Nhà sản xuất tôm Mỹ gia tăng sản lượng tôm bằng mô hình nuôi “xếp tầng”

Một phương pháp cải tiến mới của sản xuất tôm trong nhà, sử dụng cách thức xếp chồng các bể nuôi tôm để tăng năng suất – có thể mang tới tiềm năng cách mạng hóa ngành nuôi tôm.

Các nhà phát triển của một cơ sở tiên phong nhằm sản xuất ra hơn 3700 tấn tôm mỗi năm hiện đang huy động vốn. Với việc lựa chọn địa điểm trên diện tích đất 43 mẫu tại Madison, phía Nam Dakota để phục vụ cho chiến dịch lần này, Công ty Trū Shrimp tin tưởng rằng hệ thống mới sẽ đáp ứng được mục tiêu đầy tham vọng – Nếu thành công, có thể tăng gấp đôi khối lượng tôm thẻ chân trắng sản xuất trong nội địa nước Mỹ.

Michael Ziebell, Chủ tịch kiêm giám đốc điều hành Công ty Trū Shrimp cho biết “Mô hình này dựa vào công nghệ nuôi trồng trong nhà,  ở mực nước thấp mà chúng tôi gọi nó là “lưu vực thủy triều”. Nền tảng công nghệ được phát triển bởi trường Đại học Texas A&M và sau phiên đấu thầu với nhiều bên tham gia, chúng tôi đã có giấy phép sử dụng công nghệ được cấp bằng sáng chế. Đó là vào năm 2014, kể từ đó công ty đã liên tục làm việc để tinh chỉnh hệ thống”.

“Đầu tiên, chúng tôi đã thành lập một phòng thí nghiệm với mục đích xác nhận công nghệ ở cấp độ thương mại. Sau đó, chúng tôi nhân rộng các lưu vực thủy triều này trong cơ sở sản xuất quy mô thí điểm. Các lưu vực thủy triều hiện tại rộng 12 feet và dài 150 feet và được xếp chồng lên nhau” ông Ziebell chia sẻ.

“Chúng tôi đã xác nhận và cải tiến công nghệ –  và nhận thêm một bằng sáng chế của riêng mình. Mỗi ngày, chúng tôi đang học cách để nuôi tôm thêm khỏe mạnh hơn, nhanh hơn. Do đó, chúng tôi có dự định rằng khi khu thí điểm này được hoàn thành, chúng tôi sẽ có khả năng sản xuất hơn 8.3 triệu pound tôm (tương đương 3.764 tấn) mỗi năm” – ông Ziebell chia sẻ thêm.

Hệ thống nuôi tôm này được thiết kế theo các lưu vực thủy triều có thể được sắp xếp chồng lên nhau trong một cấu trúc, được gọi là “rạn san hô”. Và có nhiều rạn san hô được đặt trong cùng khu sản xuất, cho phép sản lượng sản xuất ra tối đa. Ziebell cũng đang có ý định tăng cường các cơ sở sản xuất hoàn thiện, để sản xuất tôm với quy mô chưa từng có theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ.

Có 9 mẫu diện tích mặt nền sử dụng dưới 1 khu sản xuất. Tuy nhiên, vì các ao nuôi tôm được xếp chồng lên nhau (theo mô hình lưu vực thủy triều), do đó thực tế sẽ có 48 mẫu diện tích mặt nước có thể sử dụng trong cả khu” Ziebell giải thích.

Mật độ nuôi trồng tôm rất cao, nhưng ít rủi ro bệnh tật hơn so với một số mô hình nuôi tôm siêu thâm thâm canh. Trong khi đó, dòng nước chảy liên tục trong mỗi lưu vực thủy triều đồng nghĩa với việc phân, thức ăn dư thừa, vỏ tôm lột xác sẽ được di chuyển đi nhanh chóng, đảm bảo cho môi trường nước nuôi luôn trong trạng thái tốt nhất, từ đó cũng giúp nâng cao chất lượng con tôm – Ziebell nhận định.

VA (lược dịch)

Nguồn Thefishsite.com

Tin mới nhất

T6,19/04/2024