Trong điều kiện biến đổi khí hậu, môi trường vùng nuôi thường bị ô nhiễm, mô hình ao tròn bước đầu mang lại hiệu quả, mở ra cơ hội mới cho nghề nuôi tôm trên cát ven biển Ngũ Điền (tỉnh Thừa Thiên Huế).
Người dân chăm sóc tôm nuôi trong ao tròn
Được tham quan, học tập mô hình nuôi tôm trên cát bằng ao tròn từ các tỉnh phía Nam, anh Đặng Phước Hoàng ở xã Điền Lộc (Phong Điền) đã ứng dụng vào nuôi ở vùng cát Ngũ Điền từ vụ nuôi cuối năm nay. Thay vì lót bạt, đưa nước vào nuôi bằng ao vuông diện tích lớn như trước đây, anh Hoàng đã thiết kế ao tròn diện tích nhỏ được đặt trong ao nuôi cũ, không chỉ tiết kiệm chi phí đầu tư mà còn hạn chế nguy cơ ô nhiễm môi trường.
>>> Hiệu quả nhờ nuôi tôm trong bể tròn
Mô hình nuôi tôm trên cát bằng ao tròn tuy mới trên địa bàn tỉnh, nhưng đã áp dụng thành công tại các tỉnh phía Nam từ nhiều năm nay. Mô hình không đòi hỏi diện tích lớn hàng ngàn mét vuông như quy trình nuôi ao vuông. Mỗi ao tròn chỉ 500m2 được làm bằng khung sắt, lót bạt, đặt trên bề mặt đất cát, chi phí vật liệu xây dựng chỉ bằng 1/3 so với ao vuông.
Diện tích ao nuôi nhỏ nên dễ quản lý, xử lý chất thải trong quá trình nuôi, đưa nước vào ao cũng như thải ra môi trường bên ngoài. Quá trình nuôi, các loại chất thải rắn, xác tôm chết… trong ao được dễ dàng lắng lọc kỹ, thu gom thường xuyên và xử lý đúng quy trình kỹ thuật.
Với mô hình ao tròn không đòi hỏi nhiều nhân công chăm sóc, hạn chế quá trình sục khí… nên giảm chi phí đầu tư. Việc dễ quản lý môi trường, dịch bệnh, chăm sóc tôm còn hạn chế tối đa rủi ro trong quá trình nuôi so với ao vuông. Trong điều kiện dễ kiểm soát, quản lý, mô hình nuôi tôm bằng ao tròn với diện tích nhỏ có thể nuôi được 3 vụ/năm, trong đó có cả vụ hè.
Diện tích nuôi tôm trên cát trên địa bàn tỉnh hiện nay khoảng 500 ha, tập trung lớn nhất ở vùng Ngũ Điền khoảng 300 ha, còn lại tại các xã Phú Thuận (Phú Vang), Quảng Công, Quảng Ngạn (Quảng Điền), Lộc Bình (Phú Lộc)… tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp và ảnh hưởng rất lớn bởi yếu tố thời tiết khắc nghiệt nên mô hình nuôi tôm trên cát bằng ao vuông chưa thật sự phát huy hiệu quả.
Tính từ thời điểm thả giống đến nay gần 3 tháng, cho thấy tôm nuôi ao tròn sinh trưởng tốt hơn so với nuôi trong ao vuông, có thể thu hoạch chỉ sau ba tháng rưỡi. Đánh giá bước đầu cho thấy, sản lượng ước đạt chừng 2-2,5 tấn, tương đương hoặc cao hơn nuôi ao vuông 0,5 tấn. Trong khi đó, mô hình nuôi bằng ao tròn chỉ mất chừng 3-3,5 tháng cho thu hoạch thì nuôi ao vuông lâu nay phải cần đến từ bốn tháng trở lên mới cho thu hoạch.
Ông Nguyễn Đăng Thành, Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện Phong Điền đánh giá, ngoài giảm chi phí đầu tư, mô hình nuôi tôm trên cát bằng ao tròn còn dễ dàng trong quá trình quản lý, chăm sóc, hạn chế tối đa nguy cơ ô nhiễm môi trường, dịch bệnh. Đối với các địa phương hiện nay chưa có hệ thống cấp nước mặn tập trung thì việc áp dụng mô hình mới này tạo thuận lợi cho người dân trong quá trình cấp nước cũng như thoát nước, xử lý môi trường.
Bà Phan Thị Thu Hồng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh chia sẻ, chi cục luôn đồng hành, hỗ trợ người dân trong việc chuyển đổi mô hình ao vuông diện tích lớn sang ứng dụng mô hình nuôi tôm bằng ao tròn. Đây được xem là mô hình nuôi tôm bằng công nghệ mới với nhiều ưu điểm vượt trội, an toàn, bền vững và mang lại hiệu quả kinh tế. Chi cục phối hợp với các địa phương sẽ tổ chức cho người dân tham quan thực tế, học tập kinh nghiệm để triển khai ứng dụng, nhân rộng mô hình mới này ở vùng Ngũ Điền nói riêng và vùng cát ven biển toàn tỉnh nói chung.
Bài, ảnh: HOÀNG TRIỀU
Nguồn tin: Báo Thừa Thiên Huế
- Vai trò của vitamin C trong nuôi trồng thủy sản
- Tôm lúa bền vững ở mô hình nuôi, nhưng rối đầu ra
- Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan gửi thư chúc mừng ngành Thủy sản
- Sinh viên sáng tạo công nghệ lọc nước sạch cho ao nuôi tôm
- Tìm động lực tăng trưởng mới cho thủy sản
- Nuôi tôm ở rốn nước ngọt Đồng Tháp Mười
- Cập nhật giá tôm ngày 31-3-2023
- Giải pháp thay thế tiềm năng cho kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản
- Cắt cuống mắt tôm: Tác động tiêu cực tới sức khỏe và phúc lợi động vật
- Biến vỏ tôm thành “vũ khí” bảo vệ môi trường
Tin mới nhất
T7,01/04/2023
- Vai trò của vitamin C trong nuôi trồng thủy sản
- Long Thăng: Triển khai chương trình “Tôm to xế xịn 2023”
- Tôm lúa bền vững ở mô hình nuôi, nhưng rối đầu ra
- Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan gửi thư chúc mừng ngành Thủy sản
- Sinh viên sáng tạo công nghệ lọc nước sạch cho ao nuôi tôm
- Tìm động lực tăng trưởng mới cho thủy sản
- Nuôi tôm ở rốn nước ngọt Đồng Tháp Mười
- Cập nhật giá tôm ngày 31-3-2023
- Giải pháp thay thế tiềm năng cho kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản
- Cắt cuống mắt tôm: Tác động tiêu cực tới sức khỏe và phúc lợi động vật
- Vai trò của vitamin C trong nuôi trồng thủy sản
- Tôm lúa bền vững ở mô hình nuôi, nhưng rối đầu ra
- Sinh viên sáng tạo công nghệ lọc nước sạch cho ao nuôi tôm
- Tìm động lực tăng trưởng mới cho thủy sản
- Nuôi tôm ở rốn nước ngọt Đồng Tháp Mười
- Cập nhật giá tôm ngày 31-3-2023
- Giải pháp thay thế tiềm năng cho kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản
- Cắt cuống mắt tôm: Tác động tiêu cực tới sức khỏe và phúc lợi động vật
- Tìm động lực tăng trưởng mới cho thủy sản
- Giải pháp thay thế tiềm năng cho kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản
- Lưu ý khi sử dụng vôi trong nuôi trồng thủy sản
- Hiệu quả từ mô hình lúa – tôm và nuôi lươn không bùn
- Doanh nghiệp thuỷ sản, chăn nuôi kiến nghị giảm thuế nhập khẩu khô đậu tương
- Xuất khẩu tôm sang các thị trường đồng loạt giảm hai con số
- Nuôi thủy sản ở rừng ngập mặn hướng đến kết hợp với du lịch trải nghiệm
- Tiềm năng hợp tác phát triển ngành thủy sản giữa Việt Nam-Ấn Độ
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Long Thăng: Triển khai chương trình “Tôm to xế xịn 2023”
- Hiệu quả vượt trội với mô hình nuôi cá điêu hồng Thăng Long
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Nuôi cá “Sông trong Ao”: Công nghệ bền vững, năng suất cao, sản phẩm sạch
- Mô hình nuôi tôm TLSS: Giải pháp nuôi tôm hiệu quả của Công ty TNHH Quốc tế Long Thăng
- Hướng dẫn phòng, chống bệnh do vi bào tử trùng (EHP)
- Từ lo lắng đến an tâm nuôi tôm về đích trước bệnh đốm trắng nhờ giải pháp phòng trị mới từ Grobest Việt Nam
- Cập nhật giá tôm thẻ kiểm kháng sinh ngày 23-11-2022
- Infographic: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam 10 tháng đầu năm 2022
- “Thủ phủ” tôm giống tìm hướng phát triển
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt
- Từ lo lắng đến an tâm nuôi tôm về đích trước bệnh đốm trắng nhờ giải pháp phòng trị mới từ Grobest Việt Nam
- Vi sinh ức chế – phòng ngừa vi khuẩn gây bệnh phân trắng có yếu tố vi bào tử trùng