Những ngày sau tết, giá tôm thương phẩm tại Hà Tĩnh cao “ngất ngưỡng”, có loại cao gần gấp 3 lần ngày thường nhưng vẫn rất khan hiếm, không đủ cung cấp cho thị trường.
Tôm trong nhà của anh Trần Văn Minh (thị trấn Lộc Hà) được xuất bán với giá rất cao, cho lãi khoảng 150 triệu đồng.
Hiện nay, anh Trần Văn Minh ở TDP Xuân Hòa, thị trấn Lộc Hà là hộ nuôi trồng thủy sản duy nhất ở huyện Lộc Hà có tôm loại lớn (54 con/kg) xuất bán. Để có được mẻ tôm 5 tháng này, ngoài việc áp dụng KHKT, nuôi bể xi măng trong nhà lưới thì việc dự báo thị trường tốt và dám chấp nhận rủi ro cũng là yếu tố mang đến thành công cho anh Minh.
Anh Trần Văn Minh phấn khởi: Nhận định nhu cầu thị trường sau tết lớn nhưng nguồn cung khan hiếm vì nhiều hộ nuôi trong vùng thất bại nên tôi đã quyết định “găm hàng” chờ giá. Hiện nay, tôi có 4 bể xuất bán loại 54 con/kg (sản lượng khoảng 8 tạ) với mức giá 300 nghìn đồng/kg tại hồ. Đây là mức giá cao nhất trong mấy năm gần đây (cao hơn 2 lần so với thời điểm xuất bán từ tháng 5 – tháng 9/2022 và cao hơn 120 nghìn đồng/kg so với kỳ 2022).
Với loại có trọng lượng 54con/kg này, anh Minh bán tại hồ với giá 300 nghìn đồng/kg.
Vì nuôi bán thâm canh ở ao đất, tôm chậm lớn nên 2 ngày nay, anh Phan Hưng – hộ nuôi tôm ở vùng Tân Phong, xã Đỉnh Bàn (Thạch Hà) quyết định xuất bán để chuẩn bị ao hồ cho vụ nuôi hè thu sắp tới và thu hồi vốn khi giá tôm thương phẩm đạt cao.
Tuy tôm mới đạt trọng lượng 100 con/kg sau hơn 4 tháng nuôi nhưng anh đã “hét” bán với giá 240 nghìn đồng/kg tại hồ. Nhờ mức giá này, anh thoát lỗ dù chỉ được 1 tấn/3 hồ nuôi rộng 2 ha (bằng 1/3 sản lượng dự kiến ban đầu).
Vì nguồn cung khan hiếm nên tôm loại 90 – 100 con/kg đang được bán với giá từ 230 – 250 nghìn đồng/kg, cao hơn chính vụ (từ tháng 5 – tháng 9) gần gấp 3 lần.
Vụ đông năm nay, các vùng nuôi tôm thẻ chân trắng trọng điểm ở Hà Tĩnh như: Kỳ Hà (TX Kỳ Anh); Cẩm Hưng (Cẩm Xuyên); Thạch Long, Thạch Sơn, Đỉnh Bàn (huyện Thạch Hà); Hộ Độ, thị trấn Lộc Hà, Mai Phụ (Lộc Hà); Cương Gián, Đan Trường, Xuân Thành (Nghi Xuân)… đều thất bại. Nguyên nhân là do thời tiết khắc nghiệt, dịch bệnh nhiều, tôm chậm lớn hoặc bị chết đồng loạt lúc còn nhỏ.
Hiện nay, hầu hết ao nuôi tôm thẻ chân trắng trong toàn tỉnh bỏ không hoặc đang cải tạo, diện tích thực nuôi chỉ chiếm khoảng 10% (tổng 1.600 ha) nhưng tôm chưa đến kỳ xuất bán nên không có nguồn cung cho thị trường.
Nguyên nhân nguồn cung khan hiếm là do dịch bệnh nhiều, thời tiết bất thuận, tôm bị chết. (Người dân gom tôm chết ở xã Thạch Sơn).
Anh Nguyễn Doãn Bản – hộ nuôi tôm ở vùng Hà Lầm, xã Thạch Sơn (Thạch Hà) thông tin: “Vụ đông này, không chỉ có 3 ao nuôi của tôi mà hàng chục hộ ở vùng nuôi trồng thủy sản rộng gần 50 ha quanh đây không nhà nào nuôi thành công.
Hiện, một số hộ đang tranh thủ nắng ráo tận thu tôm sót, vét hồ… để bán tôm giá cao nhưng cũng chỉ được 5 – 10 kg/hộ. Thường xuyên có người hỏi mua tôm nhưng không có bán nên ai cũng tiếc”.
Tôm khó nuôi nên nhiều diện tích ao hồ ở TDP Xuân Hòa (thị trấn Lộc Hà) để không.
Nguồn cung khan hiếm nên tôm tươi bán ở các chợ dân như: chợ Trại ở xã Hộ Độ, chợ Cồn ở xã Thạch Mỹ, chợ Phủ ở xã Thạch Châu, chợ huyện ở xã Bình An (Lộc Hà); chợ Nghèn ở thị trấn Nghèn (Can Lộc), chợ Thạch Hà (thị trấn Thạch Hà), chợ Thạch Sơn (huyện Thạch Hà), chợ thành phố Hà Tĩnh, chợ Vườn Ươm (thành phố Hà Tĩnh), chợ Hội ở thị trấn Cẩm Xuyên (huyện Cẩm Xuyên)… rất ít, thậm chí là vắng bóng.
Những ngày sau tết, các khu chợ ở Hà Tĩnh gần như không có tôm tươi. (Ảnh tại chợ Cồn của xã Thạch Mỹ vào sáng ngày 31/1).
Chị Nguyễn Thị Vân – tiểu thương chuyên bán tôm tươi ở chợ Vườn Ươm (TP Hà Tĩnh) chia sẻ: “Thời điểm này, tôm khá dễ bán và giá rất cao nhưng chúng tôi tìm không ra nguồn hàng để bán. Nghe thông tin nơi nào có tôm các loại là phải đến ngay để tranh mua nhưng cũng chỉ đạt 10 – 20% nhu cầu. Thế nên cũng có những buổi tôi phải nghỉ bán vì không mua được hàng”.
Do nguồn cung tôm tươi tại chỗ không đáng kể, nhu cầu tiêu thụ cao nên nhiều tiểu thương vào tận Quảng Bình thu mua nhưng thị trường vẫn khan hiếm.
Anh Nguyễn Văn Huệ ở thị trấn Nghèn (huyện Can Lộc) là đầu mối chuyên cung cấp tôm tươi thông tin: “Giá tôm tươi hiện nay rất cao, tất cả các loại đều cao hơn cùng thời điểm này năm ngoái khoảng 90 – 120 nghìn đồng/kg nhưng nguồn hàng vẫn rất nhỏ giọt. Bình thường mỗi ngày, chúng tôi bán khoảng 1,5 – 2 tạ tôm tươi nhưng nay chỉ có 2 – 3 yến. Dự báo những ngày Rằm tháng Giêng tới đây, nhu cầu thị trường tiếp tục tăng cao, giá sẽ đắt hơn nữa”.
Tiến Phúc
Baohatinh.vn
- tôm sốt giá li> ul>
- Giải quyết vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án nuôi tôm công nghệ cao – RAS của Công ty Cổ phần Camimex Quảng Trị
- Các giải pháp phòng chống hạn mặn, mùa khô năm 2023-2024 của ngành thủy sản
- Quảng Bình: Dịch bệnh trên tôm nuôi diễn biến phức tạp
- Bột hạt bông: Giải pháp thay thế bột cá trong chế độ ăn của tôm
- Indonesia: Xuất khẩu tôm thẻ chân trắng giảm 11%
- GrowMax – Niềm tự hào của ngành tôm Việt Nam vinh dự đạt Top 10 “Thương hiệu hàng đầu ASEAN 2023″
- Hóa chất trong nuôi tôm và những điều cần biết
- Ngành tôm Việt: Chiến lược lâu dài phải lấy nuôi trồng làm gốc
- 6 bí quyết cải thiện chất lượng đáy ao nuôi tôm
- Giá tôm nguyên liệu giảm, xuất khẩu chưa khả quan hơn
Tin mới nhất
CN,10/12/2023
- Quy định mới về xuất khẩu thủy sản vào Đài Loan (Trung Quốc)
- Sử dụng chế phẩm vi sinh (probiotics) trong nuôi tôm
- Xuất khẩu tôm dự kến đạt 3,4 tỷ USD
- Một số yếu tố cần giám sát trong nuôi tôm
- Cập nhật giá tôm thẻ kiểm kháng sinh ngày 8/12/2023
- Kiểm soát Nitrit trong hệ thống nuôi truyền thống và RAS
- Đón đọc Tạp chí Người Nuôi Tôm số tháng 12/2023
- Kỹ thuật cải tạo ao nuôi tôm
- Ngăn chặn khai thác tận diệt sò lông non bán làm thức ăn cho tôm hùm
- AI nuôi tôm siêu thâm canh
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Gói tín dụng 15.000 tỷ đồng: Trợ lực giúp doanh nghiệp vượt khó
- Sri Lanka: Ra mắt gói bảo hiểm rủi ro cho các trang trại tôm đầu tiên tại châu Á
- Hội chợ triển lãm Công nghệ ngành Thủy sản Việt Nam lần đầu tiên tổ chức tại miền Bắc
- USSEC: Hướng tới kỷ nguyên nuôi biển bền vững tiến xa bờ
- BTC FISTECH và Chi Cục Thủy sản Quảng Ninh: Họp bàn kế hoạch phối hợp tổ chức FISTECH 2023
- Diện tích và sản lượng tôm nước lợ năm 2022
- Ngành thuỷ sản miền Bắc – miền Trung: “Sân chơi” đầy sức hút
- Long Thăng: Triển khai chương trình “Tôm to xế xịn 2023”
- Hiệu quả vượt trội với mô hình nuôi cá điêu hồng Thăng Long
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt