Bà Lê Thị Xuyến (xã Kim Đông, huyện Kim Sơn) là 1 trong 25 nông dân huyện Kim Sơn được biểu dương, tặng bằng khen của UBND tỉnh Ninh Bình trong phong trào nông dân giỏi. Bà Xuyến còn được biết đến với mô hình đào ao trên vườn nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng công nghiệp thu lời gần 400 triệu đồng/năm.
3 năm liên tiếp nuôi tôm thành công
Bà Lê Thị Xuyến chia sẻ: “Hiện gia đình tôi có tổng diện tích 2 mẫu, trong đó diện tích ao nổi tôi thiết kế 1 mẫu và phân chia thành 6 ao nuôi (4 ao nuôi tôm thẻ chân trắng, còn 2 ao còn lại thì dùng để tạo nước). Với 5 năm “làm bạn” con con tôm thẻ chân trắng thì tới 3 năm gần đây tôi đã thành công thu lời gần 400 triệu đồng/năm”.
Đoàn công tác Hội Nông dân tỉnh Ninh Bình tham quan mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng hộ bà Lê Thị Xuyến (xã Kim Đông, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình). Ảnh: Vũ Thượng.
“2 năm đầu tiên nuôi con tôm thẻ chân trắng công nghiệp thật sự đối với tôi và gia đình rất bỡ ngỡ, kiến thức đang còn hạn chế nên việc nuôi tôm thường bị chết, bù lỗ. Có những lúc tôi nghĩ nên bỏ cuộc và chuyển sang nuôi trồng con khác như: Con cua, cá…nhưng rồi tính lại cứ thấy thất bại là bỏ cuộc thì chẳng bao giờ thành công”, bà Xuyến tâm sự.
3 năm liên tiếp bà Lê Thị Xuyến nuôi tôm thẻ chân trắng thành công. Ảnh: Vũ Thượng
Từ những thất bại đó, bà Xuyến quyết tâm phải khắc phục khó khăn, tìm hiểu kỹ thuật, nguyên nhân khiến con tôm thẻ chân trắng chết. Qua đó, 3 năm gần đây bà Xuyến nuôi tôm vụ nào cũng trúng đậm.
Cụ thể, con tôm thẻ chân trắng nuôi lớn rất nhanh, không bị dịch bệnh, tôm luôn bán được giá…Bình quân trừ mọi chi phí gia đình bà Lê Thị Xuyến thu lời gần 400 triệu đồng/năm.
Bí quyết phòng bệnh cho tôm thẻ chân trắng
Bà Lê Thị Xuyến chia sẻ bí quyết nuôi tôm thẻ chân trắng nhằm hạn chế một số bệnh mà con tôm thẻ chân trắng thường hay mắc phải chủ yếu mắc các bệnh như:
Những con tôm thẻ chân trắng hộ bà Xuyến nuôi luôn khỏe mạnh. Ảnh: Vũ Thượng
Nếu con tôm vừa mắc bệnh hay đang bị bệnh thì vỏ sẽ chuyển sang màu sậm hoặc xám hơn thông thường, vỏ không còn độ bóng, có vết mòn, giòn…thường gặp khi trời mưa kéo dài. Với bệnh này, cần khắc phục bằng cách pha nước vôi trong với tỉ lệ 3 xô nước vôi (loại 20 lít) đánh vào ao nuôi tôm khoảng 500m2 liên tục trong tuần.
Bà Lê Thị Xuyến dùng nước vôi tạt xuống ao nuôi tôm thẻ chân trắng khi gặp trời mưa. Ảnh: Vũ Thượng
Ngoài ra, con tôm thẻ chân trắng còn mắc các bệnh như: Đường ruột, gan và lá lách…Tôm mắc bệnh nhẹ sẽ không ăn nhiều như bình thường và nếu mắc bệnh nặng sẽ bỏ ăn. Để khắc phục, bà Lê Thị Xuyến “mách” sử dụng mật ong sú vẹt 3 kg, mật mía 2 kg, và 1 kg men vi sinh ủ lên men và đánh xuống ao khoảng 1 tuần là con tôm thẻ chân trắng khỏe lại bình thường.
Đảm bảo ao nuôi trước khi thả giống tôm thẻ chân trắng. Ảnh: Vũ Thượng
Cũng theo bà Xuyến không nên thả mật độ tôm giống quá cao, cứ khoảng từ 130-140/m2 là tiện chăm sóc, tôm nuôi nhanh lớn. Bình thường tôm thẻ chân trắng nuôi khoảng 4 tháng, còn về mùa đông thì 5 tháng là thu hoạch được.
Trước khi thả tôm cần cải tạo ao, kiểm tra nước cấp vào ao nuôi và đặc biệt phải chọn nguồn giống tôm thẻ chân trắng nuôi có địa chỉ uy tín đó là quyết định thành công tới vụ nuôi tôm.
Lượng thức ăn cho con tôm thẻ chân trắng được bà Xuyến tính toán cẩn trọng. Ảnh: Vũ Thượng
Được biết, đối với xã Kim Đông (huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình) hiện nay tổng diện tích nuôi trồng thủy sản là 431 ha, số hộ nuôi thả là 788 hộ. Trong đó, có 88 hộ với diện tích 60 ha nuôi công nghiệp, 684 hộ nuôi hình thức quản canh. Tổng sản lượng thủy sản xã Kim Đông ước đạt đến 30/6/2022, là hơn 21 tỉ đồng.
“Đối với phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi các cấp tại huyện Kim Sơn, đã thu hút đông đảo hội viên nông dân tham gia đăng ký. Trong đó, hộ bà Lê Thị Xuyến là 1 trong 25 hộ nông dân huyện Kim Sơn tới đây được biểu dương, tặng bằng khen của UBND tỉnh Ninh Bình trong phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi giai đoạn 2017-2022”, ông Vũ Duy Tùng-Chủ tịch Hội Nông dân huyện Kim Sơn cho biết.
Vũ Thượng
Theo Dân Việt
- nuôi tôm thẻ chân trắng li> ul>
- Amoniac trong ao tôm: Chiến lược kiểm soát hiệu quả
- Xuất khẩu tôm có thể đạt 4 tỷ USD trong năm 2024
- Nuôi tôm vụ nghịch: Lợi nhuận lớn, rủi ro cao
- Đón đọc Tạp chí Người Nuôi Tôm số tháng 11/2024
- Giá tôm Indonesia giai đoạn 2023-2024: Giải mã nguyên nhân sụt giảm
- Chiết xuất riềng đỏ: Ức chế vi khuẩn gây bệnh phân trắng
- Đi sâu vào ngành sản xuất tôm của Trung Quốc
- Hội nghị Khách hàng Long Thăng năm 2024: Đột phá tư duy – Phát huy nội lực
- Aquaculture Vietnam sẽ trở lại vào tháng 3 năm 2026
- Giá tôm tăng tại Trung Quốc khi nguồn cung giảm từ Ecuador, Ấn Độ
Tin mới nhất
T4,20/11/2024
- Amoniac trong ao tôm: Chiến lược kiểm soát hiệu quả
- Xuất khẩu tôm có thể đạt 4 tỷ USD trong năm 2024
- Nuôi tôm vụ nghịch: Lợi nhuận lớn, rủi ro cao
- Đón đọc Tạp chí Người Nuôi Tôm số tháng 11/2024
- Giá tôm Indonesia giai đoạn 2023-2024: Giải mã nguyên nhân sụt giảm
- Chiết xuất riềng đỏ: Ức chế vi khuẩn gây bệnh phân trắng
- Đi sâu vào ngành sản xuất tôm của Trung Quốc
- Hội nghị Khách hàng Long Thăng năm 2024: Đột phá tư duy – Phát huy nội lực
- Aquaculture Vietnam sẽ trở lại vào tháng 3 năm 2026
- Giá tôm tăng tại Trung Quốc khi nguồn cung giảm từ Ecuador, Ấn Độ
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Bộ sản phẩm Miễn dịch của Grobest: Đỉnh cao phòng chống bệnh ở tôm, tôm khỏe mạnh mọi giai đoạn
- Grobest giải mã nguyên nhân và đưa ra giải pháp phòng ngừa bệnh phân trắng trên tôm
- Tổng Giám đốc Tập đoàn HaiD Việt Nam: Chiến lược chinh phục thị trường Việt
- Gói tín dụng 15.000 tỷ đồng: Trợ lực giúp doanh nghiệp vượt khó
- Sri Lanka: Ra mắt gói bảo hiểm rủi ro cho các trang trại tôm đầu tiên tại châu Á
- Hội chợ triển lãm Công nghệ ngành Thủy sản Việt Nam lần đầu tiên tổ chức tại miền Bắc
- USSEC: Hướng tới kỷ nguyên nuôi biển bền vững tiến xa bờ
- BTC FISTECH và Chi Cục Thủy sản Quảng Ninh: Họp bàn kế hoạch phối hợp tổ chức FISTECH 2023
- Diện tích và sản lượng tôm nước lợ năm 2022
- Ngành thuỷ sản miền Bắc – miền Trung: “Sân chơi” đầy sức hút
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt