[Tạp chí Người Nuôi Tôm] – Khao khát làm giàu từ con tôm sạch, ông Trần Văn Huỳnh (Cồn Xanh, xã Nam Điền, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định) gắn bó với nghề nuôi trồng thủy sản từ nhiều năm nay. Nhờ chăm chỉ, đến nay ông đã nắm trong tay cơ ngơi tiền tỷ, trở thành tỷ phú đồng quê.
Trang trại nuôi tôm của ông Huỳnh được quy hoạch một cách quy củ. Để làm được điều này, ông Huỳnh đã đổ rất nhiều mồ hôi công sức và vốn đầu tư.
Khu Cồn Xanh, xã Nam Điền, huyện Nghĩa Hưng, ông Trần Văn Huỳnh và vợ là bà Nguyễn Thị Hiền được biết đến là một nông dân làm kinh tế giỏi, nuôi tôm giỏi, nuôi cá cũng giỏi.
Nhờ chăm chỉ làm ăn, từ hai bàn tay trắng giờ đây gia đình ông Huỳnh đã có “của ăn, của để” với khu trang trại tổng hợp rộng lớn đầy ắp cá, tôm mang lại kinh tế cao. Mỗi năm cho doanh thu từ nuôi tôm sạch, nuôi cá mú của gia đình ông Huỳnh lên tới hàng tỷ đồng.
Bật mí về bí quyết nuôi tôm thẻ chân trắng thành công, ông Huỳnh cho biết: Thời gian đầu, tôi đau đáu tìm hướng đi cho con tôm thẻ. “Gia đình tôi đầu tư khu nuôi tổng diện tích 1.500 m2, chi phí khoảng 1,3 tỷ. Trước đây, khi mình nuôi ao đất, mấy năm đầu đất mới nhiều phèn chua nuôi rất khó khăn, rủi ro, hao đầu con. Thêm nữa, miền Bắc mưa gió, thời tiết khắc nghiệt nên hay xảy ra sự cố, thua lỗ nhiều. Sau khi chuyển đổi sang mô hình nuôi bể bạt, có mái che, tỷ lệ sống của tôm cao, nuôi bắt đầu có lãi”, ông Huỳnh cho hay.
Theo bà Hiền, để tôm thẻ chân trắng phát triển đồng đều, khỏe mạnh, người nuôi phải đảm bảo môi trường nuôi luôn sạch sẽ. “Nuôi tôm công nghệ cao đòi hỏi người nuôi phải nắm chắc các yêu cầu kỹ thuật, tuân thủ nghiêm ngặt quy trình, đảm bảo được “3 sạch”, đó là tôm giống sạch bệnh, nước sạch, đáy ao sạch”, bà Hiền chia sẻ.
Bà Hiền đang cho tôm ăn
Bên cạnh đó, để nuôi được con tôm đạt năng suất và chất lượng thì từ nguồn nước, đến thức ăn, thuốc thú y… tất cả phải đều sạch và có nguồn gốc rõ ràng. Bên cạnh đó, cần ghi chép nhật ký nuôi để theo dõi con tôm phát triển một cách kỹ lưỡng nhất, kịp thời can thiệp trong những trường hợp tôm gặp sự cố. Theo đó, ao nuôi được thiết kế lót bạt sẽ giúp quạt nước có vòng xoáy, lực ly tâm lớn hơn, dễ dàng đẩy những chất thải, xác tôm lột, phân tôm vào hố xi phông giữa ao. Việc vệ sinh ao nuôi được thực hiện dễ dàng và nhanh chóng. Nền đáy ao được kiểm soát trong suốt vụ nuôi giúp giảm thiểu bùng phát vi khuẩn có hại và khí độc. Từ đó, giảm chi phí sử dụng hóa chất xử lý môi trường, đảm bảo chất lượng nước ao nuôi cho tôm sinh trưởng và phát triển.
Phía trên ao nuôi phải có hệ thống mái che phù hợp với thời tiết từng mùa trong năm để hạn chế các loại động vật, côn trùng, bụi bẩn xâm nhập, ổn định nhiệt độ trong ao nuôi vào mùa đông… Điều này sẽ góp phần hạn chế mầm bệnh, khắc phục hiện tượng tôm chết hàng loạt khi mới xuống giống.
Ngoài ra, lợi thế của nuôi tôm công nghệ cao là có thể nuôi với mật độ dày từ 300 – 400 con/m2. Tuy nhiên, phải phân bổ mật độ phù hợp với giai đoạn sinh trưởng phát triển của tôm.
“Thông thường khi mới xuống giống, gia đình sẽ nuôi ương tôm giống từ 25 – 30 ngày trong bể bạt, sau đó chuyển sang ao nuôi thứ 2 nuôi tiếp trong 30 ngày, rồi tiếp tục san tôm sang ao thứ 3. Sau khi tôm đạt kích cỡ 50 – 60 con/kg bắt đầu bán tỉa. Nuôi ba giai đoạn như vậy giúp tránh được rất nhiều rủi ro, hao hụt đầu con hầu như là không có. Đây cũng là sự khác biệt so với nuôi ao đất”, bà Hiền chia sẻ.
Theo bà Hiền, nếu nuôi theo hình thức truyền thống chỉ nuôi được 2 vụ/năm, nhưng khi nuôi công nghệ cao có thể nuôi thêm được tôm trái vụ (tôm vụ đông hoặc vụ 3), điều này giúp người nuôi gia tăng sản lượng. Đặc biệt, giá bán tôm trong vụ đông cao hơn rất nhiều so với 2 vụ chính.
Cụ thể, vụ Đông vừa rồi, sản lượng trung bình thu được từ 4 – 5 tấn. Với giá bán tôm trong vụ Đông từ 220.000 – 250.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, gia đình ông Huỳnh, bà Hiền thu lãi hơn 600 triệu đồng.
Thảo Anh
- Mô hình li>
- tôm Nam Định li> ul>
- Khan hiếm nguồn cung, tôm tươi “sốt” giá trên thị trường Hà Tĩnh
- Xuất khẩu tôm 2022: Lập kỷ lục 4,3 tỷ USD
- Hạ tầng nuôi thủy sản không đáp ứng yêu cầu
- Bạc Liêu: Nông dân lao đao vì tôm rớt giá
- Giải pháp nào cho nuôi tôm hùm bền vững
- Cocktail Bacteriophage: Hứa hẹn chống lại sự bùng phát của vi khuẩn Vibrio trong các trang trại nuôi tôm
- Hội thảo kết nối thông tin cung cầu thị trường thủy sản bền vững
- Bột mì có thể thay thế mật rỉ đường trong biofloc?
- Làm sạch ao nuôi bằng enzyme
- Xử lý môi trường ao nuôi sau mưa bão: 7 việc cần phải làm
Tin mới nhất
T4,01/02/2023
- Sunjin: Khởi động dự án nhà máy sản xuất thức ăn thủy sản công suất 126.000 tấn/năm
- Cập nhật giá tôm ngày 1-2-2023
- Nông dân thắng lớn với nuôi tôm công nghệ cao siêu thâm canh
- Khan hiếm nguồn cung, tôm tươi “sốt” giá trên thị trường Hà Tĩnh
- Cẩn trọng trước vụ nuôi tôm mới
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Nuôi tôm có thể giúp tái tạo rừng ngập mặn
- Cập nhật giá tôm thẻ ngày 31-1-2023
- Những yếu tố tác động đến tăng trưởng tôm thẻ chân trắng
- Cải thiện tăng trưởng và chuyển hóa thức ăn trên thủy sản
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Nuôi cá “Sông trong Ao”: Công nghệ bền vững, năng suất cao, sản phẩm sạch
- Mô hình nuôi tôm TLSS: Giải pháp nuôi tôm hiệu quả của Công ty TNHH Quốc tế Long Thăng
- Hướng dẫn phòng, chống bệnh do vi bào tử trùng (EHP)
- Từ lo lắng đến an tâm nuôi tôm về đích trước bệnh đốm trắng nhờ giải pháp phòng trị mới từ Grobest Việt Nam
- Cập nhật giá tôm thẻ kiểm kháng sinh ngày 23-11-2022
- Infographic: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam 10 tháng đầu năm 2022
- “Thủ phủ” tôm giống tìm hướng phát triển
- San chuyển tôm thẻ chân trắng và những vấn đề thường gặp
- Kỹ thuật nuôi tôm an toàn không hóa chất
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt
- Từ lo lắng đến an tâm nuôi tôm về đích trước bệnh đốm trắng nhờ giải pháp phòng trị mới từ Grobest Việt Nam
- Vi sinh ức chế – phòng ngừa vi khuẩn gây bệnh phân trắng có yếu tố vi bào tử trùng
- Bảo vệ gan tụy: Bí quyết của sự thành công