[Tạp chí Người Nuôi Tôm] – Theo thông báo từ một số tỉnh thành tại Việt Nam có biên giới tiếp giáp với Trung Quốc như Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai … xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường này hiện đang gặp nhiều khó khăn bởi chính sách biên mậu siết chặt hơn.
Trong khi các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam chưa có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo, đầy đủ về chất lượng hàng hoá xuất, chưa thay đổi để đáp ứng kịp yêu cầu về thủ tục, quy cách bao gói, nhãn mác thì thủ tục hải quan kiểm dịch được phía Trung Quốc rất quan tâm, ngày càng kiểm soát chặt chẽ. Nhiều lô hàng xuất khẩu sang nước bạn bị đánh giá thấp, tồn hàng lâu ở các trạm thông thương trước khi được thông quan, thậm chí không ít đơn hàng bị trả lại.
Thống kê, từ đầu tháng 8 năm 2019, nhiều lô hàng tồn đọng lại ở khu vực cửa khẩu Móng Cái không thể thông quan, gồm có các mặt hàng chủ yếu như: Tôm Khánh Hoà trên 129 tấn, mực và cá từ Vũng Tàu trên 34 tấn, cá chỉ vàng Tiền Giang gần 60 tấn, tép khô Phan Thiết 14 tấn…
Công văn số 5388 ban hành ngày 30/ 07/ 2019 của UBND tỉnh Quảng Ninh cung cấp thông tin về việc thay đổi các chính sách biên mậu của các cơ quan chức năng Trung Quốc đối với việc nhập khẩu các mặt hàng thuỷ sản. Công văn được gửi tới UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cả nước. Năm 2018, chính quyền thị xã Đông Hưng (Quảng Tây, Trung Quốc) chính thức khởi động mô hình Logistics Blockchain xuyên khu vực, xuyên quốc gia đối với mặt hàng thuỷ sản.
Để mô hình Blockchain được thực hiện thành công, suôn sẻ, các cơ quan chức năng của Trung Quốc đã ban hành nhiều quy định mới về quản lý nguồn gốc, xuất xứ hàng hoá, quy cách, nội dung thông tin sản phẩm trên tem nhãn, quy cách đóng gói hàng hoá, kiểm dịch, kiểm định chất lượng sản phẩm.
Các sản phẩm của Việt Nam không đáp ứng đủ một trong các tiêu chí trên sẽ không được chấp nhận kiểm dịch kiểm dịch tại Trung Quốc, không được phép giao dịch biên mậu, cụ thể đó là các sản phẩm thuỷ hải sản (sứa, cá biển ..), nguyên liệu từ bột xương, rong biển và dược liệu.
Đối với các sản phẩm cá nuôi hoặc cá đánh bắt từ biển (trừ hải sản ướp đá), đều phải được lấy từ các công xưởng có đăng ký doanh nghiệp Việt Nam, khi khai báo hải quan phải xuất trình chứng thư về thuỷ sản do nhà nước Việt Nam cấp.
Đối với các sản phẩm thuỷ sản, hải sản nhập khẩu bao bì đóng gói phải chắc chắn (không bao gồm sản phẩm ướp đá); chú thích phải ghi nhãn đầy đủ, bao gồm: Tên thương mại và tên khoa học, quy cách, ngày sản xuất, số lô, điều kiện bảo quản, phương thức sản xuất (đánh bắt biển hay nuôi trồng), vùng miền sản xuất, tên và mã số doanh nghiệp chế biến sản xuất phải ghi rõ đích đến là nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa.
Đối với mặt hàng nông sản thực phẩm không có trong danh mục chuẩn kiểm dịch, cơ quan chức năng Trung Quốc sẽ không cho phép khai báo hải quan, không phê duyệt kiểm dịch và không cho phép nhập khẩu.
Hiện danh mục hàng thuỷ sản Việt Nam được Tổng cục Hải quan Trung Quốc cho phép xuất khẩu vào thị trường nước này qua lối mở, cặp chợ là 137 loại (theo Tổng cục Thuỷ sản Việt Nam). Thủ tục cần thiết để hàng thuỷ sản Việt được pháp xuất khẩu vào thị trường Trung gồm 2 yêu cầu chính: Sản phẩm xuất khẩu phải là của doanh nghiệp Việt nam, được cấp mã doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc do Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản, bộ NN và PTNT. Sau đó, bộ NN&PTNT cấp và có chứng thư kiểm dịch của các Chi cục vùng trực thuộc Nafiqad.
Nguyễn Huân
- Hai vấn đề lớn của của ngành tôm xuất khẩu
- Thuỷ sản Minh Phú (MPC) sẽ đẩy mạnh xuất khẩu tôm sang Trung Quốc
- “Vua tôm” Minh Phú hướng về thị trường nội địa: Thất thế tại Mỹ trước tôm Ấn Độ và Ecuador khi giá thành cao hơn 30%, thậm chí gấp đôi
- VASEP: Đề xuất gỡ vướng cho doanh nghiệp thủy sản
- Dự báo nào cho xuất khẩu tôm tại 5 thị trường lớn?
- Top 5 doanh nghiệp xuất khẩu tôm lớn nhất Việt Nam quý I/2024
- Vượt Hoa Kỳ, Trung Quốc trở thành thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam
- Bạc Liêu: Lọt top 5 tỉnh dẫn đầu về xuất khẩu thủy sản trong 5 tháng đầu năm
- Mỹ: Thị trường nhập khẩu tôm lớn thứ hai của Việt Nam
- Kiên Giang: Tôm càng xanh và cua biển tăng giá
Tin mới nhất
T5,21/11/2024
- 20 năm phát triển của Khoa Thủy sản và những đóng góp cho ngành thủy sản miền Bắc
- Quy trình rơm: Chuyển đổi mô hình nuôi để giảm thiểu chi phí và rủi ro
- Amoniac trong ao tôm: Chiến lược kiểm soát hiệu quả
- Xuất khẩu tôm có thể đạt 4 tỷ USD trong năm 2024
- Nuôi tôm vụ nghịch: Lợi nhuận lớn, rủi ro cao
- Đón đọc Tạp chí Người Nuôi Tôm số tháng 11/2024
- Giá tôm Indonesia giai đoạn 2023-2024: Giải mã nguyên nhân sụt giảm
- Chiết xuất riềng đỏ: Ức chế vi khuẩn gây bệnh phân trắng
- Đi sâu vào ngành sản xuất tôm của Trung Quốc
- Hội nghị Khách hàng Long Thăng năm 2024: Đột phá tư duy – Phát huy nội lực
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Bộ sản phẩm Miễn dịch của Grobest: Đỉnh cao phòng chống bệnh ở tôm, tôm khỏe mạnh mọi giai đoạn
- Grobest giải mã nguyên nhân và đưa ra giải pháp phòng ngừa bệnh phân trắng trên tôm
- Tổng Giám đốc Tập đoàn HaiD Việt Nam: Chiến lược chinh phục thị trường Việt
- Gói tín dụng 15.000 tỷ đồng: Trợ lực giúp doanh nghiệp vượt khó
- Sri Lanka: Ra mắt gói bảo hiểm rủi ro cho các trang trại tôm đầu tiên tại châu Á
- Hội chợ triển lãm Công nghệ ngành Thủy sản Việt Nam lần đầu tiên tổ chức tại miền Bắc
- USSEC: Hướng tới kỷ nguyên nuôi biển bền vững tiến xa bờ
- BTC FISTECH và Chi Cục Thủy sản Quảng Ninh: Họp bàn kế hoạch phối hợp tổ chức FISTECH 2023
- Diện tích và sản lượng tôm nước lợ năm 2022
- Ngành thuỷ sản miền Bắc – miền Trung: “Sân chơi” đầy sức hút
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt