Gia đình ông Trước có truyền thống nuôi cá giống nên con đường đến với nghề này của ông không gặp nhiều khó khăn.
Thế nhưng, ông không bằng lòng với việc chỉ làm đủ ăn, mà luôn nỗ lực tìm tòi hướng đi mới để vươn lên làm giàu từ nghề truyền thống của gia đình.
Ông Trước cho biết, trước đây ông chỉ nuôi 1 vụ cá, trồng 2 vụ lúa trong năm. Sau khi nhận thấy hiệu quả kinh tế cao từ việc nuôi cá giống, ông đã chuyển hẳn sang nuôi cá giống quanh năm.
Lúc đó, loại cá giống mà ông nuôi phổ biến là cá trôi với ưu điểm dễ nuôi, dễ chăm sóc, phù hợp với nguồn nước ở địa phương.
Tuy nhiên, cách đây 7 năm ông Trước quyết định chuyển sang nuôi cá tra (cá giống và cá thịt), sau khi tham quan mô hình nuôi cá tra kết hợp với cá mè trắng của một người quen.
Qua tìm hiểu mô hình nuôi này, ông biết được nuôi cá mè trắng chỉ là nguồn thu nhập phụ, có tác dụng lọc nước, nuôi cá tra mới là nguồn thu nhập chính mang hiệu quả kinh tế cao. Khi đó nhu cầu cá tra trên thị trường rất lớn, năng suất cũng cao hơn cá trôi giống ông đang nuôi.
Thế là ông Trước quyết tâm tìm hiểu kỹ thuật nuôi cá tra và quyết định nuôi thử nghiệm giống cá này. Lứa đầu tiên ông gặp nhiều khó khăn khi không biết nguồn tiêu thụ ở đâu, do thời điểm đó ở xã Hậu Mỹ Bắc A không có nhiều người nuôi cá tra và ông phải nhờ đến “cò” tìm thương lái.
Mặc dù khi bán cá tra phải tốn khoản chi phí cho “cò”, nhưng vụ nuôi đó ông vẫn thu được lãi cao hơn so với nuôi cá trôi giống. Từ đó, ông chuyển hẳn sang nuôi cá tra đến tận bây giờ.
Không dừng lại ở đó, với tính ham học hỏi, ông Trước tiếp tục thử nghiệm mô hình nuôi cá tra – ếch. Theo đó, ếch được nuôi ở giữa ao, phân ếch được sử dụng làm nguồn thức ăn cho cá nên giảm đáng kể chi phí thức ăn cho cá tra. Mô hình mang lại hiệu quả kinh tế khá cao nên ông mở rộng diện tích nuôi.
Từ 2.000 m2 diện tích mặt nước nuôi cá tra – ếch ban đầu, sau gần 15 năm gắn bó với nghề ông Trước đã mua thêm 8.000 m2 đất để phát triển mô hình; đồng thời, thuê thêm đất để mở rộng diện tích nuôi theo mô hình này. Hiện tại, với 4,5 ha đất nuôi theo mô hình cá tra – ếch (tính cả phần đất thuê), mỗi năm ông Trước thu lãi khoảng 1,5 tỷ đồng.
Mạnh dạn đi tiên phong và gặt hái được thành công nhất định, ông Trước sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm nuôi theo mô hình trên với các hộ xung quanh.
Ông Trước cho biết, đối với nghề nuôi cá nói chung và cá tra nói riêng, người nuôi phải nắm rõ các yêu cầu kỹ thuật, thường xuyên chăm sóc, kiểm tra bệnh đối với cá và ếch, nhất là cá tra rất dễ xuất hiện bệnh vào mùa nước lũ. Ngoài ra, người nuôi cần chú ý đến 2 giai đoạn của cá tra lúc 20 ngày tuổi và lúc cá đạt 4 con/kg (giai đoạn gần thu hoạch).
Từ những thành quả trên, ông Trước 3 năm liền được công nhận danh hiệu “Nông dân sản xuất – kinh doanh giỏi” cấp tỉnh. Đặc biệt, vừa qua ông được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ về thành tích trên.
Quốc Tuấn
Nguồn: Báo Ấp Bắc
- làm giàu li>
- mô hình cá - ếch li>
- nuôi cá giống li> ul>
- Đón đọc Tạp chí Người Nuôi Tôm số tháng 9/2024
- Vietstock Awards 2024 mở đăng ký đề cử
- Thức ăn thủy sản năm 2023: Thị trường chững lại
- Nghệ An: Tự động hóa yếu tố môi trường trong nuôi tôm 3 giai đoạn
- Thu hoạch thủy sản tránh bão, lũ
- Nuôi trồng thủy sản Việt Nam tìm kiếm sự cân bằng giữa tăng trưởng và bền vững
- Người dân nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại do bão gây ra thì được hỗ trợ bao nhiêu?
- VASEP: Kêu gọi ủng hộ người dân và doanh nghiệp thủy sản bị thiệt hại do bão Yagi
- Ngành nuôi trồng thủy sản ở Quảng Ninh, Hải Phòng thiệt hại nặng nề do bão số 3
- Long An: Xử lý mạnh các trường hợp nuôi tôm nước lợ trong vùng nước ngọt
Tin mới nhất
T6,13/09/2024
- Đón đọc Tạp chí Người Nuôi Tôm số tháng 9/2024
- Vietstock Awards 2024 mở đăng ký đề cử
- Thức ăn thủy sản năm 2023: Thị trường chững lại
- Nghệ An: Tự động hóa yếu tố môi trường trong nuôi tôm 3 giai đoạn
- Thu hoạch thủy sản tránh bão, lũ
- Nuôi trồng thủy sản Việt Nam tìm kiếm sự cân bằng giữa tăng trưởng và bền vững
- Người dân nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại do bão gây ra thì được hỗ trợ bao nhiêu?
- VASEP: Kêu gọi ủng hộ người dân và doanh nghiệp thủy sản bị thiệt hại do bão Yagi
- Ngành nuôi trồng thủy sản ở Quảng Ninh, Hải Phòng thiệt hại nặng nề do bão số 3
- Long An: Xử lý mạnh các trường hợp nuôi tôm nước lợ trong vùng nước ngọt
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Gói tín dụng 15.000 tỷ đồng: Trợ lực giúp doanh nghiệp vượt khó
- Sri Lanka: Ra mắt gói bảo hiểm rủi ro cho các trang trại tôm đầu tiên tại châu Á
- Hội chợ triển lãm Công nghệ ngành Thủy sản Việt Nam lần đầu tiên tổ chức tại miền Bắc
- USSEC: Hướng tới kỷ nguyên nuôi biển bền vững tiến xa bờ
- BTC FISTECH và Chi Cục Thủy sản Quảng Ninh: Họp bàn kế hoạch phối hợp tổ chức FISTECH 2023
- Diện tích và sản lượng tôm nước lợ năm 2022
- Ngành thuỷ sản miền Bắc – miền Trung: “Sân chơi” đầy sức hút
- Long Thăng: Triển khai chương trình “Tôm to xế xịn 2023”
- Hiệu quả vượt trội với mô hình nuôi cá điêu hồng Thăng Long
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt