Ecuador đã xuất khẩu hơn 1 triệu tấn tôm vào năm 2022. Thành tích ấn tượng này giúp Ecuador trở thành quốc gia đầu tiên đạt mốc xuất khẩu 1 triệu tấn tôm.
Sau khi đạt kết quả XK cao trong tháng 12, tổng khối lượng XK tôm cả năm 2022 của Ecuador đạt 1,061 triệu tấn. Tổng giá trị XK cũng đạt kỷ lục với 6,7 tỷ USD.
Xuất khẩu tôm năm 2022 của Ecuador tăng 26% về lượng và 31% về giá trị so với năm 2021, chủ yếu nhờ phục hồi XK sang Trung Quốc. Năm 2022, Trung Quốc đã NK 590.000 tấn tôm Ecuador, trị giá 3,6 tỷ USD, tăng 51% về lượng và 56% về giá trị.
Ecuador đạt được kỷ lục về XK tôm trong năm 2022 sau gần 25 năm khi sản xuất tôm của Ecuador bị tàn phá bởi sự bùng phát của bệnh đốm trắng, dẫn đến lệnh cấm nhập khẩu tôm giống. Lệnh cấm vẫn còn hiệu lực cho đến ngày nay.
Các yếu tố chính đằng sau con số XK kỷ lục của Ecuador được cho là do sản xuất chậm lại ở một số quốc gia châu Á, chương trình hiện đại hóa trong vài năm gần đây giúp cải thiện khả năng cạnh tranh của các trại nuôi tôm Ecuador và nhu cầu từ Trung Quốc tăng mạnh.
Trung Quốc đang ngày càng tăng NK tôm Ecuador. Năm 2013, XK tôm Ecuador sang Trung Quốc đạt 37.000 tấn, con số này tăng lên 590.000 tấn trong năm 2022, tương đương với mức tăng trưởng 1.500% trong 10 năm và 32% tốc độ tăng trưởng kép hàng năm.
Sản xuất tôm trong nước gặp khó khăn, Trung Quốc nhanh chóng trở thành thị trường tiêu thụ chính tôm Ecuador, chiếm 56% kim ngạch XK Ecuador năm 2022. Tuy nhiên, cũng chính do XK sang Trung Quốc tăng mạnh nên người tiêu dùng Trung Quốc lo ngại về các lô tôm có thể dính virus corona từ Ecuador.
Khả năng cạnh tranh ngày càng tăng của các nhà sản xuất tôm Ecuador cũng đã giúp nước này ngày càng chiếm lĩnh thị trường ở Bắc Mỹ và châu Âu. Sau khi bị Trung Quốc đình chỉ vào năm 2020, Ecuador đã nhanh chóng chuyển hướng sang chế biến cơ bản, cạnh tranh trực tiếp với các nhà cung cấp tôm ở châu Á.
Trong hai năm 2019-2021, XK tôm của Ecuador sang các nước Bắc Mỹ và Châu Âu tăng gấp đôi, đạt 462.000 tấn vào năm 2022.
Triển vọng XK tôm của Ecuador dự báo vẫn tích cực trong năm 2023 với mức tăng khoảng 10% vì các nhà XK kỳ vọng vào việc Trung Quốc mở cửa sau Covid.
XK tôm đạt được kỷ lục trong năm 2022 của Ecuador là kinh nghiệm cho các quốc gia XK tôm. So sánh với Việt Nam, Ecuador có nhiều lợi thế hơn.
Cách đây 5 năm, Ecuador XK tôm đứng thứ 5 thế giới, sau Việt Nam, Indonesia, Ấn Độ và Thái Lan nhưng từ năm 2021 đã vươn lên đứng đầu thế giới. Ecuador chủ động gia hoá trong nước giúp giá thành con giống thấp và sử dụng tôm bố mẹ kháng bệnh và thả mật độ thấp.
Với quy hoạch đầu tư nuôi, Ecuador nuôi theo quy mô trang trại (để được cấp phép phải có quy mô từ 50ha trở lên) nên có điều kiện đầu tư khoa học kỹ thuật, cơ giới hoá đồng bộ. Nước này có 220.000ha nuôi tôm nhưng có đến 40.000ha đạt chứng nhận ASC, tương đương khoảng 20% diện tích. Điều này, cũng giúp tôm Ecuador có lợi thế khi đưa hàng vào siêu thị.
Giá thành nuôi tôm Việt Nam cao hơn Ecuador trong khi tỷ lệ nuôi thành công lại thấp hơn. Ngành tôm Việt Nam cần giải quyết 2 vấn đề lớn là chất lượng con giống và môi trường nuôi. Cần chú trọng quy hoạch và rà soát định kỳ đầu tư cơ sở hạ tầng, nhất là về thủy lợi cho con tôm. Việc có giải pháp đồng bộ về nuôi con giống và thuỷ lợi sẽ giúp tỷ lệ nuôi thành công cao hơn, kéo giá thành nuôi tôm giảm.
Kim Thu
Nguồn tin: Vasep
- xuất khẩu tôm li>
- xuất khẩu tôm Ecuador li> ul>
- Nuôi tôm càng xanh VietGAP: Giảm chi phí, tăng lợi nhuận
- Thời tiết bất lợi, người nuôi tôm treo đùng
- Giá tôm tăng cao, người nuôi trúng lớn
- Nhiều diện tích tôm nuôi của Nghệ An bị bệnh đốm trắng
- Nơi này ở Thái Bình dân nuôi tôm kiểu gì mà lãi khủng, cứ 1ha thu 2-3 tỷ/vụ?
- Nuôi biển công nghệ cao góp phần phát triển bền vững ngành thủy sản
- Doanh nghiệp thủy sản tăng tốc xuất hàng vào thị trường Mỹ
- Kỹ thuật ương vèo tôm giống nuôi xen canh lúa
- Giá tôm tăng trở lại
- Người nuôi tôm gặp khó khi thời tiết bất lợi
Tin mới nhất
T2,12/05/2025
- Nuôi tôm càng xanh VietGAP: Giảm chi phí, tăng lợi nhuận
- Thời tiết bất lợi, người nuôi tôm treo đùng
- Giá tôm tăng cao, người nuôi trúng lớn
- Nhiều diện tích tôm nuôi của Nghệ An bị bệnh đốm trắng
- Nơi này ở Thái Bình dân nuôi tôm kiểu gì mà lãi khủng, cứ 1ha thu 2-3 tỷ/vụ?
- Nuôi biển công nghệ cao góp phần phát triển bền vững ngành thủy sản
- Doanh nghiệp thủy sản tăng tốc xuất hàng vào thị trường Mỹ
- Kỹ thuật ương vèo tôm giống nuôi xen canh lúa
- Giá tôm tăng trở lại
- Người nuôi tôm gặp khó khi thời tiết bất lợi
- Làm giàu từ nuôi tôm công nghệ cao
- Xuất khẩu tôm: Cần xây dựng thương hiệu gắn với chất lượng
- Sản lượng tôm toàn cầu ước đạt 6 triệu tấn vào năm 2025
- Cà Mau giữ vững vị thế xuất khẩu tôm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững
- Nuôi tôm nước lợ công nghệ cao, nông dân Bến Tre thu về hơn 6.300 tỷ đồng
- Quý 3/2024: Ngành tôm đứng đầu trong kim ngạch xuất khẩu thủy sản
- Đồng Nai: Ứng dụng công nghệ cao phát triển nghề nuôi tôm
- Kết nối cung cầu tôm giống Ninh Thuận tại Cà Mau
- Xuất khẩu tôm: Cần xây dựng thương hiệu gắn với chất lượng
- Giá trị xuất khẩu thủy sản khởi sắc những tháng đầu năm
- Tăng cường kiểm soát thủy sản Việt Nam xuất khẩu vào châu Âu
- Đề xuất thành lập “nhóm đặc nhiệm” về thương mại nông sản Việt Nam – Singapore
- Hà Nội thúc đẩy phát triển nguồn lợi thủy sản
- Sản lượng thủy sản tháng đầu năm tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái
- Phú Yên: Số lồng nuôi thủy sản vượt quy hoạch 3,8 lần
- ICAFIS và bước chân đầu tiên trên hành trình xây dựng bể chứa carbon ngành thuỷ sản
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Nhiều diện tích tôm nuôi của Nghệ An bị bệnh đốm trắng
- Nuôi tôm càng xanh VietGAP: Giảm chi phí, tăng lợi nhuận
- Thời tiết bất lợi, người nuôi tôm treo đùng
- Giá tôm tăng cao, người nuôi trúng lớn
- Nơi này ở Thái Bình dân nuôi tôm kiểu gì mà lãi khủng, cứ 1ha thu 2-3 tỷ/vụ?
- Người nuôi tôm gặp khó khi thời tiết bất lợi
- Việt Anh Group: Cung cấp bộ giải pháp toàn diện cho người nuôi thủy sản
- Thuế quan mới từ Hoa Kỳ: Tác động căn bản tới cục diện thương mại tôm toàn cầu
- Xác nhận thực tế về giải pháp thức ăn mới có lợi cho việc giảm thiểu EHP ở Đông Nam Á
- Huyền Rơm: Bông hồng trẻ đam mê nghiên cứu vi sinh thủy sản
- An toàn sinh học: Giải pháp then chốt cho bài toán dịch bệnh thủy sản
- Sử dụng sóng siêu âm để tính sinh khối ao nuôi tôm
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân