Chuyện tưởng như đùa, nhưng đó là những tâm sự từ đáy lòng của người nuôi tôm thẻ chân trắng hiện nay khi nuôi tôm ngày càng khó khăn. Nghề nuôi tôm thẻ chân trắng đã phát triển rất lâu, khi đó người có tiền mới đầu tư nuôi tôm. Nhiều người mong muốn nuôi tôm nhanh chóng đổi đời, thế nhưng tôm nuôi ngày càng phát sinh dịch bệnh và có chiều hướng lao dốc… khiến họ trắng tay.
Nghề nuôi tôm còn lắm khó khăn
Bên cạnh những kết quả đã đạt, nuôi tôm nước lợ vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ để phát triển bền vững. Đây là bài toán khó cho ngành chức năng.
Lắm khó khăn
Theo đánh giá của các hộ nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Long An, hiện nay, nghề nuôi tôm còn lắm khó khăn: Giá thành sản xuất tôm vẫn còn cao. Thức ăn nuôi tôm vẫn đang chiếm tỷ lệ cao trong giá thành sản xuất (khoảng 65-70% giá thành nuôi tôm công nghiệp, đồng thời thức ăn qua nhiều khâu trung gian tăng 20-30% so với giá gốc); chi phí con giống cao do phải nhập khẩu tôm bố mẹ; giá điện tăng, đồng thời nhiều vùng nuôi thiếu điện phải sử dụng máy nổ để bơm nước, quạt khí, phát điện,… (chi phí cao gấp 2 lần so với sử dụng điện); giá thành vận chuyển vật tư, nguyên liệu vẫn còn cao.
Bên cạnh đó, còn tình trạng lạm dụng thuốc, hóa chất. Nhiều vùng nuôi chưa được đầu tư kết cấu hạ tầng bảo đảm: Hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản chủ yếu vẫn dùng chung với hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp, không phù hợp với yêu cầu kỹ thuật, hệ thống cấp thoát nước không bảo đảm, các vùng nuôi thâm canh không có ao xử lý nước nên dễ xảy ra dịch bệnh. Nguồn nước dễ bị ô nhiễm từ quá trình sản xuất và sinh hoạt, thuốc bảo vệ thực vật. Đổ nợ vì nuôi tôm, tài sản cầm cố hết ở ngân hàng, nông dân lại nuôi hy vọng vào vụ tôm mới để mong gỡ gạc chút đỉnh. Ông Lê Minh S., ngụ xã Thuận Mỹ, huyện Châu Thành, tâm sự: “Rất nhiều hộ dân nuôi tôm mắc nợ ngân hàng. Theo tôi biết, hộ tối thiểu cũng là 50 triệu đồng, cao nhất lên đến 400 triệu đồng. Dân mất khả năng trả nợ, còn hồ tôm thì mất giá. Trước đây, mỗi hồ sang nhượng cả trăm triệu đồng, nay bán giá rẻ thì mất mấy chục triệu, nhiều hộ cho thuê nhưng không mấy người tha thiết nuôi”.
Ông S. buồn bã nói: “Gia đình tôi trước đã cầm một sổ đỏ tại ngân hàng do nuôi tôm lỗ liên tục. Vừa rồi, tôi mượn thêm sổ đỏ của người thân đem cầm cố để tiếp tục vay nuôi tôm, giờ lại hoàn tay trắng, không biết lấy tiền đâu để trả nợ”. Cũng như ông S., ông Nguyễn Thanh V., ngụ xã Nhựt Ninh, huyện Tân Trụ, nhiều năm qua rất ít khi thất bại trong nuôi tôm, nay đành bó gối ngồi nhà vì gần 1ha ao vừa thả tôm đã bị chết sạch. “Không nuôi tôm, thanh niên trai tráng còn cơ hội kiếm việc làm đây đó, chứ già cả, ốm yếu như tụi tôi biết đi đâu? Mấy năm trước nuôi còn lời chút đỉnh, nhưng mấy năm nay rất khó khăn. Giá thức ăn, thuốc, con giống thì cứ tăng, nhưng giá tôm cứ giảm liên tục” – ông V. lo lắng.
Tại huyện Cần Giuộc, người nuôi tôm cũng gặp nhiều trắc trở. Theo Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cần Giuộc – Ngô Bảo Quốc, những năm gần đây, việc nuôi tôm của nông dân gặp nhiều khó khăn như ô nhiễm nguồn nước, dịch bệnh xảy ra thường xuyên, thời tiết diễn biến bất thường,… Cùng với đó, nông dân chưa vệ sinh, xử lý ao, đầm đúng yêu cầu kỹ thuật, tình trạng lạm dụng các loại thuốc kháng sinh còn xảy ra, chưa thể kiểm soát được. Hiện nay, nông dân đa phần chỉ mới ứng dụng một phần công nghệ cao vào nuôi tôm, chủ yếu vẫn là tăng cường ứng dụng các công nghệ để giảm chi phí đầu vào, giảm công lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất như sử dụng máy biến tần giảm tiêu hao điện năng, máy cho ăn giảm công lao động, giảm hệ số chuyển đổi thức ăn, công nghệ vi sinh, hạn chế sử dụng hóa chất, kháng sinh, nuôi nhiều cấp (giai đoạn) để giảm chi phí xử lý chăm sóc ban đầu, kéo dài thời gian nuôi để tôm đạt kích cỡ thương phẩm lớn, từ đó mang lại hiệu quả kinh tế khá trong điều kiện giá tôm thương phẩm thấp hơn cùng kỳ thường năm từ 10-15%.
Cần hướng khắc phục
Để người dân trên địa bàn huyện Cần Giuộc nuôi tôm đạt hiệu quả, ông Ngô Bảo Quốc cho biết: “Thời gian tới, phòng nông nghiệp tiếp tục phối hợp các ban, ngành huyện mời gọi, tạo điều kiện để các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nuôi tôm nước lợ theo hướng ứng dụng công nghệ cao; tiếp tục đầu tư và tích cực phối hợp đầu tư kết cấu hạ tầng thiết yếu: Điện, giao thông; nạo vét kênh, mương nội đồng, trạm bơm, bổ sung, điều tiết nước hợp lý phục vụ vùng trồng rau và nuôi tôm. Song song với việc tuyên truyền, vận động người nuôi không sử dụng chất cấm trong nuôi tôm, sản xuất bảo đảm thời gian cách ly. Ngoài ra, chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện sớm triển khai cung cấp vật tư, phân bón vi sinh, con giống, các trang thiết bị công nghệ,… để cung cấp phục vụ người dân sản xuất”.
Còn theo Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi Thú y và Thủy sản tỉnh – Nguyễn Thanh Toàn, trước tình hình khó khăn của người nuôi tôm, hiện nay, tỉnh thực hiện nhiều mô hình nuôi tôm công nghệ cao mang lại thu nhập cao. Tuy nhiên, những năm gần đây, tôm nuôi gặp nhiều rủi ro do dịch bệnh, tôm nguyên liệu liên tục rớt giá, chi phí đầu vào tăng cao, nhiều hộ lâm vào cảnh khó khăn,… năng suất thấp, lợi nhuận không cao. Chính vì những khó khăn, thách thức nêu trên, ngành chuyên môn và người nuôi tôm thực hiện giải pháp kiểm soát chặt chẽ các chế phẩm nuôi tôm, nhân rộng những mô hình mới thành công trong nuôi tôm như nuôi tôm 2 giai đoạn nhằm giảm rủi ro. Đồng thời, tìm kiếm các giải pháp tiết kiệm như nuôi tôm 2 giai đoạn tiết kiệm điện, nước, cải tiến hệ thống quạt giảm hao phí điện, tính toán mức thức ăn phù hợp giảm tỷ lệ chuyển đổi và giảm ô nhiễm môi trường, thành lập các tổ hợp tác để có thể có đầu mối mua vật tư nuôi tôm số nhiều, giá thấp hơn và vấn đề quan trọng nhất là kiểm soát chặt chẽ việc lưu thông trên thị trường giống tôm tốt, chất lượng.
Nguồn tin: Báo Long An
- nghề nuôi tôm còn khó khăn li> ul>
- Điều chỉnh giảm thuế nhập khẩu mặt hàng khô dầu đậu tương
- Virus hoại tử cơ trên tôm thẻ: Giải mã tương tác và kháng virus
- 20 năm phát triển của Khoa Thủy sản và những đóng góp cho ngành thủy sản miền Bắc
- Quy trình rơm: Chuyển đổi mô hình nuôi để giảm thiểu chi phí và rủi ro
- Amoniac trong ao tôm: Chiến lược kiểm soát hiệu quả
- Xuất khẩu tôm có thể đạt 4 tỷ USD trong năm 2024
- Nuôi tôm vụ nghịch: Lợi nhuận lớn, rủi ro cao
- Đón đọc Tạp chí Người Nuôi Tôm số tháng 11/2024
- Giá tôm Indonesia giai đoạn 2023-2024: Giải mã nguyên nhân sụt giảm
- Chiết xuất riềng đỏ: Ức chế vi khuẩn gây bệnh phân trắng
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Điều chỉnh giảm thuế nhập khẩu mặt hàng khô dầu đậu tương
- Virus hoại tử cơ trên tôm thẻ: Giải mã tương tác và kháng virus
- 20 năm phát triển của Khoa Thủy sản và những đóng góp cho ngành thủy sản miền Bắc
- Quy trình rơm: Chuyển đổi mô hình nuôi để giảm thiểu chi phí và rủi ro
- Amoniac trong ao tôm: Chiến lược kiểm soát hiệu quả
- Xuất khẩu tôm có thể đạt 4 tỷ USD trong năm 2024
- Nuôi tôm vụ nghịch: Lợi nhuận lớn, rủi ro cao
- Đón đọc Tạp chí Người Nuôi Tôm số tháng 11/2024
- Giá tôm Indonesia giai đoạn 2023-2024: Giải mã nguyên nhân sụt giảm
- Chiết xuất riềng đỏ: Ức chế vi khuẩn gây bệnh phân trắng
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Bộ sản phẩm Miễn dịch của Grobest: Đỉnh cao phòng chống bệnh ở tôm, tôm khỏe mạnh mọi giai đoạn
- Grobest giải mã nguyên nhân và đưa ra giải pháp phòng ngừa bệnh phân trắng trên tôm
- Tổng Giám đốc Tập đoàn HaiD Việt Nam: Chiến lược chinh phục thị trường Việt
- Gói tín dụng 15.000 tỷ đồng: Trợ lực giúp doanh nghiệp vượt khó
- Sri Lanka: Ra mắt gói bảo hiểm rủi ro cho các trang trại tôm đầu tiên tại châu Á
- Hội chợ triển lãm Công nghệ ngành Thủy sản Việt Nam lần đầu tiên tổ chức tại miền Bắc
- USSEC: Hướng tới kỷ nguyên nuôi biển bền vững tiến xa bờ
- BTC FISTECH và Chi Cục Thủy sản Quảng Ninh: Họp bàn kế hoạch phối hợp tổ chức FISTECH 2023
- Diện tích và sản lượng tôm nước lợ năm 2022
- Ngành thuỷ sản miền Bắc – miền Trung: “Sân chơi” đầy sức hút
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt