[Tạp chí Người Nuôi Tôm] – Vừa qua, tại TP Cần Thơ, Công ty AB Vista Asia PTE và Công ty TNHH Behn Meyer Việt Nam phối hợp tổ chức hội thảo cung cấp giải pháp cải thiện nguyên liệu thay thế trong công thức thức ăn chăn nuôi thủy sản cho các nhà máy thức ăn thuỷ sản của Việt Nam.
Đại diện ban tổ chức, chuyên gia cùng khách hàng chụp ảnh lưu niệm.
Tham dự hội thảo có hơn 50 khách hàng ở các bộ phận thu mua, dinh dưỡng, quản lý chất lượng, công thức chế biến… đến từ các nhà máy thức ăn thuỷ sản của Việt Nam.
Trước khi bắt đầu hội thảo, bà Marylan Rivera, SEA Director – AB Vista ASPAC chia sẻ một vài thông tin về AB Vista. Bà Marylan cho biết: AB Vista là nhà sản xuất phụ gia cho thức ăn chăn nuôi và thức ăn thuỷ sản hàng đầu thế giới, có trụ sở chính tại Anh. Tại Việt Nam, Behn Meyer Việt Nam là nhà phân phối các sản phẩm AB Vista cho ngành thuỷ sản.
Tại hội thảo, các chuyên gia đã chia sẻ với khách hàng một số vấn đề liên quan về chế biến thức ăn thuỷ sản. Trước thực trạng nguồn nguyên liệu động vật ngày càng tăng giá, ảnh hưởng lớn đến giá thành thức ăn thủy sản, TS. Orapint Jintasataporn – trường DH Kasesart đã nêu lên một số giải pháp nâng cao hiệu quả của các nguyên liệu thay thế mới như bột côn trùng, tảo biển, các loại khô dầu thực vật,…
Dr. Orapint Jintasataporn – trường DH Kasesart đã nêu lên một số giải pháp nâng cao hiệu quả của các nguyên liệu thay thế mới
Trong đó, TS. Orapint cũng nhấn mạnh việc lựa chọn sử dụng nguyên liệu thực vật vẫn là tiềm năng nhất. Ngoài ra, bà cũng nêu lên hạn chế của nguyên liệu này là chứa nhiều chất kháng dinh dưỡng, ảnh hưởng xấu đến lượng ăn, tăng trưởng và sức khỏe của vật nuôi. Đồng thời đưa ra các giải pháp hiệu quả và phổ biến cho việc loại bỏ các tác hại của các chất kháng dinh dưỡng là sử dụng enzyme ngoại sinh bổ sung vào thức ăn thủy sản như NSP enzyme (như xylanase) và phytase. Ngoài ra, PGS. TS Lê Thanh Hùng – Trường Đại học Nông Lâm còn cập nhật việc thử nghiệm hàng Quantum blue 10L trên con cá tra, trong đó nổi bật nhất là việc so sánh hiệu quả sử dụng 2 enzyme phytase (Quantum Blue và Finase) khi bổ sung vào thức ăn cá tra. PGS. TS Lê Thanh Hùng cho biết: Việc bổ sung hai enzyme phytase (Finase, Quantum Blue) vào thức ăn, giúp cá tra thủy phân phức hệ phytate, hấp thu thêm phospho, khoáng chất và các dưỡng chất khác.
Từ đó, enzyme phytase giúp cá tra nâng cao độ tiêu hóa dưỡng chất, thúc đẩy tăng trưởng, giảm mỡ tích lũy trong xoang bụng và giảm đào thải phospho ra môi trường nước bên ngoài. Sử dụng liều Finase EC 5L 150g/tấn thức ăn cho hiệu quả tương tự như liều Quantum Blue 10L 40g/tấn thức ăn.
Nhằm giúp khách hàng ứng dụng, sử dụng enzyme phytase và Xylanase vào thức ăn, TS. Usama Aftab – Giám đốc Kỹ Thuật AB Vista trình bày hiệu quả của việc bổ sung hai enzyme vào thức ăn thủy sản. Ông Usama Aftab cho biết: Việc sử dụng Quantum Blue và Econase bổ sung vào thức ăn giúp động vật thủy sản loại bỏ các tác hại của các chất kháng dinh dưỡng mạnh, phổ biến là phytate và xylan, đồng thời giúp vật nuôi nâng cao độ tiêu hóa dưỡng chất và tăng trưởng. Quantum Blue giảm hàm lượng phospho, đạm, inositol trong thức ăn, giúp nhà sản xuất tiết kiệm chi phí và giúp động vật thủy sản giảm chất thải ra nguồn nước bên ngoài để góp phần vào việc bảo vệ môi trường.
Để cung cấp cho nhà máy sản xuất thức ăn thủy sản những công cụ hữu ích, hiệu quả và toàn diện đi theo sản phẩm enzyme mà họ cung cấp cho thị trường như kiểm soát chất lượng nguyên liệu – thức ăn thành phẩm (Feed Quality Service, Ingot) và kiểm soát hoạt lực enzyme trong thức ăn (Engineering service, Lab service), chuyên gia Sanami Tatekura chia sẻ về dịch vụ NIR của AB VISTA.
Một số hình ảnh tại buổi hội thảo:
Bà Marylan Rivera , SEA Director – AB Vista ASPAC tham dự tại hội thảo
PGS. TS Lê Thanh Hùng – Trường Đại học Nông Lâm còn cập nhật việc thử nghiệm hàng QB10L trên con cá tra
TS. Usama Aftab – GĐ Kỹ Thuật AB Vista trình bày hiệu quả của việc bổ sung hai enzyme vào thức ăn thủy sản
Các khách hàng trao đổi thêm một số thông tin liên quan đến công thức trộn thức ăn thuỷ sản
Nguyễn Tiến
- AB Vista li>
- Behn Meyer Việt Nam li>
- hội thảo li>
- thức ăn thủy sản li> ul>
- Tôm tăng giá trở lại từ mùng 4 Tết
- Hậu Giang: Trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án nhà máy thức ăn thủy sản công suất 126.000 tấn/năm
- Độ mặn trong ao nuôi tôm thẻ: Ảnh hưởng và Biện pháp hạn chế
- Infographic: Xuất khẩu tôm Việt Nam năm 2022
- Thành công với mô hình nuôi tôm càng xanh trên đất lúa 1 vụ
- 5 mẹo để giảm chi phí cho trang trại nuôi trồng thủy sản
- Xuất khẩu tôm 2022: Lập kỷ lục 4,3 tỷ USD
- Cỗ Tết không đủ đầy nếu thiếu món cá kho riềng
- Tạp chí Người Nuôi Tôm chúc mừng năm mới 2023
- Kết hợp men vi sinh và enzyme trong nuôi TTCT
Tin mới nhất
CN,29/01/2023
- Tôm tăng giá trở lại từ mùng 4 Tết
- Hậu Giang: Trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án nhà máy thức ăn thủy sản công suất 126.000 tấn/năm
- Độ mặn trong ao nuôi tôm thẻ: Ảnh hưởng và Biện pháp hạn chế
- Infographic: Xuất khẩu tôm Việt Nam năm 2022
- Thành công với mô hình nuôi tôm càng xanh trên đất lúa 1 vụ
- Quản lý tốt thức ăn trong nuôi tôm thẻ chân trắng một cách có hiệu quả
- 5 mẹo để giảm chi phí cho trang trại nuôi trồng thủy sản
- Xuất khẩu tôm 2022: Lập kỷ lục 4,3 tỷ USD
- Cỗ Tết không đủ đầy nếu thiếu món cá kho riềng
- Tạp chí Người Nuôi Tôm chúc mừng năm mới 2023
- Tôm tăng giá trở lại từ mùng 4 Tết
- Độ mặn trong ao nuôi tôm thẻ: Ảnh hưởng và Biện pháp hạn chế
- Infographic: Xuất khẩu tôm Việt Nam năm 2022
- Thành công với mô hình nuôi tôm càng xanh trên đất lúa 1 vụ
- Xuất khẩu tôm 2022: Lập kỷ lục 4,3 tỷ USD
- Kết hợp men vi sinh và enzyme trong nuôi TTCT
- Giá thức ăn chăn nuôi, thủy sản luôn tăng: Nông dân tìm cách vượt khó
- 5 sự kiện nổi bật của ngành thủy sản Việt Nam năm 2022
- Hậu Giang: Trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án nhà máy thức ăn thủy sản công suất 126.000 tấn/năm
- Infographic: Xuất khẩu tôm Việt Nam năm 2022
- Cỗ Tết không đủ đầy nếu thiếu món cá kho riềng
- Cà Mau năm thứ ba liên tiếp xuất khẩu thủy sản trên 1 tỷ USD
- Giá thức ăn chăn nuôi, thủy sản luôn tăng: Nông dân tìm cách vượt khó
- 5 sự kiện nổi bật của ngành thủy sản Việt Nam năm 2022
- Việt Nam lọt top 3 nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới
- Nuôi cá “Sông trong Ao”: Công nghệ bền vững, năng suất cao, sản phẩm sạch
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Nuôi cá “Sông trong Ao”: Công nghệ bền vững, năng suất cao, sản phẩm sạch
- Mô hình nuôi tôm TLSS: Giải pháp nuôi tôm hiệu quả của Công ty TNHH Quốc tế Long Thăng
- Hướng dẫn phòng, chống bệnh do vi bào tử trùng (EHP)
- Từ lo lắng đến an tâm nuôi tôm về đích trước bệnh đốm trắng nhờ giải pháp phòng trị mới từ Grobest Việt Nam
- Cập nhật giá tôm thẻ kiểm kháng sinh ngày 23-11-2022
- Infographic: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam 10 tháng đầu năm 2022
- “Thủ phủ” tôm giống tìm hướng phát triển
- San chuyển tôm thẻ chân trắng và những vấn đề thường gặp
- Kỹ thuật nuôi tôm an toàn không hóa chất
- Hiệu quả kinh tế bất ngờ khi “Nuôi tôm càng xanh toàn đực 2 giai đoạn”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt
- Từ lo lắng đến an tâm nuôi tôm về đích trước bệnh đốm trắng nhờ giải pháp phòng trị mới từ Grobest Việt Nam
- Vi sinh ức chế – phòng ngừa vi khuẩn gây bệnh phân trắng có yếu tố vi bào tử trùng
- Bảo vệ gan tụy: Bí quyết của sự thành công
- Vai trò của khoáng với sự phát triển của tôm