[Tạp chí Người Nuôi Tôm] – Nuôi cá lồng để nâng cao giá trị sản xuất, hướng đến phát triển bền vững và nhân rộng mô hình là định hướng phát triển lâu dài của tỉnh Bắc Ninh. Tuy nhiên, bên cạnh thế mạnh về điều kiện tự nhiên thuận lợi, có nhiều sông lớn chảy qua, tỉnh vẫn gặp không ít khó khăn, thách thức với mô hình này.
Toàn tỉnh Bắc Ninh hiện nay có gần 100 hộ nuôi cá với hơn 1760 lồng, tập trung chủ yếu tại các huyện Lương Tài, Tiên Du, Quế Võ, Thuận Thành, Gia Bình và Yên Phong, Trong đó, huyện Lương Tài là khu vực tập trung nhiều hộ nuôi cá lồng đông nhất cả tỉnh, chiếm 1/ 3 sản lượng cá lồng trên toàn tỉnh. Huyện có hơn 700 lồng nuôi cá, mỗi năm cho sản lượng đạt gần 12.000 tấn, đóng góp phần lớn vào giá trị cá nuôi lồng của tỉnh. Huyện Yên Phong hiện nay, có khoảng 110 lồng cá, …
Cá lồng được nuôi chủ yếu trên hệ thống sông Đuống, sông Thái Bình và Sông Cầu. Các loại cá có giá trị kinh tế cao như cá lăng đen, cá trắm cỏ, cá điêu hồng, cá ngạnh sông, cá chép, rô phi đơn tính,… để đa dạng các loại thuỷ sản, đáp ứng được yêu cầu tiêu thụ trong tỉnh cũng như các thị trường lớn như Quảng Ninh, Hà Nội, Hải Phòng. Mô hình nuôi cá trong lồng được nhận định là cho năng suất kinh tế cao hơn so với mô hình nuôi cá trong ao đất, đạt từ 4 đến 6 tấn/ lồng/ 26m2 mặt nước, giá trị kinh tế trung bình từ 42 – 60 triệu đồng/ lồng/ lứa nuôi.
Tuy hiệu quả và thành công với nuôi cá lồng tại tỉnh thấy rõ, nhưng, thực tế vẫn còn tồn tại rất nhiều khó khăn và trở ngại mà người nuôi trồng hiện nay gặp phải.
Ông Phạm Văn Bôn, xã Trung Kênh – một hộ nuôi cá lồng sớm từ năm 2014 cho hay, đến nay gia đình ông có 80 lồng cá, trong đó các loại cá chủ yếu như cá chép, điêu hồng, trắm cỏ và cá lăng. Chất lượng nước tốt đến từ dòng sông Thái Bình là một lợi thế lớn, tuy nhiên, kỹ thuật nuôi cá lồng rất phức tạp và đổi mới phù hợp với từng điều kiện và hoàn cảnh nuôi, đòi hỏi người nuôi phải tìm tòi, nắm bắt thật tốt.
Ông Nghiêm Xuân Bằng, một hộ nuôi khác tại xã Dũng Liệt cũng chia sẻ, vốn việc nuôi cũng thuận lợi, nhưng thời gian gần đây, nước sông Cầu bị ô nhiễm do rác thải sinh hoạt, rác thải làng nghề và từ các khu công nghiệp ảnh hưởng xấu đến việc nuôi của gia đình ông cũng như các hộ chăn nuôi khác. Bên cạnh đó, việc lựa chọn nguồn giống tốt, chất lượng đảm bảo ổn định tại mỗi vẫn đang là bài toán khó với người nuôi cá lồng.
Định hướng phát triển
Ông Nguyễn Hữu Trượng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá: “Khác với nuôi cá thâm canh ao đất, nuôi cá lồng trên sông đòi hỏi vốn đầu tư cao, hiểu biết về khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý và thị trường… Do đó, những chủ hộ có tiềm lực vốn lớn, có năng lực quản lý sản xuất và phân tích thị trường có thế mạnh nuôi cá lồng bền vững, hiệu quả. Hơn nữa, mặc dù có lợi thế nguồn nước tốt nhưng diện tích mặt nước hẹp nên quy mô nuôi lồng cần phù hợp.
Được cho là một hướng làm kinh tế hiệu quả, phù hợp và mang lại giá trị cao cho người dân, song để phát triển bền vững nghề nuôi cá lồng, cũng như việc mở rộng quy mô các lồng cá vẫn gặp khó. Một số nguyên nhân được chỉ ra như: do các hộ nuôi chưa nắm bắt đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật về lựa chọn con giống, mật độ nuôi cá thích hợp, cách phòng tránh bệnh thường gặp ở cá lồng; lượng thức ăn dư thừa, chất thải của cá làm ô nhiễm môi trường nước; chưa có biện pháp xử lý cá bị chết làm tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh trên diện rộng; tình trạng ô nhiễm nguồn nước trên sông do các tàu thuyền hoạt động, các nhà máy xả thải ven sông và do tình hình mưa lũ thất thường; một số hộ có nhu cầu mở rộng sản xuất lại gặp khó về vốn do chi phí đầu tư ban đầu cho các lồng cá khá cao…
Trong thời gian tới, tỉnh chủ trương phát triển, duy trì ổn định khoảng 1.500 lồng cá, tổ chức lớp tập huấn, bổ sung các kiến thức, kỹ thuật nuôi khoa học, các giống cá mới phù hợp… cho các hộ nông dân đảm bảo duy trì ổn định số lượng và chất lượng lồng cá; gắn phát triển nuôi cá lồng với liên kết sản xuất và xây dựng thương hiệu cá lồng trên sông, dán tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hỗ trợ xúc tiến thương mại nhằm nâng cao giá trị sản xuất, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững. Chú trọng quản lý các hoạt động như cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện nuôi cá lồng, quản lý nguồn thức ăn, hóa chất và thuốc phòng trị bệnh, xây dựng hệ thống quan trắc môi trường tại các vùng nuôi cá lồng tập trung. Tăng cường tuyên truyền, tập huấn chuyển giao khoa học công nghệ, thông tin thị trường để việc nuôi trồng thủy sản phát triển ổn định, bền vững.
- cá lồng bè li>
- nuôi cá lồng bè li>
- nuôi cá lồng bè ở bắc ninh li> ul>
- Ông Thính nuôi tôm quảng canh cải tiến hiệu quả
- Vụ nuôi cuối năm: Giá tôm tăng người nuôi vẫn thờ ơ
- Khuyến cáo người nuôi tôm rải vụ để tránh thua lỗ
- Những thách thức của ngành được trao đổi tại hội nghị bàn tròn nuôi tôm
- Nhiều yếu tố môi trường vượt ngưỡng nuôi trồng thủy sản
- Thị trường tôm bố mẹ tại một số quốc gia giai đoạn 2022-2023: Lo lắng và bi quan?
- Hàng tấn tôm hùm không thể thông quan ở cửa khẩu Móng Cái
- Cập nhật giá tôm thẻ kiểm kháng sinh ngày 28-9-2023
- Bấp bênh tiêu thụ tôm hùm
- Xuất khẩu thủy sản trở lại đường đua và tăng tốc
Tin mới nhất
T7,30/09/2023
- Ông Thính nuôi tôm quảng canh cải tiến hiệu quả
- Vụ nuôi cuối năm: Giá tôm tăng người nuôi vẫn thờ ơ
- Khuyến cáo người nuôi tôm rải vụ để tránh thua lỗ
- Những thách thức của ngành được trao đổi tại hội nghị bàn tròn nuôi tôm
- Nhiều yếu tố môi trường vượt ngưỡng nuôi trồng thủy sản
- Thị trường tôm bố mẹ tại một số quốc gia giai đoạn 2022-2023: Lo lắng và bi quan?
- Hàng tấn tôm hùm không thể thông quan ở cửa khẩu Móng Cái
- Cập nhật giá tôm thẻ kiểm kháng sinh ngày 28-9-2023
- Bấp bênh tiêu thụ tôm hùm
- Xuất khẩu thủy sản trở lại đường đua và tăng tốc
- Ông Thính nuôi tôm quảng canh cải tiến hiệu quả
- Vụ nuôi cuối năm: Giá tôm tăng người nuôi vẫn thờ ơ
- Khuyến cáo người nuôi tôm rải vụ để tránh thua lỗ
- Những thách thức của ngành được trao đổi tại hội nghị bàn tròn nuôi tôm
- Nhiều yếu tố môi trường vượt ngưỡng nuôi trồng thủy sản
- Hàng tấn tôm hùm không thể thông quan ở cửa khẩu Móng Cái
- Cập nhật giá tôm thẻ kiểm kháng sinh ngày 28-9-2023
- Bấp bênh tiêu thụ tôm hùm
- Xuất khẩu thủy sản trở lại đường đua và tăng tốc
- Móng Cái (Quảng Ninh): Không còn tình trạng ùn tắc hàng thủy sản
- Mở lối cho ngành thủy sản: Chủ động nắm bắt cơ hội khi thị trường phục hồi
- Chính phủ xuất cấp cho Quảng Trị 76 tấn hóa chất Chlorine để phòng, chống dịch bệnh thủy sản
- Infographic: Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam 8 tháng đầu năm 2023
- Mở lối cho ngành thủy sản: Khó khăn bủa vây ngành thủy sản
- VASEP kỳ vọng đột phá trong thương mại thủy sản Việt Nam – Hoa Kỳ
- Cần quản lý chặt nguồn giống, thức ăn trong nuôi biển
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Gói tín dụng 15.000 tỷ đồng: Trợ lực giúp doanh nghiệp vượt khó
- Sri Lanka: Ra mắt gói bảo hiểm rủi ro cho các trang trại tôm đầu tiên tại châu Á
- Hội chợ triển lãm Công nghệ ngành Thủy sản Việt Nam lần đầu tiên tổ chức tại miền Bắc
- USSEC: Hướng tới kỷ nguyên nuôi biển bền vững tiến xa bờ
- BTC FISTECH và Chi Cục Thủy sản Quảng Ninh: Họp bàn kế hoạch phối hợp tổ chức FISTECH 2023
- Diện tích và sản lượng tôm nước lợ năm 2022
- Ngành thuỷ sản miền Bắc – miền Trung: “Sân chơi” đầy sức hút
- Long Thăng: Triển khai chương trình “Tôm to xế xịn 2023”
- Hiệu quả vượt trội với mô hình nuôi cá điêu hồng Thăng Long
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt