Từ ngày 16-10 đến nay, ước tính có khoảng 35 tấn cá bóp nuôi lồng bè ở huyện Kiên Hải (tỉnh Kiên Giang) bị chết, thiệt hại gần 3 tỉ đồng.
Ngày 19-10, ông Huỳnh Hoàng Sơn, chủ tịch UBND huyện đảo Kiên Hải (Kiên Giang), cho biết trong khoảng 4 ngày gần đây đã có 35 tấn cá (chủ yếu là cá bóp trưởng thành trọng lượng khoảng 1,5kg/con) bị chết hàng loạt.
Hiện tượng cá chết tập trung quanh đảo Hòn Lớn (thuộc xã An Sơn) và đảo Hòn Ngang (thuộc xã Nam Du). Đã có 16 chủ lồng bè báo cáo mức độ thiệt hại từ 30-70%.
Ông Lê Văn Phụng, chủ 20 lồng nuôi cá (thể tích mỗi lồng khoảng 16m3), cho biết mấy năm gần đây, năm nào cũng diễn ra tình trạng cá nuôi bị chết. Mức độ thiệt hại tùy theo năm dao động từ 20-80%.
“Nếu chủ lồng nào có kinh nghiệm, phát hiện cá chết phải ngay lập tức khoanh vùng, bắt toàn bộ cá trong lồng thả vào bồn rồi tiến hành rửa từng con một. Các vết bất thường trên da cá phải được rửa bằng thuốc kháng sinh” – ông Phụng nói.
Nhiều chủ lồng ở Kiên Hải cho rằng nguyên nhân cá chết nhiều khả năng do ô nhiễm nguồn nước đổ từ đất liền (vịnh Rạch Giá) ra. Đây là nguồn nước thải sinh hoạt, công nghiệp từ TP Rạch Giá đổ ra biển chứ không phải hiện tượng nước bị “lợ” như nhiều người lầm tưởng.
Theo ông Nguyễn Thành Đức – chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi – thú y Kiên Giang, hiện có một trạm quan trắc nguồn nước đặt tại Hòn Lớn, định kỳ mỗi tháng lấy mẫu nước một lần.
Ông Đức nói rằng việc cá chết hàng loạt phải lấy mẫu bệnh phẩm cùng với mẫu nước tại chỗ đưa đi kiểm nghiệm mới biết nguyên nhân.
“Năm nào cũng vậy, tới mùa biển động là nước biển tại Kiên Hải có vấn đề. Nguyên nhân có thể do nước từ đất liền đổ ra, hoặc do các chủ lồng di dời vào gần đảo để tránh gió, trong khi nguồn nước quanh các đảo đều ít nhiều bị ô nhiễm” – ông Đức nói.
Theo số liệu thống kê, hiện toàn huyện Kiên Hải có 229 hộ nuôi cá với tổng số 1.142 lồng, tổng đàn cá nuôi ước tính khoảng 320.000 con. Chỉ tính từ đầu năm đến nay, lượng cá thu hoạch bán ra thị trường đã đạt 642,55 tấn, tăng 6,29% so với cùng kỳ 2018, doanh thu đạt 136,87 tỉ đồng.
KHOA NAM
- Những lợi ích khi nuôi tôm thẻ hạn chế dùng kháng sinh
- Giá sụt giảm, cửa sáng nào cho tôm xuất khẩu?
- Nuôi tôm công nghệ cao cho năng suất tốt, thu nhập cao
- Đề nghị bãi bỏ hạn ngạch đối với tôm Việt Nam nhập khẩu vào Hàn Quốc
- Khó quản lý dịch bệnh trên diện tích nuôi tôm bán thâm canh, quảng canh
- Doanh nghiệp thuỷ sản, chăn nuôi kiến nghị giảm thuế nhập khẩu khô đậu tương
- Ngành sản xuất tôm giống Việt Nam: Cần đẩy mạnh tốc độ phát triển tôm bố mẹ
- Cập nhật giá tôm thẻ kiểm kháng sinh ngày 20-3-2023
- Chủ động phòng bệnh trên tôm
- Cập nhật giá tôm ngày 18-3-2023
Tin mới nhất
T3,21/03/2023
- Những lợi ích khi nuôi tôm thẻ hạn chế dùng kháng sinh
- Giá sụt giảm, cửa sáng nào cho tôm xuất khẩu?
- Nuôi tôm công nghệ cao cho năng suất tốt, thu nhập cao
- Đề nghị bãi bỏ hạn ngạch đối với tôm Việt Nam nhập khẩu vào Hàn Quốc
- Khó quản lý dịch bệnh trên diện tích nuôi tôm bán thâm canh, quảng canh
- Doanh nghiệp thuỷ sản, chăn nuôi kiến nghị giảm thuế nhập khẩu khô đậu tương
- Ngành sản xuất tôm giống Việt Nam: Cần đẩy mạnh tốc độ phát triển tôm bố mẹ
- Cập nhật giá tôm thẻ kiểm kháng sinh ngày 20-3-2023
- Chủ động phòng bệnh trên tôm
- Cập nhật giá tôm ngày 18-3-2023
- Những lợi ích khi nuôi tôm thẻ hạn chế dùng kháng sinh
- Giá sụt giảm, cửa sáng nào cho tôm xuất khẩu?
- Nuôi tôm công nghệ cao cho năng suất tốt, thu nhập cao
- Đề nghị bãi bỏ hạn ngạch đối với tôm Việt Nam nhập khẩu vào Hàn Quốc
- Khó quản lý dịch bệnh trên diện tích nuôi tôm bán thâm canh, quảng canh
- Cập nhật giá tôm thẻ kiểm kháng sinh ngày 20-3-2023
- Chủ động phòng bệnh trên tôm
- Cập nhật giá tôm ngày 18-3-2023
- Doanh nghiệp thuỷ sản, chăn nuôi kiến nghị giảm thuế nhập khẩu khô đậu tương
- Xuất khẩu tôm sang các thị trường đồng loạt giảm hai con số
- Nuôi thủy sản ở rừng ngập mặn hướng đến kết hợp với du lịch trải nghiệm
- Tiềm năng hợp tác phát triển ngành thủy sản giữa Việt Nam-Ấn Độ
- Rừng ngập mặn chở che cho nuôi thủy sản
- Chi phí cao, thiếu an toàn, xúc tiến bán hàng kém thách thức ngành tôm Ecuador trong 2023
- Top 7 sản phẩm thủy sản Trung Quốc mua nhiều nhất từ Việt Nam
- Xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc: Đẩy nhanh tiến độ gỡ vướng thủ tục
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Hiệu quả vượt trội với mô hình nuôi cá điêu hồng Thăng Long
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Nuôi cá “Sông trong Ao”: Công nghệ bền vững, năng suất cao, sản phẩm sạch
- Mô hình nuôi tôm TLSS: Giải pháp nuôi tôm hiệu quả của Công ty TNHH Quốc tế Long Thăng
- Hướng dẫn phòng, chống bệnh do vi bào tử trùng (EHP)
- Từ lo lắng đến an tâm nuôi tôm về đích trước bệnh đốm trắng nhờ giải pháp phòng trị mới từ Grobest Việt Nam
- Cập nhật giá tôm thẻ kiểm kháng sinh ngày 23-11-2022
- Infographic: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam 10 tháng đầu năm 2022
- “Thủ phủ” tôm giống tìm hướng phát triển
- San chuyển tôm thẻ chân trắng và những vấn đề thường gặp
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt
- Từ lo lắng đến an tâm nuôi tôm về đích trước bệnh đốm trắng nhờ giải pháp phòng trị mới từ Grobest Việt Nam
- Vi sinh ức chế – phòng ngừa vi khuẩn gây bệnh phân trắng có yếu tố vi bào tử trùng