Trên 1.200 tấn tôm thương phẩm ở vùng cát ven biển Ngũ Điền (tỉnh Thừa Thiên Huế) chưa tiêu thụ được.
Người dân giữ tôm chăm sóc, tăng chi phí đầu tư
Tồn hàng, giá hạ
Ông Nguyễn Cát ở xã Phong Hải (Phong Điền) nuôi 3 hồ với diện tích khoảng 1 ha, ước sản lượng trên dưới 30 tấn. Khi tôm bắt đầu bước vào thu hoạch cũng là lúc dịch bệnh COVID-19 “rộ lên”, các thương lái dừng thu mua. Hàng chục tấn tôm không biết bán cho ai, trong khi tôm phải giữ lại trong ao tốn chi phí thức ăn bình quân mỗi ngày 10 triệu đồng. Tính từ khi xảy ra dịch đến nay, hộ ông Cát chi phí thức ăn, điện, thuốc men, nhân công và các khoản khác lên đến 1,5 tỷ đồng.
Giá tôm cũng đang là “bài toán” nan giải đối với người tôm hiện nay. Thông thường tôm đạt kích cỡ 50 con/kg có giá 240-250 ngàn đồng, còn lại bình quân từ 160-200 ngàn đồng/kg. Từ khi xảy ra dịch COVID-19, giá tôm “rớt tận đáy”, loại tôm 50 con/kg chỉ còn 150 ngàn đồng, còn lại 100-120 ngàn đồng/kg. Giá tôm thấp, trong khi chi phí điện, nước, thức ăn lại tăng, người dân “thiệt đơn, thiệt kép”.
Chủ tịch UBND xã Phong Hải, ông Hoàng Văn Sửu ước thiệt hại toàn xã trong vụ nuôi tôm này lên đến 130-150 tỷ đồng. Con số thiệt hại sẽ còn tăng nếu đầu ra sản phẩm tiếp tục “bí”. Trước mắt, kiến nghị các cấp, ban ngành có biện pháp giúp địa phương giải quyết đầu ra cho số lượng tôm đến kỳ thu hoạch đang tồn đọng. Về lâu dài, chính quyền địa phương sẽ củng cố, hỗ trợ phát triển HTX Nuôi trồng thủy sản Phong Hải để “lo” đầu ra cho sản phẩm.
Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, ông Trương Văn Giang thông tin, hầu hết các diện tích ao hồ thu hoạch trước dịch đều có lãi, nhiều hộ lãi từ 500 triệu đến hơn tỷ đồng. Số diện tích thu hoạch trong mùa dịch COVID-19, thị trường tiêu thụ bất ổn nên có đến 1.200 tấn tôm thương phẩm ở vùng cát ven biển Ngũ Điền bí đầu ra. Chi phí thức ăn và các khoản khác để giữ tôm trong hồ, kèm theo giá tôm vụ này rất thấp, ước thiệt hại, thua lỗ toàn vùng Ngũ Điền lên đến hàng trăm tỷ đồng.
Nuôi ao tròn, mô hình cần nhân rộng
Giải cứu sản phẩm, hướng đến nuôi tôm an toàn
Mới đây, theo chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương, lãnh đạo huyện Phong Điền đã làm việc với Công ty CP Chăn nuôi CP (Công ty CP), ngoài thu mua sản phẩm tồn đọng, còn chia sẻ mong muốn hợp tác, liên kết với các địa phương, người dân nuôi tôm chân trắng trên cát an toàn, xuất khẩu.
Ông Nguyễn Đăng Thành, Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện Phong Điền thông tin, Công ty CP đồng ý thu mua sản phẩm tồn đọng cho người dân. Công ty đang xây dựng kế hoạch, tính toán giá cả, thị trường tiêu thụ, sẽ tiến hành thu mua sản phẩm trong thời gian đến với phương châm “đôi bên cùng có lợi”. Do sản phẩm của người dân không đảm bảo điều kiện xuất khẩu nên công ty sẽ mua cấp đông, chờ dịch bệnh ổn định sẽ tiêu thụ thị trường trong nước, chủ yếu phục vụ các nhà hàng, khách sạn…
Lâu nay, tại vùng Ngũ Điền chỉ có duy nhất một đại lý thu mua tôm. Việc Công ty CP sẵn sàng hợp tác với các địa phương trong quá trình sản xuất và bao tiêu sản phẩm tôm chân trắng là một tin vui với người nuôi tôm.
Mô hình nuôi tôm khép kín của Công ty CP
Theo yêu cầu của Công ty CP, các hộ nuôi phải sử dụng nguồn thức ăn, thuốc men và các trang thiết bị do công ty cung cấp, tôm nuôi đảm bảo kích cỡ theo quy định. Người dân không lạm dụng các chất kích thích, kháng sinh, hóa chất… trong quá trình nuôi. Ao nuôi, ao xử lý nước thải, hệ thống kênh mương thủy lợi, xử lý môi trường… phải được quy hoạch, xây dựng đảm bảo theo quy trình khép kín.
Kế hoạch trước mắt của huyện Phong Điền sẽ liên kết với Công ty CP cùng với một số hộ dân tổ chức xây dựng mô hình nuôi tôm an toàn theo chuỗi giá trị thí điểm, theo quy trình, quy định của công ty. Sau đó sẽ từng bước chuyển giao kỹ thuật sản xuất, nhân rộng trên toàn địa bàn vùng Ngũ Điền. Mục tiêu, chiến lược của huyện Phong Điền hướng đến mô hình nuôi tôm công nghiệp, đảm bảo chất lượng, an toàn, xuất khẩu.
Trong quy hoạch của Phong Điền, sẽ mở rộng mô hình nuôi tôm chân trắng trên cát ven biển khoảng 900 ha, gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định nhằm đảm bảo ổn định giá cả, quyền lợi của người dân. Ngoài hợp tác với Công ty CP, huyện sẽ hỗ trợ HTX Nuôi trồng thủy sản Phong Hải, đảm bảo điều kiện thu mua sản phẩm cho người dân.
Bài, ảnh: Hoàng Triều
Nguồn tin: Báo Thừa Thiên Huế
- Ứng dụng của cỏ lào trong nuôi tôm thẻ chân trắng
- Thức ăn khô thay thế artemia: Giải pháp mới cho tôm thẻ chân trắng
- Cargill đạt giải thưởng kép tại Vietstock Awards 2024
- Postbiotic: Thúc đẩy tăng trưởng nâng cao miễn dịch cho tôm
- Chức năng của Enzyme tiêu hóa trong các trang trại nuôi tôm
- Sinh vật phù du: Mắt xích quan trọng trong hệ sinh thái ao nuôi tôm
- Tăng tốc phát triển ngành rong biển với chuỗi liên kết giá trị cao
- DOC công bố kết quả cuối cùng thuế CVD và AD với tôm từ Việt Nam, Ecuador, Ấn Độ, Indonesia
- Phế phẩm đu đủ: Nguồn dinh dưỡng tiềm năng cho ngành thủy sản
- Hướng dẫn phương pháp làm rỉ mật đường tại nhà
Tin mới nhất
T6,01/11/2024
- Ứng dụng của cỏ lào trong nuôi tôm thẻ chân trắng
- Thức ăn khô thay thế artemia: Giải pháp mới cho tôm thẻ chân trắng
- Cargill đạt giải thưởng kép tại Vietstock Awards 2024
- Postbiotic: Thúc đẩy tăng trưởng nâng cao miễn dịch cho tôm
- Chức năng của Enzyme tiêu hóa trong các trang trại nuôi tôm
- Sinh vật phù du: Mắt xích quan trọng trong hệ sinh thái ao nuôi tôm
- Tăng tốc phát triển ngành rong biển với chuỗi liên kết giá trị cao
- DOC công bố kết quả cuối cùng thuế CVD và AD với tôm từ Việt Nam, Ecuador, Ấn Độ, Indonesia
- Phế phẩm đu đủ: Nguồn dinh dưỡng tiềm năng cho ngành thủy sản
- Hướng dẫn phương pháp làm rỉ mật đường tại nhà
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Grobest giải mã nguyên nhân và đưa ra giải pháp phòng ngừa bệnh phân trắng trên tôm
- Tổng Giám đốc Tập đoàn HaiD Việt Nam: Chiến lược chinh phục thị trường Việt
- Gói tín dụng 15.000 tỷ đồng: Trợ lực giúp doanh nghiệp vượt khó
- Sri Lanka: Ra mắt gói bảo hiểm rủi ro cho các trang trại tôm đầu tiên tại châu Á
- Hội chợ triển lãm Công nghệ ngành Thủy sản Việt Nam lần đầu tiên tổ chức tại miền Bắc
- USSEC: Hướng tới kỷ nguyên nuôi biển bền vững tiến xa bờ
- BTC FISTECH và Chi Cục Thủy sản Quảng Ninh: Họp bàn kế hoạch phối hợp tổ chức FISTECH 2023
- Diện tích và sản lượng tôm nước lợ năm 2022
- Ngành thuỷ sản miền Bắc – miền Trung: “Sân chơi” đầy sức hút
- Long Thăng: Triển khai chương trình “Tôm to xế xịn 2023”
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt