[Người nuôi tôm] – Việc phát triển nuôi tôm trong rừng ngập mặn (tôm-rừng) ở ĐBSCL những năm qua cho thấy một lợi thế tiềm năng trước biến đổi khí hậu nước biển dâng, Tổng cục Thủy sản và nhiều cơ quan đề xuất mở rộng để thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh.
THỰC TRẠNG Ở HAI TỈNH CỰC NAM
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II tổ chức khảo sát 35 trang trại tôm-rừng ở tỉnh Cà Mau và 36 trang trại ở tỉnh Bạc Liêu vào cuối năm 2017, cho thấy mỗi trang trại có diện tích từ 4-7 ha. Bình quân, diện tích rừng chiếm 51% diện tích trang trại, còn lại là mặt nước nuôi tôm. Hầu hết trang trại được thành lập và sở hữu bởi các gia đình, lao động có 35% mù chữ, trình độ văn hóa cấp 1 chiếm 46%, còn lại cấp 2 và 3, không có cao đẳng hay đại học.
Điều tra 230 hộ nuôi tôm-rừng năm 2016 của ông Nguyễn Thành Tùng và Phan Văn Tá, ghi nhận trong rừng ngập mặn được nuôi tôm sú là chính; có thêm cua, cá, sò huyết. Một năm bình quân thả tôm 5 đợt, mật độ 4 con/m2, khoảng 4 tháng sau thả là thu hoạch, năng suất trung bình cả năm 222 kg/ha, kích cỡ từ 13-45 con/kg. Thả cua một năm 4 đợt, nuôi lâu hơn tôm và thu hoạch năng suất một năm trung bình 100 kg/ha, kích cỡ 2-5 con/kg. Quá trình nuôi, có 98,3% số hộ không sử dụng thuốc hóa chất, nếu sử dụng cũng chủ yếu là vôi để cải tạo ao, và có 4,3% sử dụng chế phẩm sinh học.
Trang trại tôm-rừng không tính chi phí lao động gia đình vào chi phí sản xuất nên lợi nhuận thu được khá cao, trung bình một hộ thu lời một năm 77 triệu đồng và do đầu tư ít nên số bị thua lỗ chiếm tỷ lệ nhỏ. Tính ra, mỗi héc-ta một năm thu lời cao nhất đến 80 triệu đồng, còn lỗ cao nhất là 9,3 đồng.
NUÔI TÔM BỀN VỮNG 17
Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II Phan Thanh Lâm đánh giá, năng suất tôm-rừng không vượt quá 250 kg/ha là thấp và còn có hộ bị thua lỗ là chưa ổn định. Có ba nguyên nhân chủ yếu
Thời gian vừa qua mới chỉ có các chính sách về trồng và bảo gia, sau 20 năm nữa nếu nước ta không có tác động gì thì diện tích rừng ngập mặn sẽ giảm thêm 2.036 ha, việc quản lý không hiệu quả dẫn đến giảm diện tích rừng ngập mặn thêm 10%. Khi đó, lượng phát làm hạn chế hiệu quả kinh tế tôm-rừng: chất lượng giống thấp (tỷ lệ chết của tôm vệ rừng chứ chưa có thải được ước tính là 2,7 tấn CO2-e/ha/ trên 95%), chất lượng nước và quản lý dịch bệnh chưa đạt yêu cầu. Việc đầu tư cho tôm-rừng, từ kết cấu hạ tầng đến kỹ năng canh tác, chưa được quan tâm đúng mức, người dân làm theo kinh nghiệm là chính trong khi trình độ văn hóa lại thấp.
LỢI THẾ TÔM TRÊN THỊ TRƯỜNG
Sản phẩm tôm sú luôn được ưa chuộng trên thế giới, những thị trường lớn như Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Australia, Dubai, Singapore khá ổn định trong 20 năm qua. Đặc biệt, các hệ thống chứng nhận sinh thái gắn với rừng ngập mặn như ASC, Naturland, Bio Suisse, Selva Shrimp được ưa chuộng và có giá xuất khẩu cao hơn 20-30% so với tôm thông thường. Từ năm 2000, tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu đã chú trọng phát triển tôm-rừng, hiện đã có gần 200 ha đạt chứng nhận ASC.
Năm 2017, diện tích tôm-rừng vùng ĐBSCL đã gần 200.000 ha, nhiều nhất so với các loại hình nuôi khác là quảng canh cải tiến, tôm-lúa, bán thâm canh và thâm canh. Ở tỉnh Cà Mau, chỉ tính mặt nước nuôi tôm đã gần 40.000 ha, tức là diện tích tôm-rừng gần 80.000 ha vì mặt nước chỉ chiếm 49%. Còn tỉnh Bạc Liêu có diện tích mặt nước nuôi tôm 6.526 ha. Tại tỉnh Cà Mau, tôm-rừng tập trung ở huyện Ngọc Hiển 22.875 ha, Năm Căn 7.625 ha và Phú Tân, Đầm Dơi mỗi huyện 4.000-5.000 ha; còn tỉnh Bạc Liêu có diện tích ngoài đê phòng hộ là 3.147 ha, trong đê 3.379 ha.
Tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu đã khảo sát, lập bản đồ tài nguyên đưa ra số liệu diện tích tôm-rừng (diện tích có rừng và chưa có rừng để phát triển nuôi tôm với trồng rừng, lọai trừ rừng đặc dụng và lâm phận khác). Trong đó, Cà Mau có 82.000ha (diện tích rừng 42.500ha và nuôi thủy sản 39.500ha); tỉnh Bạc Liêu 6.526ha.
Sản phẩm tôm-rừng đang chứng tỏ lợi thế tiềm năng trong bối cảnh biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Nếu mực nước biển dâng 100 cm, tỉnh Cà Mau có 57,7% diện tích bị ngập (nặng nhất là huyện Trần Văn Thời 90,02%, Cái Nước 87,62%); còn tỉnh Bạc Liêu có 48,6% diện tích bị ngập (nặng nhất là huyện Hồng Dân 90,78%, Phước Long 73,45%). Sản phẩm tôm sú gắn với rừng ngập mặn đạt các chứng nhận tế càng được ưa chuộng trên thị trường trong xu thế gia tăng nhu cầu sản phẩm nuôi hữu cơ.
Hơn thế, tôm-rừng là phương thức nuôi tôm gắn với bảo vệ rừng và trồng rừng ngập mặn, quan tâm đến tăng trưởng nguồn carbon xanh phù hợp với xu thế phát triển trên thế giới. Khi mở rộng quy mô tôm-rừng với những thay đổi tích cực như đảm bảo tỷ lệ rừng ít nhất là 60% còn 40% mặt nước nuôi tôm, thì diện tích rừng ngập mặn đã tăng.
PHÙ HỢP TĂNG TRƯỞNG XANH
Theo FAO, Việt Nam giảm diện tích rừng một năm là 0,1% trong giai đoạn 2000- 2005, và đến nay tỷ lệ trung bình là 1,4%, rất cao so với thế giới. Theo các chuyên gia, sau 20 năm nữa nếu nước ta không có tác động gì thì diện tích rừng ngập mặn sẽ giảm thêm 2.036 ha, việc quản lý không hiệu quả dẫn đến giảm diện tích rừng ngập mặn thêm 10%. Khi đó, lượng phát thải được ước tính là 2,7 tấn CO2 -e/ha/năm và nguồn phát thải từ việc thay đổi mục đích sử dụng đất rừng sang nuôi thủy sản chiếm 92%, còn lại từ các hoạt động liên quan khác.
Nếu thực hiện được mục tiêu phát triển tôm-rừng chỉ ở tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu, với 88.526ha theo tỷ lệ rừng chiếm 60% là đã có 45.763 ha rừng. Khi đó, tính toán của chuyên gia, lượng phát thải giảm 7,3 triệu tấn CO2-e/ha/năm. Trong lúc, sản lượng nuôi thủy sản đạt 21.956 tấn, giá trị 3.794 tỷ đồng. Sau 20 năm, phấn đấu đạt tỷ lệ rừng tối thiểu chiếm 70% diện tích thì hiệu quả bền vững còn lớn hơn nữa.
“Đó chính là mục tiêu phát triển tôm- rừng phù hợp với tăng trưởng carbon xanh và tăng trưởng xanh. Từ kết quả tôm- rừng thời gian qua, triển khai mở rộng quy mô, tăng hiệu quả sản xuất, tạo sinh kế ổn định cho đông đảo người dân, định hình phát triển bền vững tương lai”, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Trần Đình Luân nói.
Các trở ngại chính để mở rộng tôm- rừng hiện nay, theo Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II, làm sao nâng cao được năng suất tôm, phát triển chuỗi liên kết tôm chứng nhận để góp phần tăng thu nhập, từ đó phát triển rừng và kinh tế vùng ven biển. Một dự án do FAO tài trợ, triển khai từ tháng 7/2017 đến 9/2018, đã đề xuất chính sách, cơ chế riêng cho phát triển tôm-rừng. Theo đó, chính sách tập trung vào đầu tư tài chính, xây dựng các THT/HTX, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, xúc tiến thương mại cho tôm-rừng và hỗ trợ nghiên cứu khoa học. Về chính sách hỗ trợ nghiên cứu khoa học, trọng tâm là nghiên cứu nâng cao chất lượng và sản lượng tôm rừng, ứng công nghệ IT 4.0 tích hợp với GIS trong quản lý vùng sản xuất tôm –rừng, tất cả đặt trên cơ sở bản đồ số (GIS).
“Trên cơ sở kết quả nghiên cứu này, đề nghị cơ quan quản lý các cấp tham khảo để lồng ghép việc quản lý phát triển tôm- rừng phù hợp với tăng trưởng xanh”, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Trần Đình Luân nhấn mạnh.
S.N
- Toàn cảnh thị trường tôm giống tại Ấn Độ năm 2022
- AEC – Copeflock 63: Mô hình tiết kiệm chi phí, giảm mầm bệnh, hạn chế phân trắng
- FISTECH 2023 – Khoa Thuỷ sản (VNUA): Ký biên bản hợp tác
- 6 tháng đầu năm: Dịch bệnh đốm trắng trên tôm là hơn 859 ha
- Phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045
- Đón đọc Tạp chí Người Nuôi Tôm số 1+2
- Đón đọc Tạp chí Người Nuôi Tôm số 11+12: Định hướng chiến lược phát triển thủy sản: Thay đổi là điều tất yếu
- Đón đọc Tạp chí Người Nuôi Tôm số Tết (tháng 1+2): Ngành Tôm Việt Nam – đích đến bền vững và giá trị
- Ứng phó với hạn hán và xâm nhập mặn trong nuôi trồng thủy sản 2020
- Mặn lên sớm, giá tôm cao, có nên thả nuôi tôm sớm?
Tin mới nhất
T7,14/12/2024
- INVE: Bổ nhiệm giám đốc khu vực tại Việt Nam
- Xuất khẩu tôm trong 11 tháng đầu năm mang về gần 3,6 tỷ USD
- Thái Lan: Trang trại đầu tiên thử nghiệm hệ thống gây mê di động
- Tín hiệu khả quan kết thúc năm khó khăn của ngành tôm ĐBSCL
- Quảng Trị (huyện Triệu Phong): Diện tích nuôi tôm giảm 62,6 ha so với năm 2023
- Thủy sản duy trì đà tăng tốc, đáp ứng nguồn cung cho thị trường Tết
- Giá thể rơm: Chất dinh dưỡng tự nhiên tăng hiệu quả trong nuôi tôm biofloc
- Khung lịch mùa vụ thả giống tôm nước lợ năm 2025
- 10 vụ tôm liên tiếp thành công cùng mô hình nuôi tôm công nghệ cao của Grobest
- Thảo dược: “Vũ khí sinh học” phòng bệnh AHPND trên tôm
Các ấn phẩm đã xuất bản
- 10 vụ tôm liên tiếp thành công cùng mô hình nuôi tôm công nghệ cao của Grobest
- Bộ sản phẩm Miễn dịch của Grobest: Đỉnh cao phòng chống bệnh ở tôm, tôm khỏe mạnh mọi giai đoạn
- Grobest giải mã nguyên nhân và đưa ra giải pháp phòng ngừa bệnh phân trắng trên tôm
- Tổng Giám đốc Tập đoàn HaiD Việt Nam: Chiến lược chinh phục thị trường Việt
- Gói tín dụng 15.000 tỷ đồng: Trợ lực giúp doanh nghiệp vượt khó
- Sri Lanka: Ra mắt gói bảo hiểm rủi ro cho các trang trại tôm đầu tiên tại châu Á
- Hội chợ triển lãm Công nghệ ngành Thủy sản Việt Nam lần đầu tiên tổ chức tại miền Bắc
- USSEC: Hướng tới kỷ nguyên nuôi biển bền vững tiến xa bờ
- BTC FISTECH và Chi Cục Thủy sản Quảng Ninh: Họp bàn kế hoạch phối hợp tổ chức FISTECH 2023
- Diện tích và sản lượng tôm nước lợ năm 2022
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt