[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Cách làm việc của Công ty Cổ phần Thủy sản Minh Phú là không kể ngày đêm, lấy mẫu kiểm nghiệm dư lượng kháng sinh tại ao nuôi, giám sát chặt chẽ, cho kết quả nhanh, thanh toán tiền nhanh, đặt lợi ích của doanh nghiệp và người nông dân, đại lý như nhau.
Giám đốc Công ty Thanh Tân (tỉnh Trà Vinh)- ông Phan Văn Bé là đại lý cấp I, cho biết, hiện tại có 15-20 đại lý cấp II cung cấp sản lượng tôm ổn định hàng ngày cho ông. Với vùng nguyên liệu đầu vào rộng lớn ở các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, Bến Tre, hàng tháng đại lý thu mua từ 2.000 đến 2.500 tấn tôm.
Số tôm thu mua được ông Bé bán cho Tập đoàn Minh Phú bởi “tôi đã bán tôm cho Tập đoàn Minh Phú cả chục năm nay rồi, không rời được”. Theo ông Bé, cung cấp tôm cho Minh Phú có nhiều cái lợi và tránh được rủi ro các đại lý cấp II.
Cụ thể, trước khi bắt tôm ở ao của người dân nào, đại lý cấp II sẽ có thông báo trên hệ thống cho đại diện của Minh Phú. Nhận được thông báo của đại lý, Minh Phú cử cán bộ kỹ thuật về tận ao tôm lấy mẫu để kiểm tra dư lượng kháng sinh xem có đạt tiêu chuẩn hay không và giám sát tại ao lấy mẫu. Minh Phú làm việc liên tục, không có giờ nghỉ và chỉ mất khoảng từ 5-6 h đồng hồ sau là có kết quả kiểm tra dư lượng kháng sinh trong con tôm. Khi đó mẫu kiểm nghiệm có đạt hay không đạt sẽ được Minh Phú báo ngay cho đại lý và báo luôn mức giá để mua.
Với cách làm này các đại lý, người nông dân (chủ vuông tôm) có thể chủ động được và họ tránh được rủi ro. Nhiều đơn vị khác thì khi chủ đại lý đưa tôm đến họ mới kiểm nghiệm dư lượng kháng sinh, vì vậy trong trường hợp tôm không đáp ứng yêu cầu về dư lượng kháng sinh an toàn thì chủ đại lý gặp rủi do khi bị trả lại hàng hoặc bị mua với giả rẻ.
Ngoài ra, việc thanh toán của Minh Phú cũng rất nhanh gọn, rõ ràng. Tính thời gian từ lúc con tôm được vớt lên khỏi ao thì muộn nhất là sau 1 ngày tiền đã được trả cho đại lý và đại lý trả cho người dân, không có chuyện nợ đọng tiền.
“Cách làm việc này của Minh Phú các đại lý chúng tôi nói riêng và người nông dân nuôi tôm nói chung rất tin tưởng và yên tâm làm ăn. Thực tế có đến hơn 90% người dân Trà Vinh cung cấp tôm cho Minh Phú”- ông Phan Văn Bé nói.
Bà Lê Thị Cẩm Loan (đại lý Vĩnh Loan, phường 1, thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh) là đại lý cấp II, cho biết hiện nay đang cung cấp khoảng hơn 20 tấn tôm/ngày cho Minh Phú và chỉ cung cấp cho Minh Phú.
“Có tới 98% hộ dân nuôi tôm ở đây bán tôm cho Minh Phú bởi sức tiêu thụ của Minh Phú tốt, cách làm việc của họ khoa học, có sự sẻ chia khó khăn với các đại lý, người nông dân. Khi chúng tôi báo ao tôm cần khai thác thì lập tức có nhân viên ký thuật của Minh Phú đến ao giám sát và lấy mẫu kiểm tra dư lượng kháng sinh, kết quả kiểm tra, giá mua chúng tôi biết rất nhanh, tiền thanh toán cũng rất nhanh. Tôi đã có nhiều năm cung cấp tôm cho Minh Phú và rất yên tâm với cách làm việc khoa học, tin cậy, tôn trọng quyền, lợi ích của người nông dân và các đại lý thu mua”- bà Cẩm Loan nói.
Bà Lê Thị Thúy- Phó Giám đốc nguyên liệu, nhận hàng tôm nguyên liệu của tập đoàn Minh Phú cho biết, hiện tại có khoảng hơn 80% tôm của người nông dân toàn vùng Trà Vinh, Bến Tre, Sóc Trăng cung cấp tôm cho Minh phú.
Cách làm việc của Minh Phú là không kể ngày đêm, lấy mẫu kiểm nghiệm dư lượng kháng sinh tại ao nuôi, giám sát chặt chẽ, cho kết quả nhanh, thanh toán tiền nhanh, đặt lợi ích của doanh nghiệp và người nông dân, đại lý như nhau.
“Chúng tôi có 02 nhà máy với công suất 300 tấn/ngày. Lợi thế là với nhà máy tôm Minh Phú – Hậu Giang đón đầu được vùng tôm Trà Vinh, bến Tre, Sóc Trăng. Nhà máy tôm Minh Phú- Cà Mau đón đầu được vùng tôm Bạc Liêu, Cà Mau. Lợi thế thứ 2 là khi mà vùng Trà Vinh vào vụ mà vùng Cà Mau không vào vụ thì chúng tôi có thể điều chuyển tôm từ vùng Trà Vinh ra nhà máy Cà Mau và ngược lại. Chúng tôi có lợi thế nguyên liệu cho các đơn hàng nước ngoài lớn và luôn đảm bảo đáp ứng được đơn hàng về số lượng và chất lượng tốt nhất”- bà Thúy nói.
M.P
- đại lý thu mua li>
- Mối liên kết chặt chẽ li>
- người nuôi tôm li>
- thủy sản Minh Phú li> ul>
- Cập nhật giá tôm thẻ kiểm kháng sinh ngày 10/4/2021
- 10 bước đơn giản để sản xuất tôm bằng Biofloc
- Côn trùng: Nguồn protein mới cho tôm nuôi
- Cập nhật giá tôm thẻ kiểm kháng sinh và Oxy ngày 9/4/2021
- Kiểm soát amoni và nitrit khi ương tôm thẻ trong bioflocs
- Cập nhật giá tôm thẻ kiểm kháng sinh ngày 8/4/2021
- Nhân lực ngành Thủy sản: Nhu cầu lớn nhưng thiếu nguồn “cung”
- Nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao trong nhà lưới: Hướng đi mới hiệu quả
- Cận cảnh bơm tạp chất vào tôm để trục lợi
- Nắng nóng gây khó người nuôi tôm
Tin mới nhất
T7,10/04/2021
- Cập nhật giá tôm thẻ kiểm kháng sinh ngày 10/4/2021
- 10 bước đơn giản để sản xuất tôm bằng Biofloc
- Côn trùng: Nguồn protein mới cho tôm nuôi
- Cập nhật giá tôm thẻ kiểm kháng sinh và Oxy ngày 9/4/2021
- Kiểm soát amoni và nitrit khi ương tôm thẻ trong bioflocs
- Cập nhật giá tôm thẻ kiểm kháng sinh ngày 8/4/2021
- Nhân lực ngành Thủy sản: Nhu cầu lớn nhưng thiếu nguồn “cung”
- Nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao trong nhà lưới: Hướng đi mới hiệu quả
- Cận cảnh bơm tạp chất vào tôm để trục lợi
- Nắng nóng gây khó người nuôi tôm
- Cập nhật giá tôm thẻ kiểm kháng sinh ngày 10/4/2021
- 10 bước đơn giản để sản xuất tôm bằng Biofloc
- Côn trùng: Nguồn protein mới cho tôm nuôi
- Cập nhật giá tôm thẻ kiểm kháng sinh và Oxy ngày 9/4/2021
- Kiểm soát amoni và nitrit khi ương tôm thẻ trong bioflocs
- Cập nhật giá tôm thẻ kiểm kháng sinh ngày 8/4/2021
- Nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao trong nhà lưới: Hướng đi mới hiệu quả
- Cận cảnh bơm tạp chất vào tôm để trục lợi
- Nhân lực ngành Thủy sản: Nhu cầu lớn nhưng thiếu nguồn “cung”
- Tầm quan trọng của kiểm soát thực vật phù du trong hệ sinh thái ao nuôi thủy sản
- Kháng kháng sinh – “cơn sóng thần im lặng”
- Xuất khẩu thủy sản tăng nhẹ trong 3 tháng đầu năm 2021
- Nông dân ĐBSCL gặp khó vì giá nguyên liệu leo thang
- Woosung Việt Nam và Khoa Thủy sản (Đại học Cần Thơ): Ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác
- Khởi sắc thị trường xuất khẩu thủy sản
- Kiểm soát dịch bệnh thủy sản để đảm bảo xuất khẩu
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Cập nhật giá tôm thẻ kiểm kháng sinh ngày 8/4/2021
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt
- Kháng kháng sinh – “cơn sóng thần im lặng”
- Đón đọc Tạp chí Người Nuôi Tôm số 1+2
- Đón đọc Tạp chí Người Nuôi Tôm số 11+12: Định hướng chiến lược phát triển thủy sản: Thay đổi là điều tất yếu
- Thông báo: Thay đổi Măngset Tạp chí Người Nuôi Tôm
- Cập nhật giá tôm thẻ kiểm kháng sinh và tôm sú Oxy ngày 27/10/2020
- Cập nhật giá tôm thẻ kiểm kháng sinh ngày 7/9/2020
- Xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc giảm 44% do ảnh hưởng dịch corona
- Woosung Việt Nam: Ra mắt sản phẩm thức ăn cao cấp Super S cho tôm
- AmBio: Vibrio trong ao nuôi tôm và giải pháp
- Thái Nam Việt: Bộ Ba Kỳ Diệu
- AQUALUM CONC: Giải quyết vấn đề phèn trong ao nuôi tôm
- Dòng máy LAQUA của Horiba (Nhật) chuyên đo pH, DO, TDS, độ mặn,…
- Emivest Feedmill Việt Nam: Giới thiệu giải pháp phòng và điều trị bệnh phân trắng trên tôm
- Thái Nam Việt: Giải quyết vấn đề khí độc trong ao nuôi tôm
- Dịch tôm thủy phân của VNF: Sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu quốc gia năm 2019
- Một số nguyên liệu, hóa chất dùng trong nuôi tôm, cá
- Khoáng tổng hợp azomite dùng trong nuôi tôm, cá
- Hải Long: Bí quyết đẩy lùi bệnh gan ruột trên tôm mùa mưa