Trong bối cảnh thị trường tôm thế giới chứng kiến nhu cầu tiêu thụ sụt giảm và giá thấp nửa đầu năm nay, tình hình tiêu thụ và NK tôm của các thị trường lớn những tháng cuối năm nay là vấn đề được nhiều người quan tâm. Ông Willem van der Pijl, chuyên gia quốc tế hàng đầu trong ngành tôm, nhà sáng lập Shrimp Insights trong bài viết chia sẻ của mình đã phân tích những điểm nổi bật, xu hướng diễn biến của các thị trường NK tôm chính trong giai đoạn đầu năm nay và đưa ra những nhận định cho giai đoạn cuối năm.
Thị trường Mỹ
Khối lượng NK: Nhập khẩu tôm của Mỹ nửa đầu năm 2023 đạt 361.692 tấn, giảm 18% so với cùng kỳ năm ngoái. Mặc dù sụt giảm, nhưng một điểm tích cực đó là lượng nhập khẩu ổn định từ quý 1 đến quý 2 và lần đầu tiên kể từ quý 4/2021, NK không giảm nhiều so với quý trước đó. Chúng ta sẽ phải chờ xem liệu khối lượng nhập khẩu của Mỹ có theo xu hướng tăng trong nửa cuối năm hay không, vốn từng là thông lệ trước khi tình trạng dư cung trở nên rõ ràng vào nửa cuối năm 2022.
Giá NK trung bình: Giá trung bình USD/kg tôm nhập khẩu đầu năm 2023 ở mức tương đương năm 2019 trong bối cảnh khủng hoảng Covid-19. Trong thời kỳ đại dịch, vào nửa cuối năm 2020 và năm 2021, giá cả tăng vọt do doanh số bán lẻ và tiêu dùng tại nhà tăng mạnh. Chỉ đến năm 2022, khi tình trạng dư cung bắt đầu xảy ra như hiện nay thì giá mới giảm. Hiện nay, giá trung bình mỗi kg cho tất cả các loại sản phẩm ở mức tương đương với năm 2019 hoặc thấp hơn một chút.
Sản phẩm NK: Từ năm 2021 đến năm 2022, NK tôm bóc vỏ và tôm còn vỏ của Mỹ giảm lần lượt xuống 369.796 tấn và 251.067 tấn. Xu hướng này tiếp tục diễn ra trong nửa đầu năm 2023, khi NK của cả hai loại hàng này giảm thêm 9% và 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Trái ngược với xu hướng NK hai mặt hành chính này, NK tôm giá trị gia tăng (chủ yếu là tôm hấp) và tôm tẩm bột từ năm 2021 đến năm 2022 lại tăng lên con số kỷ lục lần lượt là 142.958 tấn và 70.948 tấn. Điều này đã thay đổi trong nửa đầu năm nay khi so với cùng kỳ năm trước, NK của cả hai loại đều giảm khoảng 30% mỗi loại.
Hầu hết các nhà cung cấp sang Mỹ đều giảm XK sang thị trường này giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2022, ngoại trừ Ecuador. Ít nhất cho đến nửa đầu năm 2023, Ecuador chứng kiến khối lượng XK sang Mỹ giảm so với cùng kỳ năm ngoái với mức giảm nhẹ chỉ 4%.
Thị trường Trung Quốc
Khối lượng NK: Không tính tới các hạn chế về COVID-19, Trung Quốc khép lại năm 2022 với khối lượng NK kỷ lục: trong nửa cuối năm vượt 500.000 tấn. Trong nửa đầu năm 2023, NK của Trung Quốc ổn định ngay dưới mức của nửa cuối năm 2022, nhưng vẫn đạt trên 500.000 tấn.
Với điều kiện kinh tế và thị trường hiện tại của Trung Quốc, lượng NK trong nửa cuối năm 2023 khó có thể tăng trở lại so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, nếu nước này cố gắng đạt được khối lượng NK trong nửa cuối năm 2022, thì lần đầu tiên nước này có thể vượt 1 triệu tấn tôm NK vào năm 2023. Với lượng NK tháng 7 của Trung Quốc được báo cáo chỉ thấp hơn một chút so với tháng 7/2022, con số dự báo trên có thể đạt được.
Giá NK trung bình: Xét về tổng giá trị NK, Trung Quốc đã NK 2,8 tỷ USD tôm trong nửa đầu năm nay, tăng 30% so với nửa đầu năm 2022. Giá nhập khẩu trung bình mỗi kg cũng tăng từ khoảng 5-5,5 USD vào thời điểm cao điểm của đợt dịch Covid-19 xuống còn khoảng 6,5-7 USD vào giữa năm 2022. Sau đó giá giảm xuống mức hiện nay do dư cung. Vẫn chưa rõ liệu giá đã chạm đáy hay chưa.
Nhà cung cấp: Trong những năm gần đây, Ecuador chi phối phần lớn tăng trưởng NK của Trung Quốc. Năm 2022, nguồn cung của Ecuador sang Trung Quốc đạt gần 600.000 tấn. Nếu xu hướng năm nay tiếp nối xu hướng năm ngoái, XK của Ecuador sang Trung Quốc có thể đạt 900.000 tấn.
Trong vài năm qua, Ấn Độ đã tăng dần XK sang Trung Quốc so với cùng kỳ năm trước, nhưng NK trong nửa đầu năm 2023 dường như hơi chậm so với nửa đầu năm 2022. XK của Argentina sang Trung Quốc tốt hơn. Trong nửa đầu năm, Argentina XK tôm sang Trung Quốc nhiều bằng tổng lượng tôm xuất khẩu của năm 2022. Năm nay, Argentina có thể quay trở lại mức XK của năm 2019-2020, và nó có thể trở thành nhà cung cấp lớn thứ ba cho Trung Quốc trong năm nay.
Thị trường EU
Khối lượng NK: EU NK tôm Penaeus nguyên liệu (L. vannamei, P. monodon nguyên liệu và các loài Penaeus khác theo mã HS03061792). Đây là nhóm sản phẩm chính tương ứng với tôm nuôi. Mặc dù thị trường chậm lại nhưng khối lượng NK của EU trong quý đầu năm bất ngờ chỉ giảm 7% so với cùng kỳ. Vào tháng 4, EU chứng kiến mức giảm mạnh hơn, giảm 22% so với cùng kỳ năm trước, nhưng xu hướng này đã dừng lại vào tháng 5. Kết quả là quý 2/2023 chỉ giảm 11% so với cùng kỳ năm trước. Trong nửa đầu năm, EU NK tổng cộng 141.107 tấn tôm Penaeus, giảm 9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Giá NK trung bình: Giá trị trung bình NK vào EU đã tăng mạnh trong đại dịch và giảm mạnh hơn vào cuối năm 2022. Trong quý đầu năm 2023, giá trung bình đã ổn định, nhưng không rõ liệu có xuất hiện xu hướng giá tích cực hơn trong thời gian tới hay không.
Sản phẩm và thị trường: Bên cạnh tôm đông lạnh nguyên liệu, EU còn nhập khẩu tôm giá trị gia tăng. Danh mục hàng giá trị gia tăng bao gồm tất cả các loài tôm và tất cả các sản phẩm được chế biến nhiều hơn một bước (chẳng hạn như bóc vỏ và hấp chín, hoặc bóc vỏ và tẩm bột). Khoảng 1/3 khối lượng tôm giá trị gia tăng có nguồn gốc từ châu Á. Phần còn lại chủ yếu là tôm hồng phương Bắc từ các nước như Canada, Mỹ và Na Uy. Ở châu Á, Việt Nam chiếm ưu thế về nguồn cung (khoảng 60%), tiếp theo là Ấn Độ, Indonesia và Bangladesh.
Nhóm hàng giá trị gia tăng tăng trưởng vừa phải trong những năm gần đây (20% từ năm 2020 đến năm 2022), thậm chí nửa đầu năm nay còn giảm 13% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhập khẩu Penaeus nguyên liệu đông lạnh tăng 45% từ năm 2020 đến năm 2023 và trong nửa đầu năm 2023 giảm 9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thị trường Nhật Bản
Khối lượng NK: Nhật Bản NK 83.579 tấn tôm trong nửa đầu năm 2023, giảm 9% so với cùng kỳ năm ngoái. Lượng NK trong quý 1 và quý 2 giảm lần lượt 7% và 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhìn chung, xu hướng nhập khẩu tương tự như những năm trước. Tổng lượng NK trong năm nay dự báo vượt mức 60.000 tấn trong quý 3 và quý 4 năm 2023.
Giá NK trung bình: Giá trị NK của Nhật Bản trong nửa đầu năm đạt 823 triệu USD, giảm 18% so với cùng kỳ năm trước. Giá trung bình mỗi kg NK vào Nhật Bản biến động nhiều hơn so với hầu hết các nước khác, nhưng nhìn chung, Nhật Bản cũng đi theo xu hướng tương tự, với xu hướng giá giảm kể từ đầu năm 2022.
Sản phẩm và thị trường: Nhật Bản NK chủ yếu là tôm nguyên liệu đông lạnh. Nhật NK chủ yếu từ các quốc gia như Ấn Độ, Việt Nam và Indonesia, Argentina và Thái Lan. Thái Lan vẫn là nhà cung cấp các sản phẩm giá trị gia tăng lớn nhất cho Nhật Bản. Nhật có lẽ là một trong số ít phân khúc thị trường mà Thái Lan vẫn giữ vị trí quan trọng.
Thị phần giữa các nhà cung cấp của Nhật Bản tương đối ổn định, một dấu hiệu cho thấy mối quan hệ lâu dài của Nhật Bản, các thỏa thuận với nhà cung cấp và đôi khi là cả hoạt động liên doanh với các nhà cung cấp. Trong nhiều nhà máy có quan hệ kinh doanh đáng kể với Nhật Bản, các nhà quản lý QA người Nhật có mặt tại chỗ để đảm bảo rằng các thông số kỹ thuật của sản phẩm đáp ứng được yêu cầu. Vì những lý do này, người mua Nhật Bản không xem nhẹ việc chuyển đổi nhà cung cấp.
Nhận định xu hướng cuối năm nay
Tại Mỹ, thị trường lớn nhất thế giới, nhập khẩu giảm mạnh nhất so với các thị trường khác.
Các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ đã phải giải quyết hàng tồn kho giá cao hoặc chấp nhận thua lỗ đối với lượng hàng tồn kho đó trước khi họ có thể thay thế chúng.
Các nhà bán lẻ Mỹ không bắt đầu các chương trình khuyến mãi tôm tại cửa hàng của họ. Thay vào đó, họ chấp nhận giảm doanh số bán hàng trong khi vẫn duy trì giá để đạt được tỷ suất lợi nhuận mong muốn. Điều này dẫn đến sự chênh lệch đáng kể về giá giữa giá bán buôn và giá bán lẻ.
Mặc dù nhập khẩu có thể sẽ có xu hướng tăng lên như chúng ta thường thấy vào cuối năm. Tuy nhiên, NK năm nay của Mỹ có thể thấp hơn một chút so với nửa đầu năm 2023 vì nhập khẩu đã giảm từ nửa cuối năm 2022.
Thị trường EU, với lượng hàng tồn kho được báo cáo là thấp hơn so với ở Mỹ, nhập khẩu của EU có thể sẽ tiếp tục xu hướng tăng vào cuối năm nay. Tuy nhiên, xét đến tình hình kinh tế, khó có khả năng tăng. Kỳ vọng tổng lượng NK Penaeus nguyên liệu của EU năm nay sẽ giảm khoảng 10% và ổn định ở mức khoảng 300.000 tấn.
Thị trường Nhật Bản có xu hướng tăng trưởng trái ngược với hầu hết các thị trường khác. Trong thập kỷ qua, NK đã giảm từ 300.000 tấn xuống còn 200.000 tấn. Nếu xu hướng năm nay tiếp tục, lượng nhập khẩu có thể ổn định ở mức khoảng 180.000 tấn.
Ấn Độ, Việt Nam và Indonesia chi phối nguồn cung tôm nguyên liệu đông lạnh, trong khi Thái Lan, Việt Nam và Indonesia chi phối nguồn cung các sản phẩm giá trị gia tăng.
Ecuador đang tăng trưởng chậm XK tôm nguyên liệu đông lạnh sang Nhật Bản. Mới đây, Mitsui đã đầu tư một khoản vào Santa Priscila và Ecuador kì vọng sự kiện này sẽ mang lại kết quả tích cực cho Ecuador.
Kim Thu
Nguồn: Vasep.com.vn
- tình hình nhập khẩu tôm li> ul>
- Quy trình rơm: Chuyển đổi mô hình nuôi để giảm thiểu chi phí và rủi ro
- Amoniac trong ao tôm: Chiến lược kiểm soát hiệu quả
- Xuất khẩu tôm có thể đạt 4 tỷ USD trong năm 2024
- Nuôi tôm vụ nghịch: Lợi nhuận lớn, rủi ro cao
- Đón đọc Tạp chí Người Nuôi Tôm số tháng 11/2024
- Giá tôm Indonesia giai đoạn 2023-2024: Giải mã nguyên nhân sụt giảm
- Chiết xuất riềng đỏ: Ức chế vi khuẩn gây bệnh phân trắng
- Đi sâu vào ngành sản xuất tôm của Trung Quốc
- Hội nghị Khách hàng Long Thăng năm 2024: Đột phá tư duy – Phát huy nội lực
- Aquaculture Vietnam sẽ trở lại vào tháng 3 năm 2026
Tin mới nhất
T5,21/11/2024
- Quy trình rơm: Chuyển đổi mô hình nuôi để giảm thiểu chi phí và rủi ro
- Amoniac trong ao tôm: Chiến lược kiểm soát hiệu quả
- Xuất khẩu tôm có thể đạt 4 tỷ USD trong năm 2024
- Nuôi tôm vụ nghịch: Lợi nhuận lớn, rủi ro cao
- Đón đọc Tạp chí Người Nuôi Tôm số tháng 11/2024
- Giá tôm Indonesia giai đoạn 2023-2024: Giải mã nguyên nhân sụt giảm
- Chiết xuất riềng đỏ: Ức chế vi khuẩn gây bệnh phân trắng
- Đi sâu vào ngành sản xuất tôm của Trung Quốc
- Hội nghị Khách hàng Long Thăng năm 2024: Đột phá tư duy – Phát huy nội lực
- Aquaculture Vietnam sẽ trở lại vào tháng 3 năm 2026
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Bộ sản phẩm Miễn dịch của Grobest: Đỉnh cao phòng chống bệnh ở tôm, tôm khỏe mạnh mọi giai đoạn
- Grobest giải mã nguyên nhân và đưa ra giải pháp phòng ngừa bệnh phân trắng trên tôm
- Tổng Giám đốc Tập đoàn HaiD Việt Nam: Chiến lược chinh phục thị trường Việt
- Gói tín dụng 15.000 tỷ đồng: Trợ lực giúp doanh nghiệp vượt khó
- Sri Lanka: Ra mắt gói bảo hiểm rủi ro cho các trang trại tôm đầu tiên tại châu Á
- Hội chợ triển lãm Công nghệ ngành Thủy sản Việt Nam lần đầu tiên tổ chức tại miền Bắc
- USSEC: Hướng tới kỷ nguyên nuôi biển bền vững tiến xa bờ
- BTC FISTECH và Chi Cục Thủy sản Quảng Ninh: Họp bàn kế hoạch phối hợp tổ chức FISTECH 2023
- Diện tích và sản lượng tôm nước lợ năm 2022
- Ngành thuỷ sản miền Bắc – miền Trung: “Sân chơi” đầy sức hút
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt