Theo chỉ dẫn của kỹ sư Nguyễn Thị Trà Lý – cán bộ Trạm Khuyến nông huyện Cam Lộ, đúng hẹn chúng tôi có mặt tại đập dâng của hồ chứa nước số 7 thuộc địa phận xã Cam Hiếu (huyện Cam Lộ). Chiếc bè nhỏ của anh Trần Mạnh Tý, chủ mô hình nuôi cá lồng bè đã chờ sẵn rẽ sóng băng băng đưa chúng tôi ra với dãy lồng nuôi cá được sắp xếp chắc chắn, quy củ đang dập dềnh trên sóng nước. Trong khi đang phải cố bấu víu tìm cho mình một chỗ đứng chắc chắn trên những chiếc lồng bằng tuýp sắt đang nổi trên mặt nước, chúng tôi bất ngờ chứng kiến anh Tý chân trần đi thoăn thoắt trên thành lồng, mặc cho nhịp sóng chao đảo không ngừng. Mỗi bước đi, những nắm thức ăn cho cá được ném xuống rào rào như mưa.
Vừa cho cá ăn anh Tý vừa vui vẻ cho biết: Vốn gắn bó với con cá nên trước đây anh đã có một thời gian nuôi cá trên các hồ đập tự nhiên, tuy nhiên do ảnh hưởng của thời tiết nên độ rủi ro tương đối cao, thu nhập khá bấp bênh. Sau một thời gian tìm hiểu, đầu năm 2017 với số vốn tích lũy được, anh đã mạnh dạn đầu tư hơn 100 triệu đồng xây dựng 2 dãy lồng bè nuôi cá với tổng cộng 12 ô lồng. Mỗi ô lồng được thiết kế có thể tích hơn 90m3, lồng có dạng hình vuông, khung lồng được làm bằng ống tuýp sắt mạ kẽm chống gỉ, phao nâng bằng thùng phuy nhựa, lưới bao quanh lồng dệt bằng sợi gấc đường kính 2 cm đủ để cá sinh trưởng, phát triển tốt và không thất thoát ra bên ngoài. Để cá sinh trưởng, phát triển tốt, anh đã tìm hiểu kỹ chế độ thủy văn, độ sâu, hướng gió trên hồ để chọn điểm đặt lồng nuôi phù hợp.
Theo anh Tý, ưu điểm nổi bật của nuôi cá lồng bè là tiết kiệm được diện tích mặt nước. Ngoài ra, do mặt hồ thoáng rộng, lưu lượng nước thay đổi liên tục nên môi trường nuôi cá sạch hơn, vì thế cá ít bị nhiễm bệnh, năng suất cao. Để bảo đảm mật độ, giúp cá sinh trưởng thuận lợi, anh Tý thả nuôi từ 3.500 – 3.600 con/lồng. Các đối tượng nuôi mới, có giá trị kinh tế cao như cá rô phi dòng Đường Nghiệp, cá diêu hồng, cá trê lai được anh chọn làm giống nuôi chủ lực.
“Hiện nay tôi đã thả nuôi 7 ô lồng với mật độ 40 con/m3. Dự kiến trong thời gian tới tôi sẽ phủ kín toàn bộ các lồng nuôi của mình”, anh Tý cho biết.
Để hạn chế sự thất thoát thức ăn và giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước anh cho cá ăn hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp dạng viên nổi có hàm lượng đạm từ 18 – 30%. Hàng ngày thường xuyên kiểm tra nhu cầu thức ăn của cá để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Cũng theo anh Tý, do nuôi với mật độ dày nên để hạn chế dịch bệnh trong nuôi cá lồng trước hết phải vệ sinh lồng bè sạch sẽ; phòng bệnh cho cá bằng cách treo túi vôi và trộn thêm vitamin C vào thức ăn cho cá. Đặc biệt, để tăng sức đề kháng cho cá, định kỳ anh còn cho cá ăn thêm một loại kháng sinh tự nhiên vô cùng công hiệu, đó là tỏi.
“Tỏi được băm với kích cỡ phù hợp, trộn lẫn với thức ăn rồi cho cá ăn. Đầu tiên ăn ít để cá quen mùi, sau mới tăng dần để đạt liều lượng phù hợp. Khi sử dụng tỏi cá không còn những bệnh trên mang, vảy như trước, cá ăn khỏe hơn, tiêu hóa tốt hơn, tránh được những bệnh do vi khuẩn, vi rút, nấm”, anh Tý chia sẻ.
Qua thực tế tại mô hình, nhờ cung cấp đầy đủ thức ăn, phòng bệnh cùng với điều kiện môi trường thích hợp nên cá phát triển tương đối tốt. Đến thời điểm này sau 6 tháng thả nuôi cá diêu hồng, cá rô phi dòng Đường Nghiệp đạt trọng lượng từ 0,5 – 0,8 kg/con, cá trê lai từ 0,7 – 0,8 kg/con. Với trọng lượng và tỷ lệ sống như hiện nay thì dự kiến mỗi ô lồng sẽ cho sản lượng từ 1,6 – 2 tấn cá thịt, tương đương với nuôi từ 2.500 – 3.000m2 ao hồ. Với giá bán hiện nay từ 40.000 – 60.000 đồng/kg thì sau khi trừ chi phí dự kiến mỗi ô lồng sẽ mang lại cho anh lợi nhuận từ 10 – 15 triệu đồng.
Anh Tý tiết lộ, anh mới thả nuôi thêm 1 lồng cá chép và cá trắm cỏ kết hợp với cho ăn hạt đậu tằm để “hóa giòn” cá. Hiện cá đang sinh trưởng và phát triển tốt, hứa hẹn mang lại kết quả khả quan. Theo kế hoạch, trong thời gian tới anh sẽ tiếp tục thả nuôi thêm 5 ô lồng với các đối tượng nuôi mới, có giá trị kinh tế cao như cá lăng nha, cá leo…
Theo kỹ sư Nguyễn Thị Trà Lý, để nuôi thành công mô hình cá lồng trên hồ chứa thì người nuôi cần phải lưu ý một số vấn đề kỹ thuật như vị trí đặt lồng phải có độ sâu trên 3 m và đáy lồng phải cách đáy hồ ít nhất là 1 m; Lồng nuôi phải đặt cách xa bờ để dễ quản lý và bảo vệ; Không đặt lồng ở những nơi có nguồn nước bị ô nhiễm do nước thải sinh hoạt hoặc nước thải công nghiệp; Trong quá trình nuôi thì cần phải theo dõi tình hình thời tiết để neo đậu lồng chắc chắn. Ngoài ra định kỳ khoảng 10 – 15 ngày cần vệ sinh toàn bộ lồng nuôi tránh trường hợp thức ăn dư thừa và chất thải của cá bám vào lồng lưới làm ô nhiễm môi trường nước.
Đánh giá về hiệu quả của mô hình nuôi cá lồng bè của anh Tý, ông Lê Anh Chương – Phó chủ tịch UBND xã Cam Hiếu cho biết: Để khuyến khích phát triển nuôi cá nước ngọt tại địa phương, UBND xã đã đồng ý cho anh Tý mượn hồ số 7 để nuôi cá tự nhiên và nuôi cá lồng bè. Những thành công bước đầu của mô hình nuôi cá lồng bè của anh Tý đã mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho người dân, góp phần giúp địa phương từng bước hướng tới sản xuất hàng hóa có giá trị cao và bền vững.
Ông Chương cho biết thêm: Trong thời gian tới UBND xã sẽ chỉ đạo Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên tổ chức cho hội viên, đoàn viên tham quan, học tập để nhân rộng mô hình này. Đồng thời UBND xã cũng có chủ trương cho mượn hoặc cho thuê không lấy tiền 2 năm đầu tiên đối với các ao hồ tự nhiên, hồ đập mặt nước lớn trên địa bàn xã để phát triển nuôi trồng thủy sản, từ đó nâng cao thu nhập cho người dân.
Ông Chương cũng lưu ý, mặc dù mô hình nuôi cá lồng trên hồ chứa đã góp phần tận dụng diện tích mặt nước, đặc biệt là tại các hồ chứa lớn, tuy nhiên đây là mô hình đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu tương đối lớn. Ước tính mỗi ô lồng phải tốn chi phí không dưới 25 triệu đồng, chưa kể tiền cá giống, thức ăn, nhân công… nhưng đầu ra cho cá vẫn còn nhỏ lẻ. Vì vậy rất cần có sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng về vốn, kỹ thuật. Đặc biệt sự hỗ trợ trong việc xây dựng mối liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm để tạo ra thị trường ổn định nhằm phát huy tiềm năng nuôi cá lồng trên địa bàn xã Cam Hiếu nói riêng và toàn tỉnh nói chung.
Thục Quyên
Nguồn: TT KNQG
- kỹ thuật nuôi cá li>
- nuôi cá lồng bè li>
- nuôi cá ở Quảng Trị li> ul>
- 20 năm phát triển của Khoa Thủy sản và những đóng góp cho ngành thủy sản miền Bắc
- Quy trình rơm: Chuyển đổi mô hình nuôi để giảm thiểu chi phí và rủi ro
- Amoniac trong ao tôm: Chiến lược kiểm soát hiệu quả
- Xuất khẩu tôm có thể đạt 4 tỷ USD trong năm 2024
- Nuôi tôm vụ nghịch: Lợi nhuận lớn, rủi ro cao
- Đón đọc Tạp chí Người Nuôi Tôm số tháng 11/2024
- Giá tôm Indonesia giai đoạn 2023-2024: Giải mã nguyên nhân sụt giảm
- Chiết xuất riềng đỏ: Ức chế vi khuẩn gây bệnh phân trắng
- Đi sâu vào ngành sản xuất tôm của Trung Quốc
- Hội nghị Khách hàng Long Thăng năm 2024: Đột phá tư duy – Phát huy nội lực
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- 20 năm phát triển của Khoa Thủy sản và những đóng góp cho ngành thủy sản miền Bắc
- Quy trình rơm: Chuyển đổi mô hình nuôi để giảm thiểu chi phí và rủi ro
- Amoniac trong ao tôm: Chiến lược kiểm soát hiệu quả
- Xuất khẩu tôm có thể đạt 4 tỷ USD trong năm 2024
- Nuôi tôm vụ nghịch: Lợi nhuận lớn, rủi ro cao
- Đón đọc Tạp chí Người Nuôi Tôm số tháng 11/2024
- Giá tôm Indonesia giai đoạn 2023-2024: Giải mã nguyên nhân sụt giảm
- Chiết xuất riềng đỏ: Ức chế vi khuẩn gây bệnh phân trắng
- Đi sâu vào ngành sản xuất tôm của Trung Quốc
- Hội nghị Khách hàng Long Thăng năm 2024: Đột phá tư duy – Phát huy nội lực
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Bộ sản phẩm Miễn dịch của Grobest: Đỉnh cao phòng chống bệnh ở tôm, tôm khỏe mạnh mọi giai đoạn
- Grobest giải mã nguyên nhân và đưa ra giải pháp phòng ngừa bệnh phân trắng trên tôm
- Tổng Giám đốc Tập đoàn HaiD Việt Nam: Chiến lược chinh phục thị trường Việt
- Gói tín dụng 15.000 tỷ đồng: Trợ lực giúp doanh nghiệp vượt khó
- Sri Lanka: Ra mắt gói bảo hiểm rủi ro cho các trang trại tôm đầu tiên tại châu Á
- Hội chợ triển lãm Công nghệ ngành Thủy sản Việt Nam lần đầu tiên tổ chức tại miền Bắc
- USSEC: Hướng tới kỷ nguyên nuôi biển bền vững tiến xa bờ
- BTC FISTECH và Chi Cục Thủy sản Quảng Ninh: Họp bàn kế hoạch phối hợp tổ chức FISTECH 2023
- Diện tích và sản lượng tôm nước lợ năm 2022
- Ngành thuỷ sản miền Bắc – miền Trung: “Sân chơi” đầy sức hút
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt