Theo số liệu của ITC, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu tôm đứng thứ 3 trên thế giới, chiếm 7,5% tổng NK tôm của toàn thế giới năm 2018. Năm 2018, Trung Quốc vươn lên vị trí 3 thế giới về NK tôm từ vị trí thứ 6 những năm trước đó. Năm 2019, Trung Quốc vượt Mỹ trở thành nước NK tôm lớn nhất thế giới về khối lượng.
Nhu cầu NK tôm để tiêu thụ trong nước và chế biến tái XK của Trung Quốc những năm gần đây liên tục tăng. Tôm luôn là sản phẩm được quan tâm nhiều nhất trong các hội chợ triển lãm về thủy sản ở Trung Quốc.
Năm 2019, NK tôm của Trung Quốc tăng mạnh so với các năm trước đó. Ngành nuôi tôm nội địa của Trung Quốc sụt giảm do dịch bệnh trong khi tiêu thụ trong nước tăng. Theo số liệu của Hải quan Trung Quốc, năm 2019, NK tôm của Trung Quốc đã tăng gần gấp 3 lần, đạt 718.000 tấn, vượt Mỹ trở thành nước NK tôm lớn nhất thế giới về khối lượng. Giá trị NK đạt 4,44 tỷ USD.
Năm 2019, NK trực tiếp tôm nước ấm của Trung Quốc (chủ yếu là tôm nuôi) tăng mạnh nhất, tăng 237% đạt 649.000 tấn. NK tôm nước lạnh tăng 6% đạt 56.000 tấn. Tôm nước lạnh NK vào Trung Quốc chủ yếu là tôm pandalus Borealis khai thác ở phía bắc Đại Tây Dương.
Ecuador và Ấn Độ là các nguồn cung cấp tôm nước ấm lớn nhất cho Trung Quốc, chiếm gần ¾ tổng NK mặt hàng này của Trung Quốc năm 2019. Việt Nam đứng thứ 4 về cung cấp tôm nước ấm cho Trung Quốc, chiếm 5,4% tổng khối lượng NK tôm vào Trung Quốc.
Năm 2019, khối lượng NK tôm vào Trung Quốc từ Ecuador đạt 322.636 tấn, tăng 324% so với năm 2018 trong khi giá trị NK tăng 285% đạt 1,85 tỷ USD.
NK tôm đông lạnh vào Trung Quốc từ Ấn Độ tăng 346% đạt 155.027 tấn trong khi giá trị NK tăng 337% đạt 904 triệu USD. Hầu hết tôm Ấn Độ được bỏ đầu ở Ấn Độ trước khi được chế biến thêm tại các nhà máy Trung Quốc.
Năm 2019, giá NK trung bình tôm nước ấm đông lạnh từ các nguồn cung cho Trung Quốc đều giảm so với năm 2018. Giá NK trung bình mặt hàng này từ Việt Nam đạt 7,3 USD/kg, giảm 23% so với 2018. Giá NK từ Ecuador và Ấn Độ lần lượt đạt 5,73 và 5,83 USD/kg, giảm lần lượt 9% và 2%.
Năm 2019, nguồn cung tôm nước lạnh lớn nhất của Trung Quốc là Canada (27.529 tấn), tiếp đó Greenland (15.400 tấn), Nga (3.877 tấn) và Đan Mạch (3.007 tấn).
Quý I/2020, NK tôm của Trung Quốc dự kiến giảm mạnh do ảnh hưởng của dịch Covid-19 bùng phát tại Vũ Hán, Trung Quốc cuối tháng 12/2019. NK tôm vào Trung Quốc từ Ecuador, Ấn Độ, Việt Nam, Indonesia, Thái Lan 2 tháng đầu năm 2020 đều đồng loạt giảm. Nhu cầu tiêu thụ tại Trung Quốc giảm do các nhà hàng đóng cửa, người dân hạn chế đi lại, khách du lịch vắng bóng; lưu thông, vận chuyển hàng hóa, tiếp nhận nhập cảng bị đình trệ.
Mặc dù rất khó dự đoán về diễn biến tiếp theo của dịch Covid-19, nhưng sau đợt dịch này, dự kiến nhu cầu thủy sản của Trung Quốc trong đó có tôm sẽ tăng vì nguồn cung thịt gà, thịt lợn giảm. Tiêu thụ và NK mặt hàng tươi, sống sẽ sụt giảm do cảnh báo về những nguy cơ dịch bệnh từ động vật sống, tạo cơ hội cho các sản phẩm tôm chế biến sẵn, sản phẩm đông lạnh, đáp ứng nhu cầu thương mại điện tử, mua hàng online của các hộ gia đình và các điểm bán lẻ tại thị trường trong nước. Dịch Covid 19, cúm gia cầm, dịch tả lợn, nạn châu chấu sẽ khiến cho sản xuất nông nghiệp của Trung Quốc sụt giảm, mức sống của người dân giảm, chi tiêu cho thực phẩm cao cấp sẽ hạn chế, tạo cơ hội cho phân khúc sản phẩm giá phải chăng như tôm chân trắng đông lạnh.
Giao thương của Trung Quốc tê liệt do dịch Covid-19 nên Trung Quốc đưa ra chính sách mới thúc đẩy NK bằng cách giảm thuế cho các sản phẩm NK, bao gồm cả thủy sản, cũng tạo điều kiện cho NK tôm vào Trung Quốc tăng sau đợt dịch bệnh này.
Nguồn: VASEP
- Lạm phát, xuất khẩu thủy sản cuối năm sẽ tiếp tục chậm lại
- Xuất khẩu thủy sản nửa đầu năm 2021 vượt mốc 4,1 tỷ USD
- Tôm Ấn Độ bị Mỹ tạm áp thuế chống bán phá giá cao chưa từng thấy
- Giá tôm chân trắng cỡ lớn của Thái Lan tiếp tục tăng
- Hai nhà xuất khẩu tôm Ecuador lại bị Trung Quốc đình chỉ nhập khẩu vì COVID
- Dạo quanh thị trường tôm trên thế giới
- Dạo quanh thị trường tôm trên thế giới
- Đánh giá tác động việc Indonesia tăng sản lượng tôm thẻ chân trắng
- Xuất khẩu tôm sang Trung Quốc phục hồi
- Covid-19 đã tác động tới nguồn cung và xu hướng thị trường tôm thế giới như thế nào?
Tin mới nhất
T6,24/03/2023
- Thức ăn nuôi tôm tăng giá: Cứ đến hẹn… lại lên
- Hiệu quả từ mô hình lúa – tôm và nuôi lươn không bùn
- Một phương tiện đơn giản để nâng cao hiệu quả nuôi tôm
- Các tác động của tia UVA lên tôm thẻ chân trắng
- Sức chứa của ao nuôi tôm
- CPF: Trại giống thủy sản đầu tiên đạt chứng chỉ ISO 56002 tại Thái Lan
- API: Hướng tới thị trường tôm bố mẹ Việt Nam
- Ecuador: Chi phí sản xuất tăng 24%, đe dọa ngành tôm
- Cập nhật giá tôm ngày 22-3-2023
- Hậu Lộc (Thanh Hóa): Phát triển nuôi tôm theo hướng quy mô lớn
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Hiệu quả vượt trội với mô hình nuôi cá điêu hồng Thăng Long
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Nuôi cá “Sông trong Ao”: Công nghệ bền vững, năng suất cao, sản phẩm sạch
- Mô hình nuôi tôm TLSS: Giải pháp nuôi tôm hiệu quả của Công ty TNHH Quốc tế Long Thăng
- Hướng dẫn phòng, chống bệnh do vi bào tử trùng (EHP)
- Từ lo lắng đến an tâm nuôi tôm về đích trước bệnh đốm trắng nhờ giải pháp phòng trị mới từ Grobest Việt Nam
- Cập nhật giá tôm thẻ kiểm kháng sinh ngày 23-11-2022
- Infographic: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam 10 tháng đầu năm 2022
- “Thủ phủ” tôm giống tìm hướng phát triển
- San chuyển tôm thẻ chân trắng và những vấn đề thường gặp
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt
- Từ lo lắng đến an tâm nuôi tôm về đích trước bệnh đốm trắng nhờ giải pháp phòng trị mới từ Grobest Việt Nam
- Vi sinh ức chế – phòng ngừa vi khuẩn gây bệnh phân trắng có yếu tố vi bào tử trùng