Hàng chục tấn tôm thẻ chân trắng được nuôi bằng công nghệ hiện đại nhất tỉnh Quảng Ninh dù chưa đủ tuổi nhưng đang phải thu gom bán vội giá rẻ vì sợ trời mưa do các mái che, cột chống bể nuôi đã bị siêu bão Yagi phá tan hoang. Đó là tình cảnh của cơ sở nuôi tôm hiện đại nhất Quảng Ninh.
Vội vàng bán rẻ bèo hàng chục tấn tôm thẻ sau bão
Anh Đặng Bá Mạnh, Giám đốc HTX Nuôi tôm công nghệ cao Cẩm Phả, đang chỉ đạo công nhân khắc phục hậu quả sau bão nhăn nhó cho biết, mấy hôm nay Hợp tác xã đang phải vừa khẩn trương khắc phục hậu quả cơn bão Yagi gây ra, vừa tiếp tục duy trì những ao nuôi tôm còn lại và vừa phải kéo những ao tôm gần đủ tuổi bán cho thương lái.
“Hiện nay nhiều tỉnh thành đang bị ngập lụt nên các chợ đầu mối không thu mua tôm. Tôm của chúng tôi loại 26 con/kg trước đây bán được khoảng 210.000đ/kg thì nay chỉ bán được 110.000đ/kg.
Nhưng vẫn phải bán anh ạ, vì nếu không các ao nuôi bị gãy cột chống, mất mái, nếu gặp mưa thì tôm chết hết. Từ sau hôm bão về mỗi ngày tôm chết 1-2 tấn, để càng lâu thì tôm chết càng nhiều”, anh Mạnh buồn bã nói.
Hợp tác xã phải bán vội tôm thẻ chân trắng với giá rẻ bèo vì sợ mưa tôm chết
HTX Nuôi tôm công nghệ cao Cẩm Phả được đánh giá là cơ sở nuôi tôm thẻ chân trắng hiện đại bậc nhất Quảng Ninh, tôm thương phẩm được cấp giấy chứng nhận truy xuất nguồn gốc. Cở sở nuôi tôm của Hợp tác xã được đầu tư xây dựng trên diện tích 6 héc ta từ năm 2023 và đi vào hoạt động từ tháng 3/2024 với tổng mức đầu tư hơn 100 tỷ đồng.
Cơ sở có 12 ao nuôi hình tròn, mỗi ao có diện tích khoảng 2.000m2. Các ao nuôi này được xây bằng bê tông, mái nhựa mềm trong chống được mưa, gió và bão đến cấp 13.
Quy trình nuôi tôm ở đây được xử lý khép kín, từ sử dụng nguồn nước, thả nuôi, cho ăn đến việc kiểm soát dịch bệnh. Tôm nuôi được thực hiện theo 3 giai đoạn, được kiểm soát chặt chẽ từ khâu nhập giống đến khi thu hoạch bởi các kỹ sư nuôi trồng thủy sản có nhiều kinh nghiệm.
Thiệt hại nhiều do không được đầu tư kiên cố
Đưa chúng tôi đi ghi nhận những thiệt hại của khu nuôi tôm, ông Đặng Bá Mạnh chỉ vào những cột bê tông bị gãy đổ cho biết, khi đầu tư xây dựng chúng tôi chỉ định làm các cột trụ bằng inox tròn nhưng để đảm bảo chúng tôi đã đổ một lớp bê tông dầy hơn 10cm phủ ra bên ngoài.
Tuy nhiên do cơn bão quá lớn, các mái che bằng nilon lại không thể tháo ra được nên dẫn đến tình trạng các mái che thì bị xé nát, các cột trụ cũng bị bẻ gãy.
“Ban đầu chúng tôi tính toán sẽ xây dựng kiên cố các bể nuôi cũng như mái che. Tuy nhiên do đây là đất nuôi trồng thuỷ sản nên chỉ có thể làm tạm bợ như thế này. Tôi rất mong các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ninh xem xét tạo điều kiện để Hợp tác xã được đầu tư các khu nuôi kiên cố để làm ăn lâu dài”, ông Đặng Bá Mạnh nói.
Anh Đặng Bá Mạnh chủ tịch HTX Nuôi tôm công nghệ cao Cẩm Phả mong được xây dựng kiên cố để yên tâm sản xuất
Lý giải việc tôm bị chết sau bão, ông Mạnh cho biết, do tôm thẻ chân trắng được nuôi trong các ao có mái che nên khả năng chống chịu điều kiện thời tiết khắc nghiệt kém hơn so với việc nuôi tôm ở trong các đầm ngoài trời.
“Dù trước hôm bão vào chúng tôi đã chuẩn bị rất nhiều dầu Desel để chạy máy phát điện nhưng mất điện quá lâu. Đường vào khu nuôi tôm cây cối, cột điện, đất đá bị bão quật đổ chắn hết lối đi, xe chở dầu không thể đi mua dầu về cho máy phát.
Chính vì vậy các bể nuôi tôm bị mất điện, máy sục khí không hoạt động làm tôm thiếu oxy chết hàng loạt. Rất may mắn là trong số 12 bể nuôi tôm thì có 8 bể bị hỏng mái còn 4 bể không ảnh hưởng vẫn tiếp tục duy trì số tôm còn lại.”, ông Mạnh lý giải.
Tôm 80 ngày tuổi đã đạt cỡ 28 con/kg bán với giá bèo 110.000đ/kg
Theo thống kê thiệt hại của HTX nuôi tôm công nghệ cao Cẩm Phả khoảng 50 tỷ đồng trong đó số tôm chết và bán giá rẻ thiệt hại khoảng 10 tỷ, 40 tỷ đồng còn lại là cơ sở vật chất gồm các mái che, cột chống, dây cáp, công xây dựng…
Theo tìm hiểu của phóng viên Dân Việt, vào tháng 7/2024 vừa qua, cơ sở nuôi tôm của Hợp tác xã thu hoạch lứa tôm đầu tiên sản lượng trên 50 tấn chất lượng đạt 25-30 con/kg. Hiện HTX đang có 35 nhân công, chủ yếu là lao động địa phương với mức lương giao động từ 9 đến 30 triệu đồng/người/tháng (tùy vị trí).
Ông Đỗ Đình Minh, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản (Sở NN&PTNT), cho biết: Với sản lượng nuôi tôm đạt như mẻ đầu tiên của HTX Nuôi tôm công nghệ cao Cẩm Phả cho thấy, sản lượng này cao hơn nhiều so với các mô hình nuôi khác đang được triển khai trên địa bàn tỉnh.
Chúng tôi đánh giá rất cao mô hình nuôi tôm này, thực sự có triển vọng, phù hợp với các yếu tố của vùng biển Quảng Ninh và có thể nhân rộng phát triển mạnh mẽ tại những địa phương có điều kiện tương đồng.
Anh Đặng Bá Mạnh giới thiệu về kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao của HTX
Mặc dù bị thiệt hại nhiều do bão số 3 nhưng ông Đặng Bá Mạnh chủ tịch HTX nuôi tôm công nghệ cao Cẩm Phả cho biết, sau khi khắc phục xong hậu quả cơn bão, tới đây sẽ trình cấp có thẩm quyền để được mở rộng quy mô khu vực nuôi tôm công nghệ cao tại xã Cộng Hòa lên trên 100ha. Nếu được chấp thuận, mô hình nuôi tôm công nghiệp công nghệ cao này trung bình mỗi năm sẽ cho sản lượng lên đến hàng nghìn tấn nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
Nguồn: Đông Bắc (báo Dân Việt)
- Israel: Cải thiện gen tôm càng xanh nhờ công nghệ AI và CRISPR
- Ngành tôm miền Bắc: Ảm đạm sau bão lũ
- Vietstock 2024 phiên bản kỷ niệm đặc biệt: Dẫn đầu sáng tạo và hợp tác
- Grobest giải mã nguyên nhân và đưa ra giải pháp phòng ngừa bệnh phân trắng trên tôm
- Nhập khẩu tôm của Trung Quốc giảm 10% trong 8 tháng đầu năm 2024
- Ấn Độ: Xuất khẩu tăng dù nguồn cung tôm nguyên liệu gặp khó
- Đón đọc Tạp chí Người Nuôi Tôm số tháng 10/2024
- Long An: Nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao, đẩy mạnh xuất khẩu
- Hợp tác để phát triển bền vững vùng nuôi tôm công nghệ cao
- Thái Lan: Giá tôm đạt kỷ lục sau nhiều năm
Tin mới nhất
CN,13/10/2024
- Israel: Cải thiện gen tôm càng xanh nhờ công nghệ AI và CRISPR
- IMVN: Hiểu rõ để phòng ngừa và khắc phục
- Ngành tôm miền Bắc: Ảm đạm sau bão lũ
- Vietstock 2024 phiên bản kỷ niệm đặc biệt: Dẫn đầu sáng tạo và hợp tác
- Grobest giải mã nguyên nhân và đưa ra giải pháp phòng ngừa bệnh phân trắng trên tôm
- Nhập khẩu tôm của Trung Quốc giảm 10% trong 8 tháng đầu năm 2024
- Tận dụng sức mạnh của thảo dược: Bí quyết nuôi tôm khỏe mạnh
- Ấn Độ: Xuất khẩu tăng dù nguồn cung tôm nguyên liệu gặp khó
- Đón đọc Tạp chí Người Nuôi Tôm số tháng 10/2024
- Long An: Nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao, đẩy mạnh xuất khẩu
- Đồng Nai: Ứng dụng công nghệ cao phát triển nghề nuôi tôm
- Kết nối cung cầu tôm giống Ninh Thuận tại Cà Mau
- Giá tôm giảm sâu, người nuôi điêu đứng
- “Phòng các bệnh trên tôm nuôi và các giải pháp giảm chi phí sản xuất tôm”
- Sản xuất tôm giống Cà Mau chỉ đáp ứng 50% nhu cầu
- Giá tôm lao dốc, nông dân gặp khó
- Inforgraphic: Ngành tôm 6 tháng đầu năm 2024
- Nghệ An: Ứng dụng công nghệ quản lý tự động các yếu tố môi trường trong nuôi tôm thẻ chân trắng 3 giai đoạn
- Phú Yên: Số lồng nuôi thủy sản vượt quy hoạch 3,8 lần
- ICAFIS và bước chân đầu tiên trên hành trình xây dựng bể chứa carbon ngành thuỷ sản
- Tăng cường các biện pháp chống nóng trong nuôi trồng thủy sản
- CEO Chuang Jie Cheng: Vị thuyền trưởng – chắc chèo vững lái vượt sóng thành công
- Loay hoay ‘bài toán’ thiếu hụt nguyên liệu ở ngành thủy sản
- Ra mắt bộ 3 cuốn sách Toàn cảnh ngành chăn nuôi, thú y, thủy sản Việt Nam
- Nhiều mặt hàng thủy sản xuất khẩu bứt phá tăng trưởng cao
- Vướng mắc tại các thị trường nhập khẩu thủy sản lớn
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Grobest giải mã nguyên nhân và đưa ra giải pháp phòng ngừa bệnh phân trắng trên tôm
- Tổng Giám đốc Tập đoàn HaiD Việt Nam: Chiến lược chinh phục thị trường Việt
- Gói tín dụng 15.000 tỷ đồng: Trợ lực giúp doanh nghiệp vượt khó
- Sri Lanka: Ra mắt gói bảo hiểm rủi ro cho các trang trại tôm đầu tiên tại châu Á
- Hội chợ triển lãm Công nghệ ngành Thủy sản Việt Nam lần đầu tiên tổ chức tại miền Bắc
- USSEC: Hướng tới kỷ nguyên nuôi biển bền vững tiến xa bờ
- BTC FISTECH và Chi Cục Thủy sản Quảng Ninh: Họp bàn kế hoạch phối hợp tổ chức FISTECH 2023
- Diện tích và sản lượng tôm nước lợ năm 2022
- Ngành thuỷ sản miền Bắc – miền Trung: “Sân chơi” đầy sức hút
- Long Thăng: Triển khai chương trình “Tôm to xế xịn 2023”
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt