Nuôi tôm thẻ chân trắng hai giai đoạn – sử dụng vi sinh mang lại lợi nhuận cao

Từ diễn đàn “Khoa học Công nghệ thủy sản khu vực Miền Nam” diễn ra vào ngày 31 tháng 10 năm 2018 tại TP. Rạch Giá (Kiên Giang) được chủ trì bởi Vụ Khoa học Công nghệ và Hợp tác Quốc tế thuộc Tổng cục thủy sản. Sau khi thử nghiệm và đánh giá nhiều sản phẩm vi sinh cho mô hình ao trải bạt, Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang đã kết hợp với công ty TNHH CN- KT-SH Thái Nam Việt xây dựng mô hình ao nuôi trải bạt hai giai đoạn công nghệ cao áp dụng quy trình xử lý hoàn toàn bằng vi sinh trong suốt quá trình nuôi nhằm tìm ra sản phẩm vi sinh và quy trình nuôi đạt mục tiêu nâng cao chất lượng nước và sức khỏe tôm, giảm giá thành sản xuất và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi; hướng đến mục tiêu tiết kiệm nước thân thiện môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, tạo ra sản phẩm an toàn đạt tiêu chuẩn VietGAP. Địa điểm: Trại Thực nghiệm và Sản xuất giống Thủy sản Sáu Biển, ấp Sáu Biển, xã Nam Thái, huyện An Biên. Với hệ thống ao bạt đã sử dụng nhiều năm và nhiều dòng vi sinh khác nhau, công ty cùng với Trung tâm tiến hành sử dụng chính hệ thống ao hiện để nuôi theo quy trình vi sinh mà Công ty Thái Nam.

Hình a

Hình b

Kết quả kiểm tra mật độ khuẩn trong môi trường nước

a) Trước khi xử lý vi sinh    b) Sau 7 ngày khi xử lý vi sinh

(Mũi tên đen: Khuẩn lạc vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây hội chứng chết sớm trên tôm)

Nuôi tôm thẻ chân trắng hai giai đoạn - sử dụng vi sinh mang lại lợi nhuận cao

Hình ảnh thực tế ao mô hình

Mô hình được thực hiện trên hệ thống hồ nuôi nổi sử dụng bạt nhựa HDPE, gồm: 1 hồ ương dung tích 100 m3 được che lưới lan 100%. Giai đoạn 1, tôm được ương vèo từ 20-25 ngày, mật độ 4.500 con/m3, sau đó xả theo đường ống qua hồ lớn. Giai đoạn 2 ao lót bạt 500 m3 mật độ thả nuôi 420 con/m3. Trong cả hai giai đoạn nuôi, các chế phẩm vi sinh, enzyme xử lý môi trường và vi sinh dinh dưỡng đường ruột được Công ty Thái Nam Việt cung cấp và sử dụng định kỳ cho ao nuôi nhằm duy trì ổn định chất lượng nước và nâng cao sức khỏe cũng như tốc độ tăng trưởng của tôm.

Khi trao đổi với chúng tôi, anh Danh Nhiệt, kỹ thuật viên trực tiếp quản lý ao mô hình còn cho biết khi sử dụng vi sinh dinh dưỡng đường ruột và tảo nâu để cho tôm ăn, tôm có hệ thống đường ruột rất đẹp, gan tốt và không có trường hợp bị phân trắng xảy ra. Chất lượng nước trong các lần kiểm tra định kỳ hoàn toàn lấn át được các vi khuẩn có hại trong môi trường nuôi. Quá trình nuôi trở nên rất nhẹ nhàng.

Nuôi tôm thẻ chân trắng hai giai đoạn - sử dụng vi sinh mang lại lợi nhuận cao

Thu hoạch ao tôm mô hình

Trong suốt quá trình nuôi hoàn toàn không sử dụng kháng sinh và hóa chất diệt khuẩn. “Chất lượng nước rất tốt và ổn định, khí độc NH3-NO2 và nhớt bạt trong ao nuôi hầu như được xử lý triệt để.

Đồng thời tôm rất mau lớn, tỷ lệ sống cao góp phần làm nên thành công của mô hình”. Anh Mai Thanh Bình, kỹ thuật trưởng Trại Thực nghiệm và Sản xuất giống Thủy sản Sáu Biển cho biết.

Kết thúc mô hình, tôm được thu hoạch vào thời gian 80 ngày tuổi với kích cỡ trung bình đạt 63 con/kg, tỷ lệ sống ước tính đạt 94%. Sản lượng đạt 3.400kg với giá bán 107.000đ/kg. Sau khi đã trừ chi phí đầu tư, lợi nhuận từ mô hình ước đạt 112.000.000 đồng. Các đại biểu tham dự hội thảo tổng kết mô hình đều đánh giá cao hiệu quả của mô hình, cả về mặt hiệu quả kinh tế cũng như môi trường.

Hiệu quả của mô hình trên là sự kết nối giữa doanh nghiệp và người dân, cụ thể là Trung tâm Khuyến nông xuất phát từ diễn đàn Khoa học Công nghệ do Tổng cục thủy sản tổ chức. Mô hình trên cần được khuyến khích nhân rộng trong tương lai giúp cho lĩnh vực thủy sản được phát triển bền vững và nâng cao giá trị sản phẩm thủy sản Việt Nam trên thị trường thế giới.

 

Vui lòng tham khảo chi tiết trên website: www.thainamviet.com những ý kiến đánh giá của khách hàng, sản phẩm,…hoặc liên hệ theo thông tin bên dưới.

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT SINH HÓA THÁI NAM VIỆT

Địa chỉ: 126 Lã Xuân Oai, Khu Phố 3, P. Tăng Nhơn Phú A, Quận 9, TP.HCM

Điện thoại: 088 893 6366

Email: info@thainamviet.com

Website: thainamviet.com

Tin mới nhất

T7,20/04/2024