Làn sóng COVID-19 thứ 4 kéo dài khiến doanh nghiệp (DN) cạn kiệt sức lực, kiệt quệ tài chính, đứt gãy dòng tiền. Việc Chính phủ và các tỉnh, thành quyết tâm nới lỏng giãn cách, tăng cường phục hồi sản xuất kinh doanh sẽ thúc đẩy DN sớm phục hồi. Tuy nhiên, họ cần ngân hàng bơm thêm “ô xy tín dụng” để tạo thêm nguồn vốn khôi phục sản xuất.
Cần vốn vay lãi suất thấp
Ông Trần Văn Lĩnh, Chủ tịch HĐQT Công ty Thủy sản Thuận Phước cho biết, từ đầu năm 2021 đến nay, dịch bùng phát mạnh, ảnh hưởng đến các lĩnh vực đã khiến hàng loạt chi phí tăng vọt như cước vận tải, vật tư, bao bì, thức ăn chăn nuôi, kho đông lạnh… DN rơi vào cảnh phí chồng phí.
Bên cạnh đó, việc thực hiện “3 tại chỗ” khiến DN tiếp tục phải gánh thêm một khoản chi phí lớn cho việc xét nghiệm. Trong khi đầu ra sản phẩm của DN hạn chế, nhiều đơn hàng không thực hiện được khiến doanh thu của công ty giảm mạnh.
“Hoạt động của công ty phải lấy từ nguồn lợi nhuận tích lũy của DN, nhưng nay cũng bị bào mòn hết. Lúc này, DN muốn khôi phục sản xuất để trả các đơn hàng cho đối tác để giữ khách hàng nên rất cần nguồn vốn lãi suất thấp. Còn nếu vay với lãi suất vẫn 7 – 8%/năm sẽ rất khó cho DN”, ông Lĩnh cho hay.
Theo ông Lĩnh, nhiều DN tại Đà Nẵng thời gian qua không có nguồn vốn để vực dậy, nên vẫn đang tiếp tục đóng cửa. Do vậy, nếu muốn DN phục hồi trong giai đoạn này, Chính phủ, các bộ, ngành cần có chính sách tài khóa, tiền tệ mạnh mẽ hơn trước, còn nếu chỉ hỗ trợ lắt nhắt, không có nhiều ý nghĩa đối với DN.
Ông Phạm Thái Bình, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An cho biết, qua thời gian giãn cách xã hội, lượng hàng tồn kho của DN ở mức khá cao nên thiếu dòng tiền để phục hồi sản xuất. Giờ đây, DN đang có nhu cầu thu mua lúa gạo để chế biến, xuất khẩu, song do “đói” vốn nên đành bó tay.
Theo ông Bình, bất cập của ngành lúa gạo hiện giờ là việc liên kết giữa nông dân và DN còn hạn chế. Do vậy, khi sản xuất lúa xong, nông dân không tìm được đầu ra, dẫn tới giá lúa giảm. “Mọi khó khăn này, tôi cho rằng chỉ nằm ở nguồn vốn. Bao năm chúng ta cứ nói đến hình thành những cánh đồng mẫu lớn. Chúng tôi cũng muốn làm lắm nhưng không có tiền để thực hiện. Nếu DN được vay một nguồn vốn lãi suất thấp vào lúc này, tôi tin rằng, mọi khó khăn của nông dân sẽ được tháo gỡ”, ông Bình cho hay.
Trông đợi thêm từ gói hỗ trợ
Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Nguyễn Quốc Anh, Giám đốc Cty TNHH cao su Đức Minh cho biết, bản thân DN sản xuất vào thời điểm này không cần vay vốn để mở rộng sản xuất mà cần vốn để đáo hạn khoản nợ cũ. Hiện tại, nguồn tiền về của DN gặp khó khăn, bởi khách hàng không có tiền trả mà hằng tháng vẫn phải gắng gượng trả lãi ngân hàng. Các khách sạn, nhà hàng được khoanh nợ còn DN sản xuất vẫn trông đợi các gói hỗ trợ.
“DN đang vay ngân hàng 10 tỷ đồng, lãi suất ngắn hạn 6,5%/năm, dài hạn 8,5%/năm. Việc trả lãi ngân hàng cũng gây áp lực rất lớn lên DN. Bây giờ, tiền DN thu hồi được ít dần. Cụ thể, với hàng giao trong tháng 8, 9 khách hàng chưa trả. Nếu tháng 11, 12 tới, khách hàng không trả, DN không có khả năng trả ngân hàng nữa. Nguyện vọng DN lúc này là được giãn nợ, khoanh nợ chứ không dám vay thêm, bởi không bán được hàng”, ông Quốc Anh nói.
Theo ông Quốc Anh, hiện tại, công ty gặp khó khăn khi một số công nhân về quê nhưng không tất toán được bảo hiểm vì nợ tiền. “Cụ thể, DN đóng tiền bảo hiểm cho công nhân đến tháng 7 còn tháng 8, 9 chưa đóng nên DN bảo hiểm không cho giải quyết hồ sơ lao động. Trong khi đó, dòng tiền về DN chậm nên không biết làm sao xoay xở”, ông Quốc Anh nói.
Ông Quốc Anh cho biết thêm, vay ngân hàng đóng bảo hiểm không được, bởi hiện nay mới có quy định cho vay mở rộng sản xuất và trả lương. Đây cũng là một khoản đóng lớn của DN.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM lưu ý: “Kẹt tiền, kẹt vốn, bị mất thanh khoản là rủi ro và là nguy cơ lớn nhất của mọi DN. Do DN chưa bán được hàng, dẫn đến thiếu dòng tiền, vì thế DN có thể bị chết trên đống tài sản của chính mình”.
Theo ông Châu, cái khó do “thiếu dòng tiền” có liên quan trực tiếp đến “khó về tín dụng” vì trong lúc này lãi suất vốn vay chưa giảm như kỳ vọng và DN vẫn phải trả lãi ngân hàng đều đặn hằng tháng. Thậm chí, có doanh nghiệp phải đi “vay nóng” để trả lương, duy trì hoạt động tối thiểu”.
Nguồn tin: Báo Tiền Phong
- doanh nghiệp thủy sản li>
- doanh nghiệp thủy sản khó khăn li> ul>
- Điều chỉnh giảm thuế nhập khẩu mặt hàng khô dầu đậu tương
- Virus hoại tử cơ trên tôm thẻ: Giải mã tương tác và kháng virus
- 20 năm phát triển của Khoa Thủy sản và những đóng góp cho ngành thủy sản miền Bắc
- Quy trình rơm: Chuyển đổi mô hình nuôi để giảm thiểu chi phí và rủi ro
- Amoniac trong ao tôm: Chiến lược kiểm soát hiệu quả
- Xuất khẩu tôm có thể đạt 4 tỷ USD trong năm 2024
- Nuôi tôm vụ nghịch: Lợi nhuận lớn, rủi ro cao
- Đón đọc Tạp chí Người Nuôi Tôm số tháng 11/2024
- Giá tôm Indonesia giai đoạn 2023-2024: Giải mã nguyên nhân sụt giảm
- Chiết xuất riềng đỏ: Ức chế vi khuẩn gây bệnh phân trắng
Tin mới nhất
CN,24/11/2024
- Điều chỉnh giảm thuế nhập khẩu mặt hàng khô dầu đậu tương
- Virus hoại tử cơ trên tôm thẻ: Giải mã tương tác và kháng virus
- 20 năm phát triển của Khoa Thủy sản và những đóng góp cho ngành thủy sản miền Bắc
- Quy trình rơm: Chuyển đổi mô hình nuôi để giảm thiểu chi phí và rủi ro
- Amoniac trong ao tôm: Chiến lược kiểm soát hiệu quả
- Xuất khẩu tôm có thể đạt 4 tỷ USD trong năm 2024
- Nuôi tôm vụ nghịch: Lợi nhuận lớn, rủi ro cao
- Đón đọc Tạp chí Người Nuôi Tôm số tháng 11/2024
- Giá tôm Indonesia giai đoạn 2023-2024: Giải mã nguyên nhân sụt giảm
- Chiết xuất riềng đỏ: Ức chế vi khuẩn gây bệnh phân trắng
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Bộ sản phẩm Miễn dịch của Grobest: Đỉnh cao phòng chống bệnh ở tôm, tôm khỏe mạnh mọi giai đoạn
- Grobest giải mã nguyên nhân và đưa ra giải pháp phòng ngừa bệnh phân trắng trên tôm
- Tổng Giám đốc Tập đoàn HaiD Việt Nam: Chiến lược chinh phục thị trường Việt
- Gói tín dụng 15.000 tỷ đồng: Trợ lực giúp doanh nghiệp vượt khó
- Sri Lanka: Ra mắt gói bảo hiểm rủi ro cho các trang trại tôm đầu tiên tại châu Á
- Hội chợ triển lãm Công nghệ ngành Thủy sản Việt Nam lần đầu tiên tổ chức tại miền Bắc
- USSEC: Hướng tới kỷ nguyên nuôi biển bền vững tiến xa bờ
- BTC FISTECH và Chi Cục Thủy sản Quảng Ninh: Họp bàn kế hoạch phối hợp tổ chức FISTECH 2023
- Diện tích và sản lượng tôm nước lợ năm 2022
- Ngành thuỷ sản miền Bắc – miền Trung: “Sân chơi” đầy sức hút
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt