Việc rải muối nuôi tôm thẻ chân trắng sẽ làm tôm kém chất lượng. Đặc biệt, điều đáng lo ngại là nước nuôi tôm khi thải ra môi trường sẽ phá vỡ hệ sinh thái nước ngọt ở đây. Ảnh hưởng đến môi trường sống của các loài thủy sản khác.
Gần đây, tình trạng rải muối nuôi tôm thẻ chân trắng đang xảy ra nhiều tại các hộ gia đình ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, gây ra những vấn đề nghiêm trọng đến hệ sinh thái. Tại sao người dân lại nuôi tôm bằng hình thức này và liệu rằng việc rải muối nuôi tôm có được chính quyền chấp nhận không?
Nhiều hộ gia đình ở Đồng Bằng Sông Cửu Long rải muối nuôi tôm thẻ
Nguyên nhân khiến người dân nuôi tôm nước lợ trong vùng ngọt hóa
Việc nuôi tôm thẻ nước lợ được thương lái mua gom “nhiệt tình”, do đó diện tích được dân rải muối nuôi tôm đã lên đến cả trăm hecta, điển hình là ở Đồng Tháp.
Không chỉ ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, tình trạng “xé rào” nuôi tôm thẻ chân trắng còn diễn ra ở nhiều địa phương khác như huyện Bình Đại (tỉnh Bến Tre), huyện Trần Đề, Mỹ Xuyên, Long Phú (tỉnh Sóc Trăng), huyện An Biên (tỉnh Kiên Giang)…
Tôm thẻ chân trắng giá bao nhiêu mà người dân lại đổ xô nuôi đến như vậy? Ông N.V.G. – một hộ nuôi tôm ở xã Phú Thành B, huyện Tam Nông, Đồng Tháp – cho biết “Cá tra giá bấp bênh, tôm càng xanh khó có lãi. Tui thấy anh em nuôi tôm nước lợ quá trời trúng, nghe đâu 3 công tôm lãi bằng 100 công lúa nên mới chuyển qua nuôi. Thiếu muối thì đem muối tuôn xuống, thiếu kiềm, vôi… thì tìm mua rồi rải xuống”.
Ông N.V.Đ. (huyện Tam Nông) cũng chuyển đổi toàn bộ 3 ha diện tích nuôi tôm càng xanh sang nuôi tôm thẻ chân trắng, nuôi tôm thẻ thời gian ngắn, mau quay vòng vốn. Nếu tôm nuôi không bị trục trặc, giá cả ổn định sẽ cho lãi rất cao.
Khi được hỏi đầu ra của tôm thẻ, ông Đ. cho biết hiện nay có bao nhiêu thương lái cân hết bấy nhiêu, kể cả tôm chưa đến ngày thu hoạch mà gặp “sự cố” cũng bán được.
Thương lái chấp nhận mua số lượng lớn tôm thẻ, kể cả tôm chưa đến ngày thu hoạch mà gặp “sự cố” cũng bán được.
Tác hại của việc nuôi tôm nước lợ trong vùng nước ngọt
PGS.TS Dương Nhựt Long (trưởng bộ môn kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt – khoa thủy sản Trường ĐH Cần Thơ) cho rằng việc nuôi tôm thẻ chân trắng như cách làm ở Đồng Tháp, chất lượng tôm sẽ kém. Đặc biệt, điều đáng lo ngại là nước nuôi tôm khi thải ra môi trường sẽ phá vỡ hệ sinh thái nước ngọt ở đây.
PGS.TS Dương Nhựt Long (trưởng bộ môn kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt – khoa thủy sản Trường ĐH Cần Thơ).
Cho nuôi tôm thẻ chân trắng ở Đồng Tháp là không nên. Việc đưa một vật nuôi vào vùng không đúng sinh thái của chúng rất dễ tạo dịch bệnh khiến tôm thẻ chân trắng chết hàng loạt, có thể ảnh hưởng cả vật nuôi khác. Mà tôm thẻ chân trắng vốn có mầm bệnh rất nguy hiểm, ngành thủy sản chưa hoàn toàn kiểm soát được. Nếu để dịch bệnh xảy ra, những hộ nuôi tôm càng xanh, cá… cũng có thể bị “vạ lây”.
Chính quyền cần cấm việc các hộ dân rải muối nuôi tôm thẻ chân trắng. Chưa kể một thời gian muối sẽ thấm vào đất gây mặn cho cả khu vực, đất không sử dụng được nữa, tầng nước ngầm cũng có thể bị mặn hóa. Thái Lan có lúc đã chở nước mặn từ biển vào vùng ngọt để nuôi. Bây giờ cả một khu vực rộng lớn chưa phục hồi được.
Việc rải muối nuôi tôm thẻ mang lại nhiều hậu quả xấu, bà con nông dân cần phải xem xét thật kỹ, đừng vì những lợi ích trước mắt mà đưa ra các quyết định sai lầm gây ra những ảnh hưởng tiêu cực về sau.
Nguồn: Mạnh Quân (Biosacotec)
- rải muối nuôi tôm li>
- tôm thẻ chân trắng li> ul>
- Khan hiếm nguồn cung, tôm tươi “sốt” giá trên thị trường Hà Tĩnh
- Xuất khẩu tôm 2022: Lập kỷ lục 4,3 tỷ USD
- Hạ tầng nuôi thủy sản không đáp ứng yêu cầu
- Bạc Liêu: Nông dân lao đao vì tôm rớt giá
- Giải pháp nào cho nuôi tôm hùm bền vững
- Cocktail Bacteriophage: Hứa hẹn chống lại sự bùng phát của vi khuẩn Vibrio trong các trang trại nuôi tôm
- Hội thảo kết nối thông tin cung cầu thị trường thủy sản bền vững
- Bột mì có thể thay thế mật rỉ đường trong biofloc?
- Làm sạch ao nuôi bằng enzyme
- Xử lý môi trường ao nuôi sau mưa bão: 7 việc cần phải làm
Tin mới nhất
T2,06/02/2023
- Chú trọng yếu tố môi trường trong nuôi tôm siêu thâm canh
- Thêm 23 doanh nghiệp Việt Nam được xuất khẩu thuỷ sản vào Trung Quốc
- VASEP: Xuất khẩu thủy sản trong tháng 1 giảm 31%, dự báo chưa thể phục hồi ngay
- Ngành hàng tôm trước thách thức mới
- Ngành tôm Bangladesh sụt giảm vì suy thoái kinh tế toàn cầu
- Cập nhật giá tôm ngày 3-2-2023
- Tổng sản lượng thủy sản tháng 1-2023 ước đạt 592,1 nghìn tấn
- Phấn đấu sản lượng tôm hùm thương phẩm đạt 2.100 tấn
- Cà Mau nỗ lực bảo vệ môi trường trong nuôi tôm công nghiệp
- Sóc Trăng chuẩn bị tốt nhất cho vụ tôm nước lợ năm 2023
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Nuôi cá “Sông trong Ao”: Công nghệ bền vững, năng suất cao, sản phẩm sạch
- Mô hình nuôi tôm TLSS: Giải pháp nuôi tôm hiệu quả của Công ty TNHH Quốc tế Long Thăng
- Hướng dẫn phòng, chống bệnh do vi bào tử trùng (EHP)
- Từ lo lắng đến an tâm nuôi tôm về đích trước bệnh đốm trắng nhờ giải pháp phòng trị mới từ Grobest Việt Nam
- Cập nhật giá tôm thẻ kiểm kháng sinh ngày 23-11-2022
- Infographic: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam 10 tháng đầu năm 2022
- “Thủ phủ” tôm giống tìm hướng phát triển
- San chuyển tôm thẻ chân trắng và những vấn đề thường gặp
- Kỹ thuật nuôi tôm an toàn không hóa chất
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt
- Từ lo lắng đến an tâm nuôi tôm về đích trước bệnh đốm trắng nhờ giải pháp phòng trị mới từ Grobest Việt Nam
- Vi sinh ức chế – phòng ngừa vi khuẩn gây bệnh phân trắng có yếu tố vi bào tử trùng
- Bảo vệ gan tụy: Bí quyết của sự thành công