Xuất khẩu tôm sang thị trường Trung Quốc trong tháng 5 đạt 78 triệu USD, mức cao nhất kể từ đầu năm nay.
VASEP cho rằng xuất khẩu tôm sang Trung Quốc trong nửa cuối năm 2023 chưa thể phục hồi mạnh so với năm ngoái nhưng sẽ khả quan hơn so với giai đoạn đầu năm nay.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP) dẫn số liệu của Hải quan Trung Quốc cho thấy lượng tôm nhập khẩu của nước này trong tháng 5 tăng mạnh 77% so với cùng kỳ năm ngoái lên 100.310 tấn. Giá trị nhập khẩu cũng tăng 55% lên 579 triệu USD.
Tính chung 5 đầu năm, nhập khẩu tôm của Trung Quốc đạt 415.305 tấn, tương đương kim ngạch 2,3 tỷ USD, tăng 48% về lượng và tăng 28% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022.
Tuy nhiên, giá tôm nhập khẩu vào thị trường này vẫn ở mức thấp trong bối cảnh thị trường toàn cầu suy giảm. Cụ thể, giá tôm nhập khẩu trong tháng 5 trung bình ở mức 5,77 USD/kg, tăng nhẹ so với mức 5,33 USD/kg hồi tháng 4, đây cũng là mức thấp nhất trong vòng một năm qua.
Ecuador đang là nhà cung cấp tôm lớn cho Trung Quốc trong tháng 5 với mức 72.520 tấn, tương đương 392 triệu USD, tăng gấp đôi về lượng và tăng 70% về giá trị so với cùng kỳ. Tuy nhiên, đơn giá trung bình cho 1 kg tôm giảm 16% so với cùng kỳ xuống 5,41 USD/kg.
Ấn Độ là nhà cung cấp lớn thứ hai trong tháng 5 với 10.872 tấn tôm, tương đương 62 triệu USD, tăng 30% về lượng nhưng chỉ tăng 7% về kim ngạch do giá bán tôm giảm 23% xuống 5,73 USD/kg.
VASEP nhận định hiện nuôi tôm ở Trung Quốc rất khó khăn do chi phí đầu vào tăng cao, do vậy nước này sẽ vẫn tăng cường nhập khẩu tôm từ nước ngoài.
(Nguồn: VASEP)
Trong tháng 5, Trung Quốc đứng thứ nhất về thị trường tiêu thụ tôm Việt Nam, chiếm tỷ trọng 23%. Mỹ đứng ở vị trí thứ hai, chiếm tỷ trọng 21%.
Xuất khẩu tôm sang thị trường Trung Quốc trong tháng 5 đạt 78 triệu USD, mức cao nhất kể từ đầu năm nay. Con số này vẫn ghi nhận tăng trưởng âm 11% so với cùng kỳ nhưng tốc độ giảm đã thu hẹp so với những tháng trước đó (tháng 3 ghi nhận mức giảm 40%, tháng 4 giảm 22%).
Về tình hình thả giống tôm trong nước, VASEP cho biết 6 tháng đầu năm nay, lượng thả giống tôm chân trắng của cả nước giảm nhẹ 1,8%, lượng thả giống tôm sú tăng 12,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng trong tháng 3 năm nay, lượng thả giống tôm chân trắng giảm 14%, lượng thả giống tôm sú tăng 10%.
VASEP dự đoán nguồn cung tôm nguyên liệu của Việt Nam trong tháng 7 và các tháng cuối năm nếu có giảm nhưng không quá trầm trọng.
Thực tế, sản lượng tôm nuôi ở các nhà sản xuất khác cũng có xu hướng giảm, số lượng ao treo, không nuôi ở Ấn Độ khoảng từ 30% đến 50%; Còn Ecuador đang chịu ảnh hưởng của EI Nino, gây thiệt hại khoảng 30% vùng nuôi, lượng tôm sẽ giảm.
VASEP nhận định xuất khẩu tôm vẫn trong giai đoạn khó khăn, tuy nhiên đã có những tín hiệu lạc quan về xuất khẩu tôm sang Trung Quốc, Mỹ. Dù chưa thể phục hồi mạnh so với năm ngoái nhưng ít nhất sẽ khả quan hơn so với giai đoạn đầu năm nay.
Nguồn: vietnambiz.vn
- tôm Việt Nam li>
- Trung Quốc tăng cường nhập khẩu tôm li>
- xuất khẩu tôm li> ul>
- Nuôi tôm càng xanh VietGAP: Giảm chi phí, tăng lợi nhuận
- Thời tiết bất lợi, người nuôi tôm treo đùng
- Giá tôm tăng cao, người nuôi trúng lớn
- Nhiều diện tích tôm nuôi của Nghệ An bị bệnh đốm trắng
- Nơi này ở Thái Bình dân nuôi tôm kiểu gì mà lãi khủng, cứ 1ha thu 2-3 tỷ/vụ?
- Nuôi biển công nghệ cao góp phần phát triển bền vững ngành thủy sản
- Doanh nghiệp thủy sản tăng tốc xuất hàng vào thị trường Mỹ
- Kỹ thuật ương vèo tôm giống nuôi xen canh lúa
- Giá tôm tăng trở lại
- Người nuôi tôm gặp khó khi thời tiết bất lợi
Tin mới nhất
T2,12/05/2025
- Nuôi tôm càng xanh VietGAP: Giảm chi phí, tăng lợi nhuận
- Thời tiết bất lợi, người nuôi tôm treo đùng
- Giá tôm tăng cao, người nuôi trúng lớn
- Nhiều diện tích tôm nuôi của Nghệ An bị bệnh đốm trắng
- Nơi này ở Thái Bình dân nuôi tôm kiểu gì mà lãi khủng, cứ 1ha thu 2-3 tỷ/vụ?
- Nuôi biển công nghệ cao góp phần phát triển bền vững ngành thủy sản
- Doanh nghiệp thủy sản tăng tốc xuất hàng vào thị trường Mỹ
- Kỹ thuật ương vèo tôm giống nuôi xen canh lúa
- Giá tôm tăng trở lại
- Người nuôi tôm gặp khó khi thời tiết bất lợi
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Nhiều diện tích tôm nuôi của Nghệ An bị bệnh đốm trắng
- Nuôi tôm càng xanh VietGAP: Giảm chi phí, tăng lợi nhuận
- Thời tiết bất lợi, người nuôi tôm treo đùng
- Giá tôm tăng cao, người nuôi trúng lớn
- Nơi này ở Thái Bình dân nuôi tôm kiểu gì mà lãi khủng, cứ 1ha thu 2-3 tỷ/vụ?
- Người nuôi tôm gặp khó khi thời tiết bất lợi
- Việt Anh Group: Cung cấp bộ giải pháp toàn diện cho người nuôi thủy sản
- Thuế quan mới từ Hoa Kỳ: Tác động căn bản tới cục diện thương mại tôm toàn cầu
- Xác nhận thực tế về giải pháp thức ăn mới có lợi cho việc giảm thiểu EHP ở Đông Nam Á
- Huyền Rơm: Bông hồng trẻ đam mê nghiên cứu vi sinh thủy sản
- An toàn sinh học: Giải pháp then chốt cho bài toán dịch bệnh thủy sản
- Sử dụng sóng siêu âm để tính sinh khối ao nuôi tôm
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân