Hiện tại, đang là thời điểm giao mùa từ mùa hè sang thu đông nên thời tiết thay đổi thất thường, gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của thủy sản. Nhằm giảm thiểu nguy cơ rủi ro và tăng hiệu quả nuôi thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT) đã chỉ đạo Chi cục Thủy sản tỉnh phối hợp với phòng NN và PTNT các huyện chỉ đạo, hướng dẫn các hộ nuôi thủy sản các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên thủy sản nuôi.
Nuôi tôm vụ thu đông thường gặp nhiều rủi ro do thời tiết thất thường, vì vậy, nhiều hộ nuôi tôm vụ này trên địa bàn xã Hải Đông (Hải Hậu) đã chủ động áp dụng các giải pháp, công nghệ nuôi tiên tiến, kết hợp đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng với mong muốn mang lại vụ tôm nhiều thắng lợi. Là một trong những hộ nuôi tôm quy mô lớn trên địa bàn xã, vùng nuôi tôm của gia đình anh Nguyễn Văn Cường nằm trong đê nên khá an toàn trong mùa mưa bão. Để đảm bảo an toàn trong nuôi trồng thủy sản, anh đã tập trung nguồn vốn đầu tư lót bạt đáy nền, hệ thống sục khí, máy quạt nước… Còn đối với vụ nuôi thu đông, do nguồn nước mặn thường xuyên bị ngọt hóa và ô nhiễm khi mưa lớn tràn về nên sau những vụ nuôi trước anh đã rút kinh nghiệm và có kế hoạch dự trữ nguồn nước thay thế ngay từ đầu vụ. Thay vì lấy nước bên ngoài vào dễ gây rủi ro cao, anh đã áp dụng quy trình nuôi tuần hoàn khép kín. Bên cạnh đó anh cũng chú ý theo dõi và bổ sung ô-xy hợp lý bằng quạt nước hoặc máy bơm, giúp tránh phân tầng nước trong ao nuôi, thường xuyên kiểm tra môi trường nước và tình trạng của tôm để có biện pháp xử lý kịp thời. Thời điểm giao mùa anh cũng chú ý điều chỉnh lượng thức ăn cho tôm sao cho phù hợp, hạn chế được sự phụ thuộc vào thời tiết, môi trường bên ngoài, giữ ổn định nhiệt độ phù hợp trong ao nuôi, đảm bảo cho tôm phát triển tốt ngay cả trong thời điểm giao mùa và khi nhiệt độ xuống thấp.
Đối với cá nuôi lồng bè, hiện đang là thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường, mưa lớn kéo dài khiến nhiệt độ, độ pH trong nước thay đổi đột ngột nên cá không kịp thích nghi và dễ mắc bệnh. Ông Phan Văn Sơn ở xã Mỹ Tân (Mỹ Lộc) có hàng chục lồng cá Koi trên sông Hồng. Ông Sơn cho biết, vào mùa này, mưa lớn kéo dài sẽ cuốn theo những chất bẩn, cặn trên bờ trôi xuống sông, làm cho cá giảm ăn, ốm, thậm chí bỏ ăn. Vì vậy, khi trời mưa, lượng ô-xy trong nước nuôi rất thấp, ông phải theo dõi cá thường xuyên để điều chỉnh môi trường nước cho phù hợp. Để hạn chế nguy cơ gây bệnh cho cá, ông thường xuyên vệ sinh lồng sạch sẽ, thông thoáng, đồng thời giảm mật độ nuôi còn từ 70-80% so với bình thường. Thức ăn của cá được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất để tăng sức đề kháng. Ông cũng thường xuyên đo chỉ số độ pH, ô-xy… trong nước để xử lý kịp thời khi có bất thường. Bên cạnh đó, các hộ nuôi cá nước ngọt truyền thống cũng chủ động các biện pháp đảm bảo an toàn cho cá. Ông Trần Văn Huy, xã Mỹ Thắng (Mỹ Lộc) cũng là một hộ nuôi cá trắm đen có thâm niên ở địa phương. Ông Huy cho biết, thời điểm tháng 9-10 dương lịch, thời tiết bắt đầu thay đổi, trời ít nắng hơn khiến tảo trong ao nuôi phát triển, nước ao chuyển sang màu xanh đậm hoặc màu xanh đen, làm ô nhiễm nguồn nước, gây thiếu ô-xy cho cá. Để đảm bảo nguồn ô-xy, ông phải liên tục bơm nước từ sông vào ao xử lý, chờ nước lắng, ổn định, ông sử dụng các chế phẩm sinh học, vôi bột để khử trùng, sau đó dẫn nước sang ao nuôi và tăng cường quạt nước tạo ô-xy cho cá. Sự chủ động cải tạo, xử lý nguồn nước trong lúc thời tiết nhạy cảm này đã giúp đàn cá luôn khỏe mạnh và phát triển đều.
Đến thời điểm này, người dân trên địa bàn tỉnh đang tranh thủ thu hoạch cá cung cấp cho thị trường. Hiện, diện tích nuôi nước ngọt đã thả giống đạt 100% kế hoạch; diện tích cá nuôi nước mặn lợ đạt 90,4% kế hoạch trong đó có gần 8.900ha nuôi cá truyền thống, 620ha nuôi tôm thẻ chân trắng, 2.300ha nuôi tôm sú, 2.300ha nuôi ngao. Sản lượng nuôi trồng thủy sản những tháng đầu năm ước đạt 59.380 tấn; trong đó thủy sản nuôi nước ngọt 29.150 tấn, nước mặn lợ đạt 30.230 tấn. Để đảm bảo nuôi thủy sản an toàn trong thời điểm giao mùa cũng như trong mùa thu đông, Chi cục Thủy sản tỉnh phân công cán bộ chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc thực hiện kế hoạch, phương án phòng, chống dịch bệnh cho thủy sản thời điểm giao mùa và thời điểm nhiệt độ xuống thấp; phối hợp với các cơ quan truyền thông tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho cơ sở sản xuất giống và nuôi thương phẩm để tránh thiệt hại, đảm bảo hiệu quả vụ nuôi. Ngoài ra, Chi cục Thủy sản tỉnh cũng tiếp tục hướng dẫn người nuôi thủy sản thực hiện tốt công tác vệ sinh cải tạo ao đầm, xử lý tốt nguồn nước trong suốt quá trình nuôi; xử lý tốt các chất thải gây ô nhiễm môi trường và yêu cầu những hộ nuôi có đối tượng bị dịch bệnh không được xả thải trực tiếp nước trong ao nuôi chưa qua xử lý ra môi trường… Bên cạnh sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của các cơ quan chức năng, chủ các cơ sở nuôi đã chấp hành nghiêm túc, đầy đủ các quy định về phòng, chống dịch bệnh cũng như môi trường nuôi thủy sản; tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật và mùa vụ nuôi theo hướng dẫn của Sở NN và PTNT; hợp tác với các cơ quan chức năng trong việc lấy mẫu kiểm tra các chỉ tiêu môi trường, dịch bệnh. Khi phát hiện các yếu tố diễn biến bất thường, người nuôi cần thông tin nhanh cho các cơ quan chức năng để có giải pháp ứng phó, xử lý phù hợp và nhanh chóng.
Để giảm thiểu rủi ro và nâng cao hiệu quả cho vụ nuôi, Sở NN và PTNT tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động người nuôi thủy sản thực hiện tốt kế hoạch quản lý môi trường nuôi thủy sản thời điểm giao mùa; sẵn sàng các phương án, nguồn nhân lực, vật tư, hóa chất để chủ động xử lý khi phát sinh dịch bệnh./.
Thanh Hoa
Nguồn tin: Báo Nam Định,
- an toàn nuôi thủy sản li>
- đảm bảo an toàn nuôi thủy sản li>
- thời tiết giao mùa li> ul>
- Nuôi tôm ở các tỉnh duyên hải miền Trung: Nhiều mô hình thu tiền tỷ, nhưng thách thức vẫn còn
- Kỷ lục 1 triệu tấn tôm xuất khẩu của Ecuador và tương quan với Việt Nam
- Cập nhật giá tôm thẻ kiểm kháng sinh ngày 2-8-2023
- Bí quyết để thành công trong nuôi tôm siêu thâm canh
- Nhiều người nuôi tôm ở miền Tây khát vốn
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Cập nhật giá tôm ngày 7-2-2023
- Cần tuân thủ đúng lịch thời vụ để nuôi tôm thành công
- Sau Tết giá tôm thẻ tăng vọt, người nuôi lãi lớn
- Xuất khẩu 2 triệu con tôm giống sang thị trường Đài Loan
Tin mới nhất
T5,09/02/2023
- Nuôi tôm ở các tỉnh duyên hải miền Trung: Nhiều mô hình thu tiền tỷ, nhưng thách thức vẫn còn
- Kỷ lục 1 triệu tấn tôm xuất khẩu của Ecuador và tương quan với Việt Nam
- Cập nhật giá tôm thẻ kiểm kháng sinh ngày 2-8-2023
- Bí quyết để thành công trong nuôi tôm siêu thâm canh
- Nhiều người nuôi tôm ở miền Tây khát vốn
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Cập nhật giá tôm ngày 7-2-2023
- Cần tuân thủ đúng lịch thời vụ để nuôi tôm thành công
- Sau Tết giá tôm thẻ tăng vọt, người nuôi lãi lớn
- Xuất khẩu 2 triệu con tôm giống sang thị trường Đài Loan
- Nuôi tôm ở các tỉnh duyên hải miền Trung: Nhiều mô hình thu tiền tỷ, nhưng thách thức vẫn còn
- Kỷ lục 1 triệu tấn tôm xuất khẩu của Ecuador và tương quan với Việt Nam
- Cập nhật giá tôm thẻ kiểm kháng sinh ngày 2-8-2023
- Bí quyết để thành công trong nuôi tôm siêu thâm canh
- Nhiều người nuôi tôm ở miền Tây khát vốn
- Cập nhật giá tôm ngày 7-2-2023
- Cần tuân thủ đúng lịch thời vụ để nuôi tôm thành công
- Sau Tết giá tôm thẻ tăng vọt, người nuôi lãi lớn
- Kỷ lục 1 triệu tấn tôm xuất khẩu của Ecuador và tương quan với Việt Nam
- Thêm 23 doanh nghiệp Việt Nam được xuất khẩu thuỷ sản vào Trung Quốc
- VASEP: Xuất khẩu thủy sản trong tháng 1 giảm 31%, dự báo chưa thể phục hồi ngay
- Tổng sản lượng thủy sản tháng 1-2023 ước đạt 592,1 nghìn tấn
- Cập nhật giá tôm thẻ ngày 31-1-2023
- Cải thiện tăng trưởng và chuyển hóa thức ăn trên thủy sản
- Cà Mau: Tập trung mũi nhọn cho xuất khẩu tôm
- Sống khỏe nhờ nuôi tôm – cua kết hợp
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Nuôi cá “Sông trong Ao”: Công nghệ bền vững, năng suất cao, sản phẩm sạch
- Mô hình nuôi tôm TLSS: Giải pháp nuôi tôm hiệu quả của Công ty TNHH Quốc tế Long Thăng
- Hướng dẫn phòng, chống bệnh do vi bào tử trùng (EHP)
- Từ lo lắng đến an tâm nuôi tôm về đích trước bệnh đốm trắng nhờ giải pháp phòng trị mới từ Grobest Việt Nam
- Cập nhật giá tôm thẻ kiểm kháng sinh ngày 23-11-2022
- Infographic: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam 10 tháng đầu năm 2022
- “Thủ phủ” tôm giống tìm hướng phát triển
- San chuyển tôm thẻ chân trắng và những vấn đề thường gặp
- Kỹ thuật nuôi tôm an toàn không hóa chất
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt
- Từ lo lắng đến an tâm nuôi tôm về đích trước bệnh đốm trắng nhờ giải pháp phòng trị mới từ Grobest Việt Nam
- Vi sinh ức chế – phòng ngừa vi khuẩn gây bệnh phân trắng có yếu tố vi bào tử trùng