Thúc đẩy chuỗi giá trị tôm – lúa đạt chứng nhận quốc tế tại Cà Mau

Cà Mau là tỉnh có nhiều tiềm năng lớn về thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm. Biến đổi khí hậu, tác động của xâm nhập mặn diễn ra ngày càng nghiêm trọng đặt ra nhiều thách thức cho hoạt động sản xuất nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh. Song hành cùng định hướng chuyển dịch cơ cấu và phát triển nông nghiệp chủ động thích ứng của Chính phủ, Cà Mau khuyến khíchphát triển mô hình nuôi tôm – lúa sinh tháithích ứng và thân thiện vớimôi trường.Bên cạnh những giá trị về khả năng thích ứng với thay đổi của môi trường, mô hình nuôi tôm-lúađạt chứng nhận quốc tế còn giúp gia tăng giá trị con tôm trên thị trường.

Trong năm 2021, diện tích tôm- lúa của tỉnh Cà Mau đạt 40,000 ha (chiếm14 % diện tích nuôi tôm 284.970 ha trong toàn tỉnh). Cà Mau làtỉnh có diện tích canh tác tôm – lúa đứng thứ 3 toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Mô hình tôm lúa tập trung chính ở huyện ThớiBình (diện tích lớn nhất 19,500 ha chiếm 48,7%) , U Minh, Trần Văn Thời, Cái Nước (một phần nhỏ ở xã Thạch Phú và thành phố Cà Mau).

Mô hình tôm -lúa được khẳng định có nhiều ưu điểm nhưng trong quá trình canh tác, mô hình đang gặp phải nhiều thách thức.

Các vùng nuôi tôm-lúa chưa được quy hoạch bài bản và đồng bộ với hạ tầng thủy lợi. Diễn biến bất thường của hạn mặn khiến nhiều khu vực canh tác vụ lúa kém hiệu quả khiến nhiều nông dân bỏ canh tác lúa, chuyển hẳn sang chuyên tôm.Điều này gia tăngrủi ro về dịch bệnh, làm thay đổi các chỉ tiêu môi trường đất và nước. Bên cạnh đó, mô hình canh tác tôm – lúa vẫn được thực hiện dựa nhiều vào kinh nghiệm của nông dân và không tuân theo quy trình canh tác bền vững cũng như phù hợp với tiêu chuẩn chứng nhận quốc tế.

Mô hình liên kết thúc đẩy chuỗi giá trị tôm – lúa theo hướng hữu cơ tạixã Biển Bạch Đông, huyện Thới Bình đang được triển khai nhằm xác định các vấn đề cần can thiệp trong năm 2022 để tăng cường tính bền vững của mô hình tôm lúa theo hướng chứng nhận hữu cơ. Các kết quả triển khai các mô hình thí điểm đã rút ra được các bài học cho mô hình nuôi tôm trong ruộng lúa:

– Lựa chọn tôm giống chất lượng tốt và có kiểm dịch. Đồng thời, ương tôm giống trước khi thả nuôi trong ruộng để tăng tỉ lệ sống và giúp tôm thích nghi tốt với các yếu tố môi trường tự nhiên (nhiệt độ, pH, độ kiềm…)

– Quản lý chất lượng môi trường ao nuôi là yếu tố then chốt để đảm bảo tỷ lệ sống và sự phát triển của tôm và giúp kiểm soát tốt dịch bệnh. Hiện nay, phần lớn chất lượng nước trong ao nuôi chỉ được lấy mẫu trước khi tiến hành nuôi mà không được theo dõi định kỳ.Theo quy trình nuôi tại mô hình thí điểm, các yếu tố môi trường được theo dõi định kỳ để đảm bảo chất lượng và tính ổn định.

– Sử dụng chế phẩm vi sinh bổ sung vào ao nuôi định kỳ nhằm góp phần cải thiện môi trường nước và tạo nguồn thức ăn tự nhiên trong ruộng nuôi

– Thường xuyên cập nhật thông tin về dịch bệnh, tập huấn nâng cao kỹ thuật, khả năng nhận biết các biến động của thời tiết, khí hậu và xử lý các tình huống cấp thiết trong quá trình sản xuất.

Mô hình tôm -lúa canh tác theo hướng hữu cơ tại xã Biển Bạch Đông, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau

Các lưu ý về kỹ thuật trong quá trình nuôi (kết hợp cùng nghiên cứu trước đây của Khoa Thủy sản, đại học Cần Thơ) đã được tổng hợp để xây dựng “Quy trình kỹ thuật nuôi tôm – lúa theo hướng hữu cơ”. Quy trình nàyđang được sử dụng làm tài liệu đào tạo cho các cán bộ thủy sản, khuyến nông trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Hiện tại,các hộ nuôi tôm – lúa tại xã Biển Bạch Đôngcũng đang được phổ biến quy trình kỹ thuật này, cũng như hướng dẫn về các nguyên tắc thực hànhtheo tiêu chuẩn quốc tế như ASC (do tập đoàn thủy sản Minh Phú hỗ trợ).

Kết quả bước đầu của mô hình rất tích cực với các hộ tham gia có năng suất tăng 25% (năng suất các hộ mô hình thí điểm trung bình là 250kg/ha/năm, trong khi các hộ SX thông thường năng suất trung bình đạt 200kg/ha/năm). Theo đó, lợi nhuận của các hộ mô hình thí điểm cũng tăng trung bình khoảng 20% so với các hộ theo mô hình sản xuất hiện tại.

Thúc đẩy mô hình canh táctheo hướng chứng nhận quốc tế là hướng đi phát triển bền vững mô hình tôm- lúa nói riêng và mô hình canh tác thủy sản nói chung. Ngành nông nghiệp tỉnh Cà Mau phấn đấu đến năm 2030, có 100% diện tích tôm – lúa đạt được các chứng nhận quốc tế (EU Organic, Canada Organic, ASC).

Mô hình liên kết thúc đẩy chuỗi giá trị tôm – lúa theo hướng hữu cơ tại xã Biển Bạch Đông, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau được thực hiện trong khuôn khổ hợp tác giữa Tổng cục Thủy sản, Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau, UBND huyện Thới Bình, Tập đoàn Thủy sản Minh Phú, Tập đoàn Lộc Trời và Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức GIZ (trong khuôn khổ dự án Thích ứng với biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long – MCRP).

Phan Thanh Tỉnh (GIZ Việt Nam)

Nguồn tin: Cổng TTĐT tỉnh Cà Mau,

Tin mới nhất

T6,22/11/2024