Mới đây, PV Tạp chí Người nuôi tôm đã có cuộc phỏng vấn với ông Lâm Khoa Đạt – Tổng giám đốc Công ty TNHH Công nghệ sinh học VLAND TP Hồ Chí Minh về tiềm năng ứng dụng của công nghệ sinh học trong ngành thủy sản tại Việt Nam.
Ông Lâm Khoa Đạt – Tổng giám đốc Công ty TNHH Công nghệ sinh học VLAND TP Hồ Chí Minh
Thưa ông, ông có nhận định như thế nào về việc ứng dụng công nghệ sinh học trong ngành thủy sản Việt Nam hiện nay và xu hướng thời gian tới, trong bối cảnh dịch bệnh và ô nhiễm môi trường đang là thách thức lớn?
Về lâu dài, việc phòng ngừa và điều trị bằng thuốc chỉ là tạm thời và phát sinh nhiều vấn đề lo ngại như dư lượng thuốc, an toàn thực phẩm và tạo áp lực tới môi trường. Vì thế, công nghệ sinh học là phương tiện giải quyết cơ bản và cũng là cuối cùng. Việt Nam có ngành thủy sản phát triển tốt trong khu vực, do đó ứng dụng công nghệ sinh học và các sản phẩm vi sinh là hướng đi tất yếu hướng đến sự phát triển bền vững nhất của ngành.
Theo ông, các ứng dụng của công nghệ sinh học trong lĩnh vực thủy sản hiện nay là gì?
Công nghệ sinh học với bản chất là sử dụng vi sinh vật (VSV) có lợi đã được chứng minh trong thực tế với các ứng dụng quan trọng:
Điều tiết môi trường vi sinh vật trong cơ thể vật nuôi:
(1) Thông qua sự sống của VSV trong đường ruột tạo ra các chất chuyển hóa, duy trì và bảo vệ đường ruột của động vật. Các chất chuyển hóa này cũng có thể ức chế sự phát triển của mầm bệnh, làm cho các vi sinh vật có lợi trở thành nhóm khuẩn có ưu thế.
2) Cạnh tranh các điểm bấm của mầm bệnh, khiến chúng không thể tồn tại trong cơ thể của động vật chăn nuôi.
(3) Cạnh tranh dinh dưỡng của mầm bệnh, ức chế sự sinh trưởng của các vi sinh vật khác, cung cấp môi trường sống tốt cho động vật. Phòng ngừa lắng đọng của các chất độc hại trong cơ thể vật nuôi: Trong quá trình tăng trưởng VSV sản xuất enzyme đặc biệt, có hiệu quả phân hủy một số chất độc hại. Đồng thời một số VSV trong quá trình tăng trưởng cũng có thể hấp thụ và biến các chất độc hại trở thành chất dinh dưỡng của chúng, mà không gây hại đến vật nuôi.
Nâng cao hệ miễn dịch của động vật:
VSV có thể đóng vai trò trong khả năng miễn dịch của cơ thể, có thể kích thíchđộng vật sản xuất interferon và tăng cường mức độ miễn dịch của động vật.
Hiệu quả thúc đẩy tăng trưởng: (1) Bản thân VSV chứa một lượng lớn chất dinh dưỡng, và trong quá trình tăng trưởng có thể tổng hợp một số chất dinh dưỡng thiết yêu cho động vật.
(2) Các chất chuyển hóa của VSV sản sinh ra các loại enzyme khác nhau và tăng hoạt tính của các enzyme tiêu hóa, giúp động vật tiêu hóa và hập thụ thức ăn, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển.
Bảo vệ môi trường:
Việc sản sinh VSV ở trong cơ thể động vật, có thể phân hủy các chất mà bản thân động vật không thể tiêu hóa và hấp thụ được, từ đó làm cho chất thải của động vật không gây hại đến môi trường. Đồng thời, VSV có lợi có trong phân động vật cũng có thể có lợi cho môi trường sinh thái. VSV trong nuôi trồng thủy sản có tác dụng làm sạch môi trường nước, phân hủy các khí độc có hại trong môi trường nuôi.
Bên cạnh những lợi ích từ việc ứng dụng công nghệ sinh học thì đi kèm với những thách thức nào thưa ông?
Công nghệ sinh học ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong nuôi trồng thủy sản và nông nghiệp nói chung, tuy nhiên cũng đặt ra nhiều thách thức sau:
Thứ nhất, vấn đề lựa chọn chủng khuẩnvà lượng khuẩn: Làm thế nào để lựa chọn được các chủng hiệu quả hơn, ưu thế hơn và các lượng khuẩn thích hợp trong điều kiện nuôi cấy của chúng.
Thứ 2, vấn đề sử dụng kỹ thuật: VSV không giống như các chế phẩm và các chất chức năng dinh dưỡng khác. Chúng chỉ có thể sống trong môi trường phù hợp mới có thể phát huy tác dụng xử lý sinh học. Do đó, trong quá trình sử dụng vi sinh vật, chúng ta phải tuân thủ nghiêm ngặt các phương pháp sử dụng để đảm bảo tính hiệu quả.
Thứ 3, VSV cũng có những hạn chế nhất định: Không có tác dụng kháng khuẩn trên tất cả các mầm bệnh, đối với mỗi loại VSV đều có tính chống đối nhất định. Đồng thời, tác dụng kháng khuẩn của VSV cũng bị ảnh hưởng bởi nồng độ mầm bệnh.
Thứ 4, vấn đề xuất hiện trong sự tương thích của VSV: Nếu vi sinh vật có thể ức chế vi khuẩn, tất nhiên cũng có sự tương tác và ảnh hưởng giữa các vi sinh vật với nhau. Khi nhiều vi sinh vật được sử dụng cùng một lúc, nếu tình trạng ức chế lẫn nhau xảy ra, kết quả chắc chắn sẽ phải nghịch nhau.
Thứ 5, vi sinh vật và kháng sinh: Hầu hết các vi sinh vật không thể sử dụng kháng sinh cùng một lúc, đặc biệt là các kháng sinh phổ biến. Việc sử dụng kháng sinh và vi sinh vật cùng một lúc (trừ khi chúng không bị ảnh hưởng đến nhau) hoặc sử dụng vi sinh vật trong thời kỳ hiệu quả của kháng sinh sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả của kháng sinh và vi sinh vật.
Với những đánh giá rất đầy đủ và chi tiết của ông về công nghệ sinh học trong nuôi trồng thủy sản, vậy với những hoạt động của VLAND TP Hồ Chí Minh hiện tại, công ty đã triển khai những lĩnh vực, sản phẩm như thế nào để nắm bắt xu hướng đó, thưa ông?
Máy móc thiết bị hiện đại, tự động được sử dụng trong quá trình sản xuất các sản phẩm của công ty Công nghệ sinh học Vland Biotech TP Hồ Chí Minh
VLAND Hồ Chí Minh có trụ sở đặt tại khu công nghiệp Phúc Long, huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Mặc dù, Công ty mới thành lập vào năm 2018 và bắt đầu đi vào sản xuất từ nửa cuối năm 2019, nhưng trên thực tế, chúng tôi đã bắt đầu nghiên cứu thị trường Việt Nam và các sản phẩm được bán và sử dụng tại thị trường Việt Nam hơn 10 năm trước. Và lần này, chúng tôi bắt đầu có thương hiệu riêng để ra mắt và phục vụ đến từng hộ nông nghiệp.
Chúng tôi đã áp dụng các tiêu chuẩn cao nhất ngay từ đầu. Chúng tôi sử dụng các thiết bị sản xuất hoàn toàn tự động và tiên tiến nhất trong ngành để đảm bảo sản xuất ra những sản phẩm vi sinh có chất lượng nhất. VLAND rất coi trọng việc tuyển dụng và đào tạo nhân tài. Hiện tại, trong công ty, nhân viên có bằng cấp chiếm 80%, các nhân tài ưu tú này là nền tảng vững chắc, đảm bảo đem lại những sản phẩm, dịch vụ chất lượng đến với khách hàng.
Chúng tôi cũng rất chú trọng đầu tư vào công tác nghiên cứu các công nghệ và sản phẩm mới; không ngừng hợp tác với các nhà nghiên cứu khoa học địa phương, các trường đại học và các tổ chức nghiên cứu; quy mô hợp tác không ngừng rộng mở, đóng góp một phần vào sự phát triển chung của ngành.
Những sản phẩm chính Vland TP. Hồ Chí Minh hiện đang cung cấp trong lĩnh vực chăn nuôi thủy sản là gì?
Hoạt động chính của công ty là nghiên cứu và phát triển, sản xuất và bán các chế phẩm enzyme, vi sinh và các sản phẩm chức năng thú y. Phương châm phát triển của công ty đó là “Công nghệ sinh học phục hồi môi trường sinh thái”. Dựa trên điều này, công ty cam kết cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cốt lõi cho sản xuất sinh học, cung cấp công nghệ sạch và tiết kiệm năng lượng cho các ngành công nghiệp truyền thống, cung cấp giải pháp xanh cho an toàn thực phẩm nhằm phục vụ toàn bộ quá trình nuôi trồng thủy sản.
Hiện tại, công ty cung cấp 4 nhóm sản phẩm chính trong lĩnh vực thủy sản. Nhóm 1: Vi sinh, bao gồm các sản phẩm gây màu nước, phối trộn cho ăn, bảo vệ gan, đường ruột và các sản phẩm phòng ngừa bệnh trong nuôi trồng thủy sản….
Nhóm 2: Chế phẩm enzyme, bao gồm enzyme chuyên sử dụng cho thủy sản, protease, lipase, enzyme đặc biệt trong thủy sản… chủ yếu để giúp động vật thủy sản tiêu hóa và hấp thụ tốt, cải thiện cơ chế và xử lý môi trường nước…
Nhóm 3: Nhóm dinh dưỡng, bao gồm sản phẩm khoáng đa lượng, vi lượng, chống sốc…
Nhóm 4: Các sản phẩm khử trùng.
Trụ sở Công ty TNHH Công nghệ sinh học VLAND TP Hồ Chí Minh (Vland Biotech HCM City Co.,Ltd) tại tỉnh Long An
Tại Trung Quốc, Vland là công ty lớn, có uy tín trong lĩnh vực công nghệ sinh học. Tuy nhiên, tại Việt Nam, VLAND TP Hồ Chí Minh thành lập chưa lâu, vậy trong tương lai công ty có chiến lược phát triển như thế nào thưa ông?
Trong tương lai, VLAND TP Hồ Chí Minh dần thành lập các trung tâm nghiên cứu và phát triển sản xuất, bán vắc xin thủy sản, gia súc, gia cầm và các sản phẩm thuốc thú y tại Việt Nam, và cuối cùng hình thành một khu công nghiệp. Từ Việt Nam, công ty sẽ dần dần sẽ mở rộng phạm vi dịch vụ sang các nước Đông Nam Á.
Công ty mới bắt đầu khởi nghiệp và cần một thời gian dài để xây dựng thương hiệu của riêng mình. Trên con đường trưởng thành của chúng tôi, có một số phương diện mà chúng tôi nhất trí sẽ cố gắng, đó là:
Kiên quyết và kiên trì xây dựng thương hiệu sản phẩm. Sản phẩm là nền tảng của một doanh nghiệp. VLAND không ngại bỏ ra vốn đầu tư để xây dựng thương hiệu sản phẩm. Đặc biệt, sự đầu tư của chúng tôi trong công nghệ, công tác nghiên cứu khoa học là một sự đảm bảo lợi thế hàng đầu trong đổi mới, sáng tạo và nâng cấp sản phẩm.
Tại công ty Công nghệ sinh học Vland Biotech TP Hồ Chí Minh hơn 80% nhân sự có trình độ đại học. Con người chuyên nghiệp sẽ tạo ra những sản phẩm chuyên nghiệp.
Nâng cao năng lực của đội ngũ nhân sự. Chúng tôi tin rằng người chuyên nghiệp mới có thể làm việc chuyên nghiệp, tạo ra sản phẩm chất lượng cao, ổn định và đáng tin cậy nhằm phục vụ tốt hơn đến khách hàng và người dùng sản phẩm.
Chúng tôi luôn kiên trì với nguyên tắc “cùng giá cả so sánh với chất lượng, cùng chất lượng so với giá cả”, kiên trì mang lại cho khách hàng sản phẩm có gì trị tốt nhất. Cam kết giảm chi phí chăn nuôi cho khách hàng để tối đa hóa lợi ích kinh tế cho khách hàng.
Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện này!
Hà Ngân và Vương Tôn thực hiện
- Điều chỉnh giảm thuế nhập khẩu mặt hàng khô dầu đậu tương
- Virus hoại tử cơ trên tôm thẻ: Giải mã tương tác và kháng virus
- 20 năm phát triển của Khoa Thủy sản và những đóng góp cho ngành thủy sản miền Bắc
- Quy trình rơm: Chuyển đổi mô hình nuôi để giảm thiểu chi phí và rủi ro
- Amoniac trong ao tôm: Chiến lược kiểm soát hiệu quả
- Xuất khẩu tôm có thể đạt 4 tỷ USD trong năm 2024
- Nuôi tôm vụ nghịch: Lợi nhuận lớn, rủi ro cao
- Đón đọc Tạp chí Người Nuôi Tôm số tháng 11/2024
- Giá tôm Indonesia giai đoạn 2023-2024: Giải mã nguyên nhân sụt giảm
- Chiết xuất riềng đỏ: Ức chế vi khuẩn gây bệnh phân trắng
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Điều chỉnh giảm thuế nhập khẩu mặt hàng khô dầu đậu tương
- Virus hoại tử cơ trên tôm thẻ: Giải mã tương tác và kháng virus
- 20 năm phát triển của Khoa Thủy sản và những đóng góp cho ngành thủy sản miền Bắc
- Quy trình rơm: Chuyển đổi mô hình nuôi để giảm thiểu chi phí và rủi ro
- Amoniac trong ao tôm: Chiến lược kiểm soát hiệu quả
- Xuất khẩu tôm có thể đạt 4 tỷ USD trong năm 2024
- Nuôi tôm vụ nghịch: Lợi nhuận lớn, rủi ro cao
- Đón đọc Tạp chí Người Nuôi Tôm số tháng 11/2024
- Giá tôm Indonesia giai đoạn 2023-2024: Giải mã nguyên nhân sụt giảm
- Chiết xuất riềng đỏ: Ức chế vi khuẩn gây bệnh phân trắng
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Bộ sản phẩm Miễn dịch của Grobest: Đỉnh cao phòng chống bệnh ở tôm, tôm khỏe mạnh mọi giai đoạn
- Grobest giải mã nguyên nhân và đưa ra giải pháp phòng ngừa bệnh phân trắng trên tôm
- Tổng Giám đốc Tập đoàn HaiD Việt Nam: Chiến lược chinh phục thị trường Việt
- Gói tín dụng 15.000 tỷ đồng: Trợ lực giúp doanh nghiệp vượt khó
- Sri Lanka: Ra mắt gói bảo hiểm rủi ro cho các trang trại tôm đầu tiên tại châu Á
- Hội chợ triển lãm Công nghệ ngành Thủy sản Việt Nam lần đầu tiên tổ chức tại miền Bắc
- USSEC: Hướng tới kỷ nguyên nuôi biển bền vững tiến xa bờ
- BTC FISTECH và Chi Cục Thủy sản Quảng Ninh: Họp bàn kế hoạch phối hợp tổ chức FISTECH 2023
- Diện tích và sản lượng tôm nước lợ năm 2022
- Ngành thuỷ sản miền Bắc – miền Trung: “Sân chơi” đầy sức hút
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt