Tháng 9/2023, xuất khẩu (XK) tôm Việt Nam đạt 322 triệu USD, giảm 8% so với cùng kỳ năm ngoái. Mặc dù chưa thoát khỏi tăng trưởng âm, nhưng mức giảm đã thu hẹp dần qua từng tháng. Lũy kế 9 tháng đầu năm nay, XK tôm đạt 2,5 tỷ USD, giảm 26% so với cùng kỳ.
XK tôm Việt Nam trong tháng 9 năm nay nhìn thấy tín hiệu tích cực từ các thị trường như Mỹ, Australia, Canada, Bỉ, Đài Loan với mức tăng trưởng dương từ 1%-54%. Các thị trường lớn còn lại như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc vẫn ghi nhận tăng trưởng âm từ 10%-26% tuy nhiên mức giảm đã thấp hơn so với những tháng trước đó. Riêng thị trường Trung Quốc và HK, sau khi tăng trưởng dương trong 3 tháng 6,7 và 8, XK tôm sang thị trường này lại tiếp tục xu hướng giảm.
Về sản phẩm XK, tính tới tháng 9 năm nay, giá trị XK tôm chân trắng (chiếm tỷ trọng 74%) đạt 1,9 tỷ USD, giảm 26%, XK tôm sú đạt 356 triệu USD (chiếm tỷ trọng 14%), giảm 23%. Còn lại là giá trị XK tôm loại khác với 298 triệu USD, giảm 28% trong đó XK tôm khác đóng hộp và tôm khác khô tăng trưởng dương lần lượt 20% và 57%.
Tháng 9/2023, XK tôm Việt Nam sang Trung Quốc&HK giảm 13% đạt 61 triệu USD. XK tôm sang thị trường này giảm trong tháng 9 sau khi tăng trưởng dương liên tiếp trong 3 tháng 6,7 và 8. Lũy kế 9 tháng, XK tôm sang thị trường này đạt 454 triệu USD, giảm 6%.
Sau kỳ nghỉ lễ dài gồm tết Trung thu và ngày Quốc khánh ở Trung Quốc, nhu cầu tiêu thụ tôm ghi nhận giảm mạnh. Tồn kho cao do trước đó, Trung Quốc NK nhiều tôm từ Ecuador. Các công ty nắm hàng tồn kho, không muốn giảm giá bán để giải phóng hàng. Sự kiện xả nước thải hạt nhân từ Nhật Bản cũng được cho là có ảnh hưởng tới nhu cầu tiêu thụ thủy sản nói chung trong đó có tôm tại thị trường Trung Quốc. Dự kiến, trong quý cuối năm nhu cầu tiêu thụ tôm của Trung Quốc cũng chưa thể phục hồi.
Mỹ được coi là thị trường có xu hướng tích cực về NK tôm từ Việt Nam khi XK tôm sang thị trường này tiếp tục tăng trưởng dương trong tháng 9 – đánh dấu tháng thứ 3 liên tiếp tăng trưởng dương. XK tôm sang Mỹ trong tháng 9 ghi nhận mức tăng trưởng cao nhất so với 2 tháng trước đó với mức tăng 23% so với cùng kỳ năm ngoái. 9 tháng đầu năm, XK tôm sang Mỹ đạt 520 triệu USD, giảm 23%.
Nhập khẩu tôm vào Mỹ trong tháng 8 năm nay tiếp tục tăng với tổng cộng 73.429 tấn, tăng từ 71.388 tấn của tháng 8/2022 và từ 69.356 tấn trong tháng 7/2023. Ấn Độ, Ecuador và Indonesia tiếp tục là 3 nguồn cung tôm lớn nhất cho Mỹ.
Cùng với xu hướng tăng NK tôm, dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ cũng khá khả quan. Theo dự báo của IMF, kinh tế Mỹ tăng trưởng 2,1% trong năm 2023 và 1,5% trong năm 2024, lần lượt tăng 0,3 và 0,5 điểm phần trăm so với dự báo hồi tháng 7.
Mỹ là nhà xuất khẩu năng lượng ròng nên thu lợi nhuận nhiều hơn khi giá năng lượng tăng do tác động từ cuộc chiến Nga-Ukraine. Bên cạnh đó, chi tiêu tiêu dùng tại Mỹ ổn định hơn, ít chịu tác động từ các biện pháp tăng lãi suất do tỷ lệ nợ thế chấp dài hạn cao hơn và các biện pháp hỗ trợ tài chính thời kỳ Covid-19 tại Mỹ cũng “hào phóng” hơn.
Với những tín hiệu tích cực hơn từ các thị trường như Mỹ, Canada, Australia, nhu cầu tôm chế biến sâu có xu hướng tăng vào dịp lễ cuối năm, XK tôm Việt Nam trong những tháng cuối năm nay tiếp tục thu hẹp mức giảm và ghi nhận kết quả tích cực hơn nửa đầu năm.
Nguồn: Vasep
- tôm Việt Nam li>
- xuất khẩu tôm li>
- xuất khẩu tôm sang Mỹ li> ul>
- Xuất khẩu thủy sản tăng khả quan trước thách thức từ thị trường
- Hai vấn đề lớn của của ngành tôm xuất khẩu
- Thuỷ sản Minh Phú (MPC) sẽ đẩy mạnh xuất khẩu tôm sang Trung Quốc
- “Vua tôm” Minh Phú hướng về thị trường nội địa: Thất thế tại Mỹ trước tôm Ấn Độ và Ecuador khi giá thành cao hơn 30%, thậm chí gấp đôi
- VASEP: Đề xuất gỡ vướng cho doanh nghiệp thủy sản
- Dự báo nào cho xuất khẩu tôm tại 5 thị trường lớn?
- Top 5 doanh nghiệp xuất khẩu tôm lớn nhất Việt Nam quý I/2024
- Vượt Hoa Kỳ, Trung Quốc trở thành thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam
- Bạc Liêu: Lọt top 5 tỉnh dẫn đầu về xuất khẩu thủy sản trong 5 tháng đầu năm
- Mỹ: Thị trường nhập khẩu tôm lớn thứ hai của Việt Nam
Tin mới nhất
T3,13/05/2025
- Nuôi tôm càng xanh VietGAP: Giảm chi phí, tăng lợi nhuận
- Thời tiết bất lợi, người nuôi tôm treo đùng
- Giá tôm tăng cao, người nuôi trúng lớn
- Nhiều diện tích tôm nuôi của Nghệ An bị bệnh đốm trắng
- Nơi này ở Thái Bình dân nuôi tôm kiểu gì mà lãi khủng, cứ 1ha thu 2-3 tỷ/vụ?
- Nuôi biển công nghệ cao góp phần phát triển bền vững ngành thủy sản
- Doanh nghiệp thủy sản tăng tốc xuất hàng vào thị trường Mỹ
- Kỹ thuật ương vèo tôm giống nuôi xen canh lúa
- Giá tôm tăng trở lại
- Người nuôi tôm gặp khó khi thời tiết bất lợi
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Nhiều diện tích tôm nuôi của Nghệ An bị bệnh đốm trắng
- Nuôi tôm càng xanh VietGAP: Giảm chi phí, tăng lợi nhuận
- Thời tiết bất lợi, người nuôi tôm treo đùng
- Giá tôm tăng cao, người nuôi trúng lớn
- Nơi này ở Thái Bình dân nuôi tôm kiểu gì mà lãi khủng, cứ 1ha thu 2-3 tỷ/vụ?
- Người nuôi tôm gặp khó khi thời tiết bất lợi
- Việt Anh Group: Cung cấp bộ giải pháp toàn diện cho người nuôi thủy sản
- Thuế quan mới từ Hoa Kỳ: Tác động căn bản tới cục diện thương mại tôm toàn cầu
- Xác nhận thực tế về giải pháp thức ăn mới có lợi cho việc giảm thiểu EHP ở Đông Nam Á
- Huyền Rơm: Bông hồng trẻ đam mê nghiên cứu vi sinh thủy sản
- An toàn sinh học: Giải pháp then chốt cho bài toán dịch bệnh thủy sản
- Sử dụng sóng siêu âm để tính sinh khối ao nuôi tôm
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân