[Tạp chí Người Nuôi Tôm] – Nuôi tôm vụ Thu-Đông đem lại giá trị kinh tế cao hơn chính vụ. Tuy nhiên, nuôi tôm vụ Đông cũng gặp không ít khó khăn khi nhiệt độ thấp người nuôi phải đầu tư cao hơn (làm nhà bạt) để ổn định nhiệt độ, thời gian nuôi dài hơn, quản lý môi trường khó khăn hơn… Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng vụ Thu-Đông trong nhà bạt mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi.
1.Thiết kế hệ thống nuôi
Hệ thống nuôi được thiết kế gồm:
– Hệ thống ao chứa nước: Nhằm ổn định nhiệt và độ mặn cũng như các yếu tố môi trường khác sử dụng để cấp nước cho ao nuôi (trong trường hợp cần thiết phải thay nước). – Hệ thống cấp và xử lý nước ao: Bước 1: Lấy nước vào ao chứa qua túi lọc bằng vải dày nhằm loại bỏ rác, ấu trùng, tôm, cua, còng, ốc, côn trùng, cá tạp… để ổn định 3-7 ngày; Bước 2: Chạy quạt nước liên tục trong 2-3 ngày để kích thích trứng tôm, ốc, côn trùng, cá tạp nở thành ấu trùng; Bước 3: Diệt tạp, diệt khuẩn nước cấp trong ao chứa vào buổi sáng (8h) hoặc buổi chiều (16h) bằng Chlorine nồng độ 20-30ppm (20-30kg/1.000m3 nước).
– Ao ương: Có diện tích khoảng 500-1.000m2.
– Ao nuôi: Được xây dựng có độ sâu đảm bảo mực nước 1,5-2m, lót bạt đáy và xung quanh bờ, có hệ thống xiphon đáy đảm bảo loại bỏ chất chặn bẩn ở đáy ao một các tối đa. Diện tích ao nuôi tối ưu khoảng từ 1.500-3.000m2. Ao phải có hệ thống mái phủ bạt.
2. Chuẩn bị ao nuôi
2.1. Cải tạo ao
– Phơi khô đáy ao 3-4 ngày. Thu gom bùn đến nơi quy định, tránh xa vùng nuôi. – Xịt rửa đáy sạch sẽ, tiến hành phơi đáy để diệt trùng đáy ao.
– Lấy nước vào ao qua lưới lọc, đạt mức 1,4-1,6m.
2.2. Xử lý nước
– Khử trùng nước: Có thể sử dụng một trong các loại sau: KBC, hợp chất của Iodine, thuốc tím… với liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
– Trường hợp ao nuôi tôm bị bệnh ở vụ nuôi trước, nên khử trùng nước bằng Chlorine nồng độ 20-30ppm.
2.3. Bổ sung vi sinh có lợi và gây màu nước
– Sau 2-3 ngày, phải cấy vi sinh và gây màu với liều lượng cao hơn thông thường để tạo thức ăn tự nhiên cho tôm giống.
– Gây màu nước nên được thực hiện trong thời tiết nóng ấm. Thường sử dụng NPK (loại 20-20-0) với Urê theo tỷ lệ 1:1 với lượng 1-2kg/1.000m3 trong 2-3 ngày. Đối với ao gây màu khó, cần bổ sung thêm hỗn hợp nấu chín với tỷ lệ bột cá: đậu nành: cám gạo là 4:1:1 với lượng 1-2kg/1.000m3.
– Thời gian gây màu khoảng 4-5 ngày, khi màu nước trong ao là màu nâu hoặc màu xanh nõn chuối, độ trong từ 30-40cm.
– Kiểm tra pH, độ kiềm,… để điều khiển các yếu tố này nằm trong khoảng thích hợp của tôm nuôi.
2.4. Các chỉ tiêu lý hóa nước ao nuôi cần đạt trước khi thả giống:
Đảm bảo nồng độ oxy hòa tan trên 4 mg/L; pH đạt từ 7,5-8,5; nhiệt độ nước 28-30oC; độ kiềm 80-120 mg/L; NH3 < 0,1 mg/L; H2S < 0,03 mg/L; độ trong 30-40cm và độ mặn 15-25‰.
3. Thả giống
3.1. Chọn tôm giống
Nguồn gốc: Tôm giống chân trắng PL12 phải được sản suất từ tôm bố mẹ đảm bảo chất lượng theo quy định, có xuất xứ rõ ràng. Chỉ tiêu cảm quan:
– Trạng thái hoạt động: Tôm bơi thành đàn ngược dòng liên tục quanh thành bể ương hoặc chậu, có phản xạ tốt khi có tác động đột ngột của tiếng động mạnh hoặc ánh sáng.
– Ngoại hình: Các phụ bộ hoàn chỉnh, các đốt bụng hình chữ nhật; đầu và thân cân đối, không có dị tật; chân đuôi mở rộng dạng chữ V khi bơi.
– Màu sắc: Màu tự nhiên của loài.
– Chiều dài thân: Chiều dàn thân lớn hơn 9mm, tôm đồng đều về kích cỡ, tỷ lệ chênh lệch đàn không lớn hơn 10%. Mức độ nhiễm bệnh:
– Bệnh do vi khuẩn: Không có mầm bệnh.
– Bệnh do nấm: Không có mầm bệnh. – Bệnh nguyên sinh động vật: Dưới 10% số cá thể trong mẫu nhiễm. – Bệnh virus: Không có mầm bệnh virus (TSV, WSSV, YHV, IHHNV, BP,…).
3.2. Thả giống
Không thả trực tiếp con giống vào ao nuôi mà phải ương giống trong ao ương, bể ương có mái che, ổn định nhiệt độ. Khi kích cỡ giống đạt 2-3 g/con mới chuyển ra ao nuôi.
– Thả lúc sáng sớm hoặc chiều tối, nhiệt độ thấp trong ngày. Tránh thả tôm khi trời nắng nóng, nhiệt độ nước cao hoặc khi trời có mưa.
– Mật độ thả từ 150 con/m2.
4. Chăm sóc quản lý
4.1. Giải pháp kỹ thuật ổn định nhiệt độ
Đây là giải pháp quan trọng nhất đảm bảo sự thành công của vụ nuôi. Để đảm bảo được nhiệt độ trong ngưỡng chịu đựng của tôm thẻ chân trắng, hệ thống ao ương, ao nuôi hoàn toàn phải được thiết kế có mái che bằng bạt hoặc các vật liệu polyme khác. Mái che được thiết kế phải phủ kín hoàn toàn ao ương và ao nuôi để tránh gió lùa cũng như tác động của nhiệt độ bên ngoài. Mực nước ao nuôi phải duy trì ở mức 1,5m. Thường duy trì ổn định màu nước trong suốt vụ nuôi.
4.2. Quản lý thức ăn
– Thời gian đầu rất khó ổn định màu nước, nguồn thức ăn tự nhiên rất ít. Nên sau khi thả giống phải cho ăn hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp, chia làm 4-5 lần/ngày. Bổ sung thêm khoáng, men, vitamin C, E, dầu mực là cần thiết.
– Cho ăn 0,6-0,8 kg thức ăn/10 vạn PL12/ngày, sau đó 2 ngày tăng 1 lần với lượng tăng 0,2-0,3kg/10 vạn.
Bảng 1. Lượng thức ăn tháng đầu tiên cho 100.000 con tôm giống
– Đến ngày thứ 30 nên có nhá thức ăn và dùng các biện pháp kỹ thuật khác (định kỳ chài tôm để theo dõi quá trình tăng trưởng, lượng thức ăn trong ruột, quan sát diễn biến màu nước…) và kinh nghiệm (ví dụ: Diễn biến thời tiết, bỏ tôm lột, cát xuất hiện trong nhá, tôm nhảy lên khỏi mặt nước khi có tiếng động hoặc ánh sáng vào ban đêm,… là dấu hiệu để nhận biết sức khỏe của tôm nuôi tốt) để kiểm tra tình tình sức khỏe và khả năng sử dụng thức ăn mà điều chỉnh theo từng lần cho ăn phù hợp theo bảng sau:
Bảng 2. Tỷ lệ thức ăn cho ăn từ ngày thứ 31 đến thu hoạch
– Đến tuần thứ 2 bắt đầu thả nhá và tập cho tôm ăn vào nhá thức ăn. Sang tuần thứ 4, dựa vào thức ăn trong nhá còn hay hết để điều chỉnh lượng thức ăn cho ăn.
– Số lần cho ăn: 4 lần/ngày vào các thời điểm 7h, 11h, 16h và 21h.
4.3. Nhá thức ăn
Sử dụng nhá ăn là rất quan trọng để kiểm tra việc cho ăn. Nhá ăn phản ánh khả năng sử dụng thức ăn, sức khỏe, tỷ lệ sống của tôm và điều kiện nền đáy ao.
Cho khoảng 20-30g thức ăn vào mỗi nhá ăn ở mỗi lần cho ăn trong tháng đầu (khoảng 1% lượng thức ăn cho ăn vào mỗi nhá ăn); tháng thứ 2, lượng thức ăn cho vào mỗi nhá ăn khoảng 2% (ví dụ cho ăn 10 kg/lần, thì mỗi nhá ăn bỏ vào 200g). Thời gian kiểm tra nhá ăn khi tôm đạt từ 2-5 g/con là 2,0-2,5h từ 5-7 g/con là 1,5- 2h, từ 8 g/con đến thu hoạch là từ 1-1,5h. Căn cứ vào lượng thức ăn còn, hết mà điều chỉnh lượng thức ăn vào lần cho ăn kế tiếp. Cần theo dõi tôm ăn và điều chỉnh sang ăn theo bảng sau:
Bảng 3. Theo dõi tôm ăn và điều chỉnh thức ăn
5. Quản lý môi trường ao nuôi
Thường xuyên theo dõi các diễn biến màu nước, biến động của các chỉ số môi trường, sức khỏe tôm nuôi mà có biện pháp xử lý kịp thời.
Một số lưu ý:
– Định kỳ bổ sung men vi sinh để hạn chế ô nhiễm môi trường.
– Nâng cao mực nước đạt tối đa để ổn định nhiệt độ.
– Thức ăn tự nhiên ít nên màu nước ít ổn định trong thời gian đầu, cần theo dõi để xử lý kịp thời.
– Khi lấy nước nên kiểm tra hàm lượng kim loại nặng như Cu, Zn, Fe,… và các loại khí độc H2S, NH3, SO2.
– Đặc điểm của loại tôm này là phát triển đồng đều và được thả với mật độ cao nên lột xác đồng loạt, dẫn đến độ kiềm dễ bị dao động cần thường xuyên bổ sung vôi nông nghiệp để ổn định độ kiềm.
6. Thu hoạch
Khi tôm đạt kích cỡ 50-60 con/kg tiến hành thu hoạch. Trước khi tiến hành thu hoạch cần theo dõi chu kỳ lột xác, hạn chế tình trạng tôm mềm vỏ vào thời điểm trên.
Th.S Nguyễn Trung
Trung tâm Khuyến nông Hải Phòng
- Quy trình nuôi vụ Thu-Đông li> ul>
- Điều chỉnh giảm thuế nhập khẩu mặt hàng khô dầu đậu tương
- Virus hoại tử cơ trên tôm thẻ: Giải mã tương tác và kháng virus
- 20 năm phát triển của Khoa Thủy sản và những đóng góp cho ngành thủy sản miền Bắc
- Quy trình rơm: Chuyển đổi mô hình nuôi để giảm thiểu chi phí và rủi ro
- Amoniac trong ao tôm: Chiến lược kiểm soát hiệu quả
- Xuất khẩu tôm có thể đạt 4 tỷ USD trong năm 2024
- Nuôi tôm vụ nghịch: Lợi nhuận lớn, rủi ro cao
- Đón đọc Tạp chí Người Nuôi Tôm số tháng 11/2024
- Giá tôm Indonesia giai đoạn 2023-2024: Giải mã nguyên nhân sụt giảm
- Chiết xuất riềng đỏ: Ức chế vi khuẩn gây bệnh phân trắng
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Điều chỉnh giảm thuế nhập khẩu mặt hàng khô dầu đậu tương
- Virus hoại tử cơ trên tôm thẻ: Giải mã tương tác và kháng virus
- 20 năm phát triển của Khoa Thủy sản và những đóng góp cho ngành thủy sản miền Bắc
- Quy trình rơm: Chuyển đổi mô hình nuôi để giảm thiểu chi phí và rủi ro
- Amoniac trong ao tôm: Chiến lược kiểm soát hiệu quả
- Xuất khẩu tôm có thể đạt 4 tỷ USD trong năm 2024
- Nuôi tôm vụ nghịch: Lợi nhuận lớn, rủi ro cao
- Đón đọc Tạp chí Người Nuôi Tôm số tháng 11/2024
- Giá tôm Indonesia giai đoạn 2023-2024: Giải mã nguyên nhân sụt giảm
- Chiết xuất riềng đỏ: Ức chế vi khuẩn gây bệnh phân trắng
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Bộ sản phẩm Miễn dịch của Grobest: Đỉnh cao phòng chống bệnh ở tôm, tôm khỏe mạnh mọi giai đoạn
- Grobest giải mã nguyên nhân và đưa ra giải pháp phòng ngừa bệnh phân trắng trên tôm
- Tổng Giám đốc Tập đoàn HaiD Việt Nam: Chiến lược chinh phục thị trường Việt
- Gói tín dụng 15.000 tỷ đồng: Trợ lực giúp doanh nghiệp vượt khó
- Sri Lanka: Ra mắt gói bảo hiểm rủi ro cho các trang trại tôm đầu tiên tại châu Á
- Hội chợ triển lãm Công nghệ ngành Thủy sản Việt Nam lần đầu tiên tổ chức tại miền Bắc
- USSEC: Hướng tới kỷ nguyên nuôi biển bền vững tiến xa bờ
- BTC FISTECH và Chi Cục Thủy sản Quảng Ninh: Họp bàn kế hoạch phối hợp tổ chức FISTECH 2023
- Diện tích và sản lượng tôm nước lợ năm 2022
- Ngành thuỷ sản miền Bắc – miền Trung: “Sân chơi” đầy sức hút
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt