Qua vụ tôm kéo dài 3 tháng hè, một người nông dân tại Quảng Bình đã có vụ thu hoạch đạt năng suất cao. Đây là vụ mùa kỷ lục với người đàn ông này khi thu lãi đậm đến hơn 2,5 tỷ đồng.
Gia đình ông Long thu hoạch hồ tôm
Gia đình ông Nguyễn Thanh Long, ở xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình có 3 ao nuôi tôm, diện tích mỗi ao 2.000m2. Với diện tích nuôi trồng như vậy, trong vụ hè vừa qua, ông đã thu hoạch được 25 tấn tôm, mỗi cân có giá bán dao động từ 200.000 – 220.000 đồng.
Để có được thành công như hôm nay, ông Long đã ra sức học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước có chuyên môn trong nghề và thực hành qua nhiều mùa vụ. Gia đình ông đã nuôi tôm trong gần 10 năm, bắt đầu từ 2013. Nhưng chưa có vụ mùa nào trúng lớn như năm nay.
Trong gần 10 năm dành công sức để đầu tư cho các hồ nuôi tôm, ông Long cũng gặp nhiều khó khăn, thất bại. Một phần vì lĩnh vực nuôi tôm có nhiều rủi ro từ yếu tố ngoại cảnh. Các vùng đất nhiễm phèn nặng hay có độ kiềm quá cao, chứa nhiều chất hữu cơ làm ao bị rò rỉ, dễ làm tôm nhiễm bệnh. Việc ao hồ bị bẩn, xử lý hóa chất cần thay nước mà hệ thống cấp thoát nước hoạt động không tốt cũng gây ảnh hưởng đến chất lượng và sản lượng của vụ mùa.
Vụ này, gia đình ông Long thu về 25 tấn tôm
Bên cạnh đó, yếu tố kỹ thuật và con giống cũng ảnh hưởng lớn đến kết quả đầu tư. Một mặt, hệ thống thiết bị kỹ thuật, công trình phụ trợ phải được hoàn thiện, đảm bảo các điều kiện môi trường tối ưu cho tôm.
Ông Long cho biết, nếu quản lý chất lượng nước và thức ăn chưa đạt sẽ dễ gây ô nhiễm ao nuôi, tạo cơ hội cho mầm bệnh phát sinh. Mặt khác, tôm giống là yếu tố cần được người nuôi trồng chú trọng vì việc đó ảnh hưởng đến cả những mùa vụ sau này.
Nếu tính toán đủ và khoa học tất cả các yếu tố, người nông dân có thể chủ động kết quả của vụ mùa. Tuy nhiên, việc nuôi tôm cũng rất rủi ro bởi nếu môi trường bị ô nhiễm, tôm chết tràn lan sẽ mất trắng công sức và của cải.
Theo ông Long, trong những năm canh tác trước đó, ông chưa hoàn thiện được quy trình chặt chẽ và quản lý được các rủi ro trên, đặc biệt là chủ quan khi chưa chú trọng yếu tố con giống. Nhưng trong năm nay, ông đã tuân thủ các quy trình, áp dụng khoa học vào nuôi tôm, nhờ đó mà thắng lợi, với kết quả ngoài mong đợi.
“Sau nhiều năm nuôi tôm thì đây là vụ thu hoạch lịch sử đối với tôi. Giá tôm hiện nay ổn định, hàng bán được hết. Sau nhiều năm gắn bó với nghề nuôi tôm, chúng tôi đã nằm lòng khẩu quyết “Nhất giống, nhì môi, tam mồi, tứ kỹ”. Hy vọng gia đình tôi sẽ tiếp tục thành công ở những vụ tôm tiếp theo”, ông Long cho biết.

Đúc kết ngắn gọn với người nông dân nuôi trồng thủy sản được đặt ưu tiên theo thứ tự, trước hết là con giống, rồi đến môi trường, thức ăn chăn nuôi, kỹ thuật – quy trình. Tuy ngắn gọn, nhưng nó chính là bí quyết “sống còn” của người nuôi trồng thủy sản. 25 tấn tôm vụ này của ông Long, cứ bình quân 34 con một kg, mức năng suất rất cao.
Trong nhiều năm qua, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Quảng Bình cũng đã kêu gọi và hướng dẫn người nông dân ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào hoạt động sản xuất, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của sản phẩm và sinh kế của người dân.
Những vụ mùa thắng lợi của các hộ nuôi tôm như ông Long đã giúp người nông dân nhìn thấy hiệu quả bền vững từ việc ứng dụng công nghệ kỹ thuật, lựa chọn con giống… từ đó góp phần cải thiện tình hình nuôi tôm của địa phương, phát triển tiềm năng lợi thế trong hoạt động nuôi trồng thủy hải sản tại tỉnh Quảng Bình.
Theo Dân Trí
- thu hoạch tôm li>
- Tôm Quảng Bình li> ul>
- Chú trọng yếu tố môi trường trong nuôi tôm siêu thâm canh
- Thêm 23 doanh nghiệp Việt Nam được xuất khẩu thuỷ sản vào Trung Quốc
- VASEP: Xuất khẩu thủy sản trong tháng 1 giảm 31%, dự báo chưa thể phục hồi ngay
- Ngành hàng tôm trước thách thức mới
- Ngành tôm Bangladesh sụt giảm vì suy thoái kinh tế toàn cầu
- Cập nhật giá tôm ngày 3-2-2023
- Tổng sản lượng thủy sản tháng 1-2023 ước đạt 592,1 nghìn tấn
- Phấn đấu sản lượng tôm hùm thương phẩm đạt 2.100 tấn
- Cà Mau nỗ lực bảo vệ môi trường trong nuôi tôm công nghiệp
- Sóc Trăng chuẩn bị tốt nhất cho vụ tôm nước lợ năm 2023
Tin mới nhất
T2,06/02/2023
- Chú trọng yếu tố môi trường trong nuôi tôm siêu thâm canh
- Thêm 23 doanh nghiệp Việt Nam được xuất khẩu thuỷ sản vào Trung Quốc
- VASEP: Xuất khẩu thủy sản trong tháng 1 giảm 31%, dự báo chưa thể phục hồi ngay
- Ngành hàng tôm trước thách thức mới
- Ngành tôm Bangladesh sụt giảm vì suy thoái kinh tế toàn cầu
- Cập nhật giá tôm ngày 3-2-2023
- Tổng sản lượng thủy sản tháng 1-2023 ước đạt 592,1 nghìn tấn
- Phấn đấu sản lượng tôm hùm thương phẩm đạt 2.100 tấn
- Cà Mau nỗ lực bảo vệ môi trường trong nuôi tôm công nghiệp
- Sóc Trăng chuẩn bị tốt nhất cho vụ tôm nước lợ năm 2023
- Chú trọng yếu tố môi trường trong nuôi tôm siêu thâm canh
- Thêm 23 doanh nghiệp Việt Nam được xuất khẩu thuỷ sản vào Trung Quốc
- Ngành hàng tôm trước thách thức mới
- Ngành tôm Bangladesh sụt giảm vì suy thoái kinh tế toàn cầu
- Cập nhật giá tôm ngày 3-2-2023
- Phấn đấu sản lượng tôm hùm thương phẩm đạt 2.100 tấn
- Cà Mau nỗ lực bảo vệ môi trường trong nuôi tôm công nghiệp
- Sóc Trăng chuẩn bị tốt nhất cho vụ tôm nước lợ năm 2023
- Thêm 23 doanh nghiệp Việt Nam được xuất khẩu thuỷ sản vào Trung Quốc
- VASEP: Xuất khẩu thủy sản trong tháng 1 giảm 31%, dự báo chưa thể phục hồi ngay
- Tổng sản lượng thủy sản tháng 1-2023 ước đạt 592,1 nghìn tấn
- Cập nhật giá tôm thẻ ngày 31-1-2023
- Cải thiện tăng trưởng và chuyển hóa thức ăn trên thủy sản
- Cà Mau: Tập trung mũi nhọn cho xuất khẩu tôm
- Sống khỏe nhờ nuôi tôm – cua kết hợp
- Hậu Giang: Trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án nhà máy thức ăn thủy sản công suất 126.000 tấn/năm
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Nuôi cá “Sông trong Ao”: Công nghệ bền vững, năng suất cao, sản phẩm sạch
- Mô hình nuôi tôm TLSS: Giải pháp nuôi tôm hiệu quả của Công ty TNHH Quốc tế Long Thăng
- Hướng dẫn phòng, chống bệnh do vi bào tử trùng (EHP)
- Từ lo lắng đến an tâm nuôi tôm về đích trước bệnh đốm trắng nhờ giải pháp phòng trị mới từ Grobest Việt Nam
- Cập nhật giá tôm thẻ kiểm kháng sinh ngày 23-11-2022
- Infographic: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam 10 tháng đầu năm 2022
- “Thủ phủ” tôm giống tìm hướng phát triển
- San chuyển tôm thẻ chân trắng và những vấn đề thường gặp
- Kỹ thuật nuôi tôm an toàn không hóa chất
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt
- Từ lo lắng đến an tâm nuôi tôm về đích trước bệnh đốm trắng nhờ giải pháp phòng trị mới từ Grobest Việt Nam
- Vi sinh ức chế – phòng ngừa vi khuẩn gây bệnh phân trắng có yếu tố vi bào tử trùng
- Bảo vệ gan tụy: Bí quyết của sự thành công