xem xét tỷ mỷ các dấu hiệu để chẩn đoán bệnh trên các bộ phận như sau:
Kiểm tra trên da, vỏ:
- Đối với cá: Có thể đặt cá trên khay, quan sát theo thứ tự quan sát từ đầu đến miệng, mắt, nắp mang, vẩy, vây, tia vây để tìm các tác nhân gây bệnh; Nấm thuỷ my, rận cá, trùng mỏ neo, đỉa, giun, bào nang của ký sinh đơn bào (Myxobolus).
- Đối với tôm: Các sinh vật sẽ bám trên vỏ, trên các phần phụ: Râu, chân, đuôi, sự ăn mòn vỏ, đen râu của vỏ và phần phụ.
Kiểm tra mang: Kiểm tra các tơ mang và nắp mang cá có đóng mở lại bình thường, trên tơ mang có nhiều nhớt hay không, hay dính bùn và ký sinh trùng, giáp xác, sán đơn chủ ký sinh. Đối với tôm có bọ biển, rận nước ký sinh trong mang không?
Kiểm tra nội tạng: Kiểm tra toàn bộ hệ tiêu hoá của tôm cá, dạ dày, ruột có thức ăn không, có hơi, trên thành có xuất huyết, có xuất hiện giun sán ký sinh trong dạ dày ruột không. Kiểm tra cơ quan khác; gan, thận, lá lách, bóng hơi có các bào nang của giun sán không, tìm điểm xuất huyết của bệnh do vi khuẩn. Tôm kiểm tra gan tụy, màu sắc, có thể vermiform không…?
Sau đó, để chắc chắn phải mang tôm cá đến phòng xét nghiệm gần nhất để nhân viên kiểm tra kỹ càng hơn và có những gợi ý phòng trị phù hợp để tránh trường hợp phải mất trắng cả ao nuôi.
Hà Tử
Tép Bạc
- chẩn đoán bệnh trên cá li>
- chẩn đoán bệnh trên tôm li> ul>
- Nuôi tôm ở các tỉnh duyên hải miền Trung: Nhiều mô hình thu tiền tỷ, nhưng thách thức vẫn còn
- Kỷ lục 1 triệu tấn tôm xuất khẩu của Ecuador và tương quan với Việt Nam
- Cập nhật giá tôm thẻ kiểm kháng sinh ngày 2-8-2023
- Bí quyết để thành công trong nuôi tôm siêu thâm canh
- Nhiều người nuôi tôm ở miền Tây khát vốn
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Cập nhật giá tôm ngày 7-2-2023
- Cần tuân thủ đúng lịch thời vụ để nuôi tôm thành công
- Sau Tết giá tôm thẻ tăng vọt, người nuôi lãi lớn
- Xuất khẩu 2 triệu con tôm giống sang thị trường Đài Loan
Tin mới nhất
T5,09/02/2023
- Nuôi tôm ở các tỉnh duyên hải miền Trung: Nhiều mô hình thu tiền tỷ, nhưng thách thức vẫn còn
- Kỷ lục 1 triệu tấn tôm xuất khẩu của Ecuador và tương quan với Việt Nam
- Cập nhật giá tôm thẻ kiểm kháng sinh ngày 2-8-2023
- Bí quyết để thành công trong nuôi tôm siêu thâm canh
- Nhiều người nuôi tôm ở miền Tây khát vốn
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Cập nhật giá tôm ngày 7-2-2023
- Cần tuân thủ đúng lịch thời vụ để nuôi tôm thành công
- Sau Tết giá tôm thẻ tăng vọt, người nuôi lãi lớn
- Xuất khẩu 2 triệu con tôm giống sang thị trường Đài Loan
- Nuôi tôm ở các tỉnh duyên hải miền Trung: Nhiều mô hình thu tiền tỷ, nhưng thách thức vẫn còn
- Kỷ lục 1 triệu tấn tôm xuất khẩu của Ecuador và tương quan với Việt Nam
- Cập nhật giá tôm thẻ kiểm kháng sinh ngày 2-8-2023
- Bí quyết để thành công trong nuôi tôm siêu thâm canh
- Nhiều người nuôi tôm ở miền Tây khát vốn
- Cập nhật giá tôm ngày 7-2-2023
- Cần tuân thủ đúng lịch thời vụ để nuôi tôm thành công
- Sau Tết giá tôm thẻ tăng vọt, người nuôi lãi lớn
- Kỷ lục 1 triệu tấn tôm xuất khẩu của Ecuador và tương quan với Việt Nam
- Thêm 23 doanh nghiệp Việt Nam được xuất khẩu thuỷ sản vào Trung Quốc
- VASEP: Xuất khẩu thủy sản trong tháng 1 giảm 31%, dự báo chưa thể phục hồi ngay
- Tổng sản lượng thủy sản tháng 1-2023 ước đạt 592,1 nghìn tấn
- Cập nhật giá tôm thẻ ngày 31-1-2023
- Cải thiện tăng trưởng và chuyển hóa thức ăn trên thủy sản
- Cà Mau: Tập trung mũi nhọn cho xuất khẩu tôm
- Sống khỏe nhờ nuôi tôm – cua kết hợp
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Nuôi cá “Sông trong Ao”: Công nghệ bền vững, năng suất cao, sản phẩm sạch
- Mô hình nuôi tôm TLSS: Giải pháp nuôi tôm hiệu quả của Công ty TNHH Quốc tế Long Thăng
- Hướng dẫn phòng, chống bệnh do vi bào tử trùng (EHP)
- Từ lo lắng đến an tâm nuôi tôm về đích trước bệnh đốm trắng nhờ giải pháp phòng trị mới từ Grobest Việt Nam
- Cập nhật giá tôm thẻ kiểm kháng sinh ngày 23-11-2022
- Infographic: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam 10 tháng đầu năm 2022
- “Thủ phủ” tôm giống tìm hướng phát triển
- San chuyển tôm thẻ chân trắng và những vấn đề thường gặp
- Kỹ thuật nuôi tôm an toàn không hóa chất
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt
- Từ lo lắng đến an tâm nuôi tôm về đích trước bệnh đốm trắng nhờ giải pháp phòng trị mới từ Grobest Việt Nam
- Vi sinh ức chế – phòng ngừa vi khuẩn gây bệnh phân trắng có yếu tố vi bào tử trùng