1. Ký kết Hiệp định CPTPP & EVFTA, hy vọng để ngành Thủy sản cất cánh
Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực từ ngày 14/01/2019, Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA) sắp ký kết (được Hội đồng Châu Âu phê duyệt cho phép ký kết ngày 25/06/2019) được kỳ vọng là những “đà tiến” quan trọng để ngành thủy sản “cất cánh”.
EU là đối tác xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam, chiếm 90% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa nói chung và là đối tác số 1 của Việt Nam trong lĩnh vực nhập khẩu các mặt hàng thủy hải sản. Từ năm 2000 – 2018, giá trị thương mại giữa Việt Nam và EU tăng hơn 13 lần (từ mức 4.1 tỷ USD lên 56.3 tỷ USD); trong đó, xuất khẩu của Việt Nam vào EU tăng hơn 15 lần, từ 2.8 tỷ lên 42.5 tỷ USD.
Thực thi EVFTA ngay lập tức gỡ bỏ 853.6% số dòng thuế, tương đương 70.3% kim ngạch hàng hóa của Việ Nam xuất vào EU. Đây là cơ hội gia tăng sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam tại thị trường quan trọng này. Nhìn chung, EVFTA sẽ là động lực lớn giúp các doanh nghiệp Việt Nam (trong đó có các doanh nghiệp thủy sản) chủ động thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu sang các nước thuộc nhóm EU.
Tuy nhiên, Các cơ quan chức năng lưu ý, Việt Nam cần triển khai một số vấn đề trọng tâm để khai thấc tối đa lợi ích mang lại từ hiệp định, tạo điều kiện thuận lợi cho việc gia nhập thị trường và thực hiện hoạt động đầu tư, kinh doanh của cá nhân, doanh nghiệp: Một là, phát triển công nghiệp phụ trợ nhằm đảm bảo yêu cầu về xuất xứ; Hai là, hoàn thiện thể chế và nâng cao nhận thức chuẩn kỹ thuật và an toàn ; Bốn là, phát triển nguồn nhân lực cũng như đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại; Năm là, nghiên cứu, rà soát để xuất trình Quốc hội xem xét sửa đổi, bổ sung một số luật quan trọng như Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp.
2. Nỗ lực gỡ “thẻ vàng” cho ngành Thủy sản
Chịu án phạt “thẻ vàng” IUU khiến ngành Thủy sản Việt Nam chịu thua thiệt đủ đường. Sau 2 năm (từ ngày 23/10/2017) bị cảnh báo thẻ vàng, sản lượng thủy sản xuất khẩu sang thị trường này sụt giảm đáng kể. Xác định việc tháo gỡ “thẻ vàng” của EC có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, Bộ NN&PTNT đã phối hợp với 28 tỉnh, thành phố vên biển thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp.
Trong các phiên họp trước thềm làm việc chính thức với đoàn thanh tra của liên minh Châu Âu (EC), Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã trực tiếp ra một số yêu cầu để nỗ lực tối đa, khắc phục thẻ vàng như: Khẩn trương hoàn thiện khung pháp lý xây dựng một hệ thống kiểm soát toàn diện cho việc chống khai thác IUU; Đẩy mạnh công tác quản lý tàu cá; Tăng cường các giải pháp giải quyết hiện trạng tàu cá Việt Nam vi phạm vùng biển nước ngoài; Truy xuất nguồn gốc thủy sản từ nước khác…
Sau khu thực hiện các chính sách và hành động cụ thể, trong phiên làm việc chính thức vào tháng 11/2019, phía EC có những đánh giá tích cực, cho rằng Việt Nam đang đi đúng hướng trong việc kiểm soát đội tàu khai thấc, đánh bắt xa bờ. Đoàn thành tra ghi nhận sự nỗ lực, tinh thần hợp tác và minh bạch của Việt Nam trong cung cấp thông tin.
Tháng 6/2020, EC sẽ quay lại để tiếp tục kiểm tra và làm việc. Với sự nỗ lực cao từ Chính Phú, Bộ NN&PTNT, Tổng cục Thủy sản, … tất cả sẽ là nền tảng vững chãi để thực hiện những bước tiếp theo trong việc gỡ bỏ “thẻ vàng” với lĩnh vực khai thác thủy sản tại Việt Nam.
3. Một năm vui buồn của xuất khẩu cá tra
Năm 2019, xuất khẩu cá tra liên tiếp đối mặt với khó khăn chồng chất khi giá chạm đáy, bán dưới giá thành. Các thị trường nhập khẩu lớn của Việt Nam như Mỹ, Brazil và Columbia vẫn còn chìm sâu trong tăng trưởng âm, giá nguyên liệu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái nên xuất khẩu thời gian này không thể tăng cao hơn. Theo thống kê, Việt Nam có sản lượng cá tra là 1.3 triệu tấn, Ấn Độ cũng đã có 650.000 tấn, Bangladesh là 450.000 tấn, Indonesia là 110.000 tấn. Thậm chí, Trung Quốc – thị trường xuất khẩu tiềm năng sản phẩm cá tra Việt cũng đã tự nuôi và thu hoạch 10.000 tấn. Việc tất cả các nước đều tham gia vào thị trường xuất khẩu (dù chiếm thị phần nhỏ) cũng làm tăng yếu tố cạnh tranh quan trọng đối với các doanh nghiệp cá tra Việt Nam. Tuy nhiên, vào cuối tháng 10/ 2019 vừa qua, ngành cá tra đón nhận tin vui từ Bộ Nông nghiệp Mỹ. Mỹ chính thức công bố quyết định công nhận tương dương hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm (ATTP) cá da trơn Việt Nam xuất khẩu vào nước này sau hơn 3 năm. Điều này mở ra cơ hội lớn cho ngành cá da trơn của Việt Nam, trong đó có cá tra – đối tượng nuôi chủ lực.
Đáp ứng yêu cầu công nhận tương đương của Mỹ sẽ góp phần dịch chuyển mạnh mẽ ngành nuôi cá tra từ sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất lớn trên cơ sở kiểm soát có hệ thống từ con giống đến sản phẩm cuối cùng; Đồng thời, tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững của ngành thủy sản – ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản (Nafiqad) bày tỏ.
4. Thuế chống bán phá giá tôm Việt vào Mỹ mức 0% – động lực lớn thúc đẩy xuất khẩu
Ngày 21/ 8, Bộ Thương mãi Mỹ (DOC) công bố kết luận cuối cùng của đợt rà soát hành chính lần thứ 13 (POR 13) đối với biện pháp chống bán phá giá tôm Việt Nam. Theo đó, 31 doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam sẽ được hưởng mức thuế chống bán phá giá (CBPG) là 0%. Các công ty trong danh sách công bố bao gồm: Công ty Thủy sản Bạc Liêu, Công ty CP XNK Lâm Thủy sản Bến Tre, Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam, Công ty Cổ phần Chế biến và Xuất nhập khẩu Thủy sản CADOVIMEX, Công ty CP Chế biến và Dịch vụ Thủy sản Cà Mau, Công ty CP Xuất nhập khẩu Thủy sản Cần Thơ, Công ty CP Thủy sản Cửu Long,… Đây là tin vui chung cho ngành tôm Việt Nam đồng thời là động lực rất lớn để các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam gia tăng đơn hàng từ thị trường này. Chưa kể, thông tin 31% doanh nghiệp tôm được hưởng thuế CBPG 0% cũng giúp cổ phiếu của các doanh nghiệp tôm trong nước tăng giá. Theo ông Hồ Quốc Lực, Tổng Giám đốc Công ty Sao Ta (Sóc Trăng) cho biết, đây là kết quả tốt nhất trong 13 lần xem xét hành chính. Việt Nam cần tận dụng lợi thế, để duy trì nhịp độ tăng trưởng ở Mỹ.
5. Mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2019 xoay trục, cán đích 8.6 tỷ USD
Năm 2018, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của nước ta đạt 9 tỷ USD. Đây là động lực lớn để Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam đưa ra con số mục tiêu 10 tỷ USD trong năm 2019. Tuy nhiên, với những khó khăn về giá cả, thị trường,.. ngành thủy sản gần như “dậm chân tại chỗ” trong suốt nửa đầu năm, sự phục hồi nhẹ nửa cuối năm cũng không thể tạo nên một cú “lội ngược dòng” như hy vọng. Vào tháng 10/ 2019, Bộ NN&PTNT đã hạ chỉ tiêu xuất khẩu thủy sản xuống 9 tỷ USD thay cho 10 tỷ USD như ban đầu. Ông Trần Đình Luận, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản thông tin, lượng thủy sản xuất khẩu vẫn tăng, nhưng giá trị xuất khẩu giảm. Về mục tiêu sản lượng chắc chắn đạt được theo kế hoạch, tuy nhiên mục tiêu về giá trị kim ngạch xuất khẩu cần có sự điều chỉnh để phù hợp với diễn biến thực tế. Trong năm 2019, ước tính tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất thủy sản đạt 6.25% so với năm 2018, tổng sản lượng đạt khoảng 8.15 triệu tấn, tăng 4.9%. Trong đó, sản lượng khai thác đạt 3.77 triệu tấn, tăng 4.5%; sản lượng nuôi trồng đạt 4.38 triệu tấn, tăng 5,2%; kim ngạch xuất khẩu thủy sản ước đạt 8.6 tỷ USD.
Lương Thảo
- FISTECH 2023 – Khoa Thuỷ sản (VNUA): Ký biên bản hợp tác
- Quy định mới gây khó khăn trong việc giám sát tôm giống nhập tỉnh
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Hình thành vùng nuôi tôm công nghệ cao
- Sản xuất giống: Cần thu hút doanh nghiệp đầu tư các khu công nghệ cao
- 6 tháng đầu năm: Dịch bệnh đốm trắng trên tôm là hơn 859 ha
- Phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045
- Một số quy trình xử lý nước thải nuôi tôm
- Giới thiệu Ấn phẩm Science & Solutions số 50 – Thức ăn Thủy sản trong tương lai không dùng đến Bột cá
Tin mới nhất
T4,04/12/2024
- Giá tôm tăng cao, doanh nghiệp chế biến đối mặt với thách thức
- Ao lót bạt: Giải pháp giảm phát thải đơn giản và hiệu quả
- Tầm quan trọng của bóng mát trong nuôi tôm biofloc
- Hệ thống biofloc trong nuôi tôm: Đánh giá toàn diện tiềm năng và hạn chế
- Benchmark: Chuyển nhượng mảng kinh doanh di truyền cho Novo Holdings
- Sự cố ao nuôi: Phát hiện sớm qua những dấu hiệu đặc trưng
- Nông dân nuôi tôm xuất sắc: Công nghệ là “chìa khóa” thành công
- Bột trứng: Nguồn protein tiềm năng trong nuôi tôm
- Ninh Thuận: Mục tiêu sản xuất 50 tỷ tôm giống vào năm 2025
- Ảnh hưởng của 25-Hydroxyvitamin D3 trong khẩu ăn lên tăng trưởng, chuyển hóa canxi-phospho và khả năng miễn dịch của tôm thẻ chân trắng Litopenaeus Vannamei nuôi ở độ mặn thấp
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Bộ sản phẩm Miễn dịch của Grobest: Đỉnh cao phòng chống bệnh ở tôm, tôm khỏe mạnh mọi giai đoạn
- Grobest giải mã nguyên nhân và đưa ra giải pháp phòng ngừa bệnh phân trắng trên tôm
- Tổng Giám đốc Tập đoàn HaiD Việt Nam: Chiến lược chinh phục thị trường Việt
- Gói tín dụng 15.000 tỷ đồng: Trợ lực giúp doanh nghiệp vượt khó
- Sri Lanka: Ra mắt gói bảo hiểm rủi ro cho các trang trại tôm đầu tiên tại châu Á
- Hội chợ triển lãm Công nghệ ngành Thủy sản Việt Nam lần đầu tiên tổ chức tại miền Bắc
- USSEC: Hướng tới kỷ nguyên nuôi biển bền vững tiến xa bờ
- BTC FISTECH và Chi Cục Thủy sản Quảng Ninh: Họp bàn kế hoạch phối hợp tổ chức FISTECH 2023
- Diện tích và sản lượng tôm nước lợ năm 2022
- Ngành thuỷ sản miền Bắc – miền Trung: “Sân chơi” đầy sức hút
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt