[Tạp chí Người Nuôi Tôm] – Trong sản xuất giống và nuôi tôm thương phẩm, nấm và vi khuẩn có hại là nguyên nhân gây thiệt hại nặng nề cho vụ nuôi. Đặc biệt như nấm đồng tiền (nấm chân chó) trong các ao nuôi lâu năm, nấm gây dính chân trong sản xuất giống… và vi khuẩn có hại gây bệnh cho tôm nuôi.
Nguyên nhân
Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, theo cách gọi dân gian của người nuôi, thực chất là một loại địa y chứ không đơn thuần là một loại nấm. Địa y là sự cộng sinh giữa các sợi nấm và những sinh vât có khả năng quang hợp (tảo hoặc vi khuẩn quang hợp). Nấm đồng tiền có mùi tanh nồng, thường bám chặt vào bạt, đất, đá, nhá cho ăn và các dụng cụ trong ao nuôi. Chúng thường xuất hiện ở những vùng có độ mặn cao, ở các ao nuôi lâu năm, ao không được cải tạo kỹ. Cùng với sự dư thừa chất hữu cơ, tảo nở hoa hay tảo tàn làm kích thước nấm tăng lên nhanh chóng.
Nấm gây dính chân tôm giống thường xuất hiện ở giai đoạn Zoea 2. Khi nước cấp vào bể ương chưa được xử lý kỹ, cho ăn tảo khô quá sớm hoặc kiểm soát lượng tảo cho ăn không chặt chẽ dẫn đến dư thừa chất hữu cơ, tạo điều kiện cho nấm phát triển.
Ngoài môi trường nước và bùn đáy ao, những nơi nấm bám vào cũng là nơi cư trú cho các loài vi khuẩn có hại gây bệnh cho tôm nuôi.
Tác hại
Nấm đồng tiền có mùi tanh rất hấp dẫn với tôm nên tôm dễ dàng ăn phải các cá thể nấm này. Khi vào trong đường ruột, nấm sẽ sản sinh ra độc tố gây bệnh đường ruột làm tôm bỏ ăn, từ đó tôm ốp thân, còi cọc, chậm lớn và có thể chết.
Ở giai đoạn Zoea 2, khi bị nấm gây dính chân, ấu trùng tôm sẽ không thể di chuyển để bắt mồi, không thể chuyển giai đoạn dẫn đến chết. Khi tôm ăn phải các cá thể nấm có vi khuẩn cư trú, các vi khuẩn có hại này sẽ là tác nhân cơ hội gây bệnh khi tôm đã bị bệnh đường ruột, gây thiệt hại nặng nề cho vụ nuôi.
Cách xử lý
Đối với các ao đã từng bị nhiễm nấm đồng tiền, thì bắt buộc khâu tẩy nấm và tiêu diệt bào tử nấm cần được chú trọng và xử lý một cách triệt để trước khi thả tôm, kết hợp với việc sử dụng chế phẩm vi sinh xử lý nước nhằm ức chế vi khuẩn có hại và bổ sung lợi khuẩn cho môi trường.
Đối với ao nuôi đang có tôm:
- Phải đặc biệt lưu ý khi dùng biện pháp cơ học như chà, tẩy các cá thể nấm, vì khi làm việc này có thể vô tình làm cho các bào tử nấm phát tán mạnh hơn và các cá thể nấm khi bị chà bong tróc ra sẽ phát sinh độc tố khi tôm ăn phải.
- Giảm và kiểm soát lượng thức ăn cho ăn, bổ sung các dưỡng chất hỗ trợ hệ tiêu hóa tôm.
- Nâng cao độ đục hoặc mực nước nhằm làm giảm ánh sáng, ngăn cản cản sự quang hợp của nấm sẽ làm nấm chết.
- Tăng cường quạt nước, sục khí.
- Tránh cho ăn gần bờ
- Biện pháp sinh học: bổ sung chế phẩm vi sinh ức chế nấm và vi khuẩn có hại.
Đối với nấm gây dính chân ấu trùng ở giai đoạn Zoea 2:
- Xử lý kỹ nguồn nước cấp vào bể ương.
- Kiểm soát chất lượng thức ăn và lượng cho ăn để hạn chế chất hữu cơ dư thừa.
- Quản lý chặt chẽ môi trường nước trong bể ương
- Định kỳ siphon đáy.
- Biện pháp sinh học: dùng chế phẩm vi sinh xử lý nguồn nước cấp và môi trường nước trong quá trình ương nhầm ức chế vi khuẩn có hại và bổ sung lợi khuẩn để xử lý lượng chất hữu cơ dư thừa trong bể.
Bộ sản phẩm xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt của Thái Nam Việt
Đề xuất giải pháp từ Thái Nam Việt
Nấm và vi khuẩn có hại gây thiệt hại không nhỏ cho vụ nuôi và rất khó để xử lý nếu đã bị nhiễm. Việc phát hiện sớm nấm xuất hiện trong ao sẽ giúp cho việc xử lý nhẹ nhàng và hiệu quả hơn.
Sử dụng chế phẩm sinh học để khống chế nấm và vi khuẩn mang lại hiệu quả cao và không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường nước, đảm bảo sức khỏe và sự phát triển cho ấu trùng và tôm nuôi, hạn chế được tổn thất cho vụ nuôi.
Thái Nam Việt
Thông tin liên hệ:
Công ty TNHH Công nghệ Kỹ thuật Sinh hóa Thái Nam Việt
Địa chỉ: 126 Lã Xuân Oai, P. Tăng Nhơn Phú A, TP. Thủ Đức, TP. HCM
ĐT: 0888 59 63 66 (Zalo)
Email: info@thainamviet.com
Website: thainamviet.com
- AQ-6S li>
- Công ty Thái Nam Việt li>
- Procozoll li>
- Sludge remover tablet li>
- vi sinh Thái Nam Việt li> ul>
- Bọt trong ao tôm: Tận dụng lợi ích, kiểm soát tác hại
- Người nuôi tôm Quỳnh Lưu mòn mỏi chờ dự án cấp nước biển
- Infographic: Toàn cảnh ngành tôm Việt Nam năm 2024
- Công ty TNHH Khoa Kỹ Sinh vật Thăng Long: Vươn mình lớn mạnh trong khó khăn
- Xu hướng giá tôm thẻ đầu năm
- La Nina tái xuất: Đề phòng nguy cơ bùng phát bệnh đốm trắng
- Giá tôm thẻ chân trắng biến động trong 10 ngày đầu năm 2025
- Tôm nổi trên mặt nước: 5 cách khắc phục
- Khả năng kháng bệnh ở tôm: Những khám phá mới về cơ chế di truyền
- AHPND: Khám phá nguyên nhân gây bệnh qua hành vi của Vibrio
Tin mới nhất
T4,22/01/2025
- Bọt trong ao tôm: Tận dụng lợi ích, kiểm soát tác hại
- Người nuôi tôm Quỳnh Lưu mòn mỏi chờ dự án cấp nước biển
- Infographic: Toàn cảnh ngành tôm Việt Nam năm 2024
- Công ty TNHH Khoa Kỹ Sinh vật Thăng Long: Vươn mình lớn mạnh trong khó khăn
- Xu hướng giá tôm thẻ đầu năm
- La Nina tái xuất: Đề phòng nguy cơ bùng phát bệnh đốm trắng
- Giá tôm thẻ chân trắng biến động trong 10 ngày đầu năm 2025
- Tôm nổi trên mặt nước: 5 cách khắc phục
- Khả năng kháng bệnh ở tôm: Những khám phá mới về cơ chế di truyền
- AHPND: Khám phá nguyên nhân gây bệnh qua hành vi của Vibrio
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Grobest: Nâng tầm tôm Việt với di sản 50 năm phát triển bền vững
- 10 vụ tôm liên tiếp thành công cùng mô hình nuôi tôm công nghệ cao của Grobest
- Bộ sản phẩm Miễn dịch của Grobest: Đỉnh cao phòng chống bệnh ở tôm, tôm khỏe mạnh mọi giai đoạn
- Grobest giải mã nguyên nhân và đưa ra giải pháp phòng ngừa bệnh phân trắng trên tôm
- Tổng Giám đốc Tập đoàn HaiD Việt Nam: Chiến lược chinh phục thị trường Việt
- Gói tín dụng 15.000 tỷ đồng: Trợ lực giúp doanh nghiệp vượt khó
- Sri Lanka: Ra mắt gói bảo hiểm rủi ro cho các trang trại tôm đầu tiên tại châu Á
- Hội chợ triển lãm Công nghệ ngành Thủy sản Việt Nam lần đầu tiên tổ chức tại miền Bắc
- USSEC: Hướng tới kỷ nguyên nuôi biển bền vững tiến xa bờ
- BTC FISTECH và Chi Cục Thủy sản Quảng Ninh: Họp bàn kế hoạch phối hợp tổ chức FISTECH 2023
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt