Nuôi trồng thủy sản hiện đang là hoạt động sản xuất không thể thiếu nhằm thỏa mãn nhu cầu thực phẩm của con người. Tuy nhiên, hoạt động này gây suy thoái nhanh chất lượng nước do việc sử dụng thức ăn viên, giải phóng chất thải (phân và xác tôm cá,…) ra môi trường trong quá trình nuôi .
Có nhiều biện pháp để duy trì chất lượng nước ao nuôi, trong đó sử dụng chế phẩm sinh học (probiotics) chứng minh được có nhiều ưu thế hơn vì nó không chỉ cải thiện chất lượng nước mà còn mang lại nhiều lợi ích khác.
Bacillus là chế phẩm sinh học có các đặc điểm ưu việt hơn các chế phẩm sinh học khác bao gồm khả năng tạo bào tử và các chất chuyển hóa có hiệu quả chống lại nhiều loại vi khuẩn gây bệnh. Trong khuôn khổ của bài viết này, chúng tôi chỉ làm nổi bật vai trò của Bacillus trong việc cải thiện một số yếu tố chất lượng nước.
Mô hình nuôi tôm thâm canh trên ao bạt hiện nay
Tăng oxy
Vi sinh vật sẽ sử dụng oxy trong quá trình khoáng hóa vật chất hữu cơ thành CO2, nước và các chất dinh dưỡng. CO2 và các chất dinh dưỡng sẽ được sử dụng trong quá trình quang hợp của thực vật phù du. Kết quả là oxy được sinh ra từ quá trình quang hợp. Mặt khác, do probiotics điều chỉnh oxy hòa tan sẽ giảm stress ở cá (thể hiện qua nồng độ cortisol) nên sẽ tiêu thụ oxy ít hơn.
Điều chỉnh pH và độ kiềm
Bacillus đẩy nhanh quá trình khoáng hóa các vật chất hữu cơ trong ao, tạo tiền đề cho chu trình quang hợp của thực vật. Tảo sử dụng CO2 nên làm gia tăng pH, ngoài ra tảo và một số thực vật có khả năng kết hợp Bicarbonate (HCO3–) để lấy CO2 cho quá trình quang hợp của chúng và giải phóng CO32- và sự phóng thích Carbonate làm tăng pH. Ngoài ra, quá trình nitrit hóa NH4 + giải phóng các ion hydro (H+) góp phần vào quá trình axit hóa nước nuôi trồng thủy sản. Các nghiên cứu chỉ ra rằng B. megaterium duy trì độ kiềm của nuôi cá trôi (major carp) hoặc làm thay đổi pH của nước ao nuôi cá rô phi (trong điều kiện nước ao có tính axit thì Bacillus làm tăng pH, ngược lại trong điều kiện nước ao có tính kiềm thì Bacillus làm giảm pH là trung tính.
Chuyển đổi các hợp chất nitơ
Tổng amon (TAN) N-NO3, N-NO2 và tổng đạm (TKN) là các dạng nitơ khác nhau được sử dụng bởi một số vi sinh vật bao gồm cả chế phẩm sinh học để chuyển hóa chúng, góp phần loại bỏ nitơ khỏi cột nước. Amon hóa, nitrit hóa, loại nitrit là các quá trình trong chu trình nitơ. Từ dạng nitơ ban đầu là xác của động thực vật hoặc chất thải của chúng ở dạng nitơ hữu cơ, được nấm hoặc vi khuẩn bao gồm các loài Bacillus chuyển thành amoni (NH4+) và amoniac (NH3) trong quá trình amon hóa. Amoni được chuyển đổi thành nitrit (NO2–) và sau đó thành nitrat (NO3–) chủ yếu do các loài Nitrosomonas và Nitrobacter tương ứng trong một quá trình gọi là nitrit hóa. Tiếp theo là quá trình chuyển đổi nitrat thành khí nitơ (N2) (khử nitơ), do đó loại bỏ nitơ khả dụng sinh học và trả lại khí quyển. Các nghiên cứu cũng cho thấy Bacillus velezensis AP193 làm giảm 75 % nitrat và 43 % tổng đạm (total nitrogen) trong ao nuôi cá da trơn.
Khác với Nitrosomonas và Nitrobacter (chủ yếu tham gia vào quá trình nitrat hóa và đôi khi khử nitơ), các loài Bacillus đóng vai trò quan trọng trong chu trình nitơ thông qua tất cả quá trình từ amon hóa, nitrit hóa và khử nitơ cũng như cố định nitơ. Ví dụ, Bacillus amyloliquefaciens DT đã chuyển nitơ hữu cơ thành amoni (và Bacillus cereus PB8 loại bỏ NO-2-N khỏi nước thải. Do đó, các loài Bacillus có thể loại bỏ các dạng nitơ khác nhau từ nước thải nuôi trồng thủy sản. Bacillus sẽ khoáng hóa các họp chất ni tơ thông qua quá trình nitrit hóa và loại nitrit (denitrification) để loại bỏ các hợp chất nitơ trong nước.Các nghiên cứu sinh lý về Bacillus spp. cũng cho thấy rằng Bacillus spp. có thể sử dụng nitrat và nitrit làm chất nhận điện tử và nguồn nitơ thay thế gtrong quá trình phát triển nên có thể làm ni tơ trong nước
Giảm lượng Phospho thải
Cũng giống như nitrat, sự tích tụ phosphat dẫn đến hiện tượng tảo nở hoa trong ao nuôi. Phospho tồn tại trong nước dưới dạng các ion phosphat. Các nguồn chính chứa nhiều phospho trong nước nuôi là thức ăn cho cá và phân bón liên tục giải phóng ra môi trường ao, nên không thể ngăn chặn sự tích tụ phosphat mà chỉ có thể kiểm soát và điều chỉnh. Các loài Bacillus đã chứng minh khả năng sử dụng phosphat mạnh trong quá trình trao đổi chất, nên làm giảm phosphat trong nước. Thí nghiệm cũng chứng minh hỗn hợp B. subtilis, Bacillus mojavensis, và B. cereus giảm 81 % ion phosphat trong ao nuôi.
Giảm vật chất hữu cơ
Nồng độ chất hữu cơ cao là một vấn đề phổ biến trong chất lượng nước nuôi trồng thủy sản. Các loài Bacillus có thể cải thiện chất lượng nước ao thông qua việc phân cắt chất hữu cơ thành các đơn vị nhỏ hơn. Bacillus chuyển đổi chất hữu cơ thành CO2 một cách hiệu quả (CO2 lần lượt được vi khuẩn β- và γ-proteobacteria sử dụng làm nguồn cacbon). Trong khi các vi khuẩn khác chuyển đổi phần lớn chất hữu cơ thành nhớt hoặc tăng sinh khối vi khuẩn. Bacillus chủ yếu được sử dụng để loại bỏ lượng chất hữu cơ trong nuôi trồng thủy sản do đó tái chế chất dinh dưỡng trong cột nước và giảm tích tụ bùn đáy ao.
Quản lý mầm bệnh
Nghiên cứu ở quy mô thí nghiệm đã chứng minh rằng các loài Bacillus có thể làm giảm hoặc ngăn chặn sự gia tăng của mầm bệnh thông qua việc sản xuất bacteriocin, sản xuất enzyme phá hủy màng tế bào, sản xuất kháng sinh, cạnh tranh vị trí bám dính, chất dinh dưỡng và năng lượng,…
Duy trì quần xã vi sinh vật trong ao cũng là một thuộc tính của các loài Bacillus. Điều này đảm bảo rằng không có loài nào chiếm ưu thế, đặc biệt là các loài vi sinh vật gây bệnh. Do đó Bacillus đảm bảo sự cân bằng của quần thể vi sinh vật.
Mô hình nuôi tôm công nghiệp quy mô lớn trên ao bạt ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long
Quản lý chất lượng nước ao nuôi bằng NOVA-POND CARE
Chế phẩm sinh học NOVA-POND CARE của Công Ty Liên Doanh TNHH ANOVA là sản phẩm chứa hỗn hợp các vi sinh thuốc nhóm Baciilus gồm Bacillus licheniformis Bacillus megaterium Bacillus subtilis Bacillus pumilus nhập MỸ và các enzyme xử lý hiệu quả các vấn đề của ao nuôi, cải thiện rõ rệt chất lượng nước nuôi, loại bỏ nhớt bạt.
Sản phẩm NOVA-POND CARE của công ty ANOVA
- Phân hủy nhanh mùn bã hữu cơ, thức ăn thừa, xác tảo ở đáy ao, làm sạch đáy ao,
- Cắt tảo độc, tẩy nhớt bạt
- Khống chế khí độc NH3, H2S ở đáy ao,
- Cải thiện chất lượng nước, ổn định màu nước,
- Cải thiện hệ vi sinh vật có lợi, khống chế các vi sinh gây bệnh cho tôm,
BỘ PHẬN HỖ TRỢ KỸ THUẬT
CÔNG TY LIÊN DOANH TNHH ANOVA
36 Đại Lộ Độc Lập, KCN VSIP, P.Bình Hòa, TP.Thuận An, Tỉnh Bình Dương
Tel: 0274.3782770 – Fax: 0274.3782700 – Hotline:18001536
Website: www.anova.com.vn – Email: info@anova.com.vn
Lược dịch từ The use of Bacillus species in maintenance of water quality in aquaculture: A review, by Vivian Hlordzi Felix K.A.Kuebutornye, Gyamfua Afriyie, Emmanuel Delwin Abarike, Yishan Lu, Shuyan Chi, Melody A.Anokyewaa Aquaculture Reports, Volume 18, November 2020
- probiotics li>
- vi khuẩn Bacillus li> ul>
- Điều chỉnh giảm thuế nhập khẩu mặt hàng khô dầu đậu tương
- Virus hoại tử cơ trên tôm thẻ: Giải mã tương tác và kháng virus
- 20 năm phát triển của Khoa Thủy sản và những đóng góp cho ngành thủy sản miền Bắc
- Quy trình rơm: Chuyển đổi mô hình nuôi để giảm thiểu chi phí và rủi ro
- Amoniac trong ao tôm: Chiến lược kiểm soát hiệu quả
- Xuất khẩu tôm có thể đạt 4 tỷ USD trong năm 2024
- Nuôi tôm vụ nghịch: Lợi nhuận lớn, rủi ro cao
- Đón đọc Tạp chí Người Nuôi Tôm số tháng 11/2024
- Giá tôm Indonesia giai đoạn 2023-2024: Giải mã nguyên nhân sụt giảm
- Chiết xuất riềng đỏ: Ức chế vi khuẩn gây bệnh phân trắng
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Điều chỉnh giảm thuế nhập khẩu mặt hàng khô dầu đậu tương
- Virus hoại tử cơ trên tôm thẻ: Giải mã tương tác và kháng virus
- 20 năm phát triển của Khoa Thủy sản và những đóng góp cho ngành thủy sản miền Bắc
- Quy trình rơm: Chuyển đổi mô hình nuôi để giảm thiểu chi phí và rủi ro
- Amoniac trong ao tôm: Chiến lược kiểm soát hiệu quả
- Xuất khẩu tôm có thể đạt 4 tỷ USD trong năm 2024
- Nuôi tôm vụ nghịch: Lợi nhuận lớn, rủi ro cao
- Đón đọc Tạp chí Người Nuôi Tôm số tháng 11/2024
- Giá tôm Indonesia giai đoạn 2023-2024: Giải mã nguyên nhân sụt giảm
- Chiết xuất riềng đỏ: Ức chế vi khuẩn gây bệnh phân trắng
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Bộ sản phẩm Miễn dịch của Grobest: Đỉnh cao phòng chống bệnh ở tôm, tôm khỏe mạnh mọi giai đoạn
- Grobest giải mã nguyên nhân và đưa ra giải pháp phòng ngừa bệnh phân trắng trên tôm
- Tổng Giám đốc Tập đoàn HaiD Việt Nam: Chiến lược chinh phục thị trường Việt
- Gói tín dụng 15.000 tỷ đồng: Trợ lực giúp doanh nghiệp vượt khó
- Sri Lanka: Ra mắt gói bảo hiểm rủi ro cho các trang trại tôm đầu tiên tại châu Á
- Hội chợ triển lãm Công nghệ ngành Thủy sản Việt Nam lần đầu tiên tổ chức tại miền Bắc
- USSEC: Hướng tới kỷ nguyên nuôi biển bền vững tiến xa bờ
- BTC FISTECH và Chi Cục Thủy sản Quảng Ninh: Họp bàn kế hoạch phối hợp tổ chức FISTECH 2023
- Diện tích và sản lượng tôm nước lợ năm 2022
- Ngành thuỷ sản miền Bắc – miền Trung: “Sân chơi” đầy sức hút
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt