Chi phí vận chuyển của các công ty xuất khẩu thủy sản ở Việt Nam từng chỉ chiếm 1,5% doanh thu, thì bước sang năm 2021 đã tăng tới 4,5% doanh thu, khiến lợi nhuận các DN trong ngành bị bào mòn.
Các DN xuất khẩu thủy sản phía Nam gặp khó vì giãn cách kéo dài, chi phí logistics tăng cao. Ảnh: DNCC
Đặc biệt, theo SSI Research, hầu hết các công ty xuất khẩu có trụ sở tại miền Nam càng bị ảnh hưởng tiêu cực bởi các biện pháp giãn cách xã hội trong quý 3/2021.
Các DN thủy sản phía Nam gặp khó trong năm 2021
Năm 2021, chuỗi giá trị thủy sản tiếp tục bị gián đoạn, gây tác động tiêu cực đến nguồn cung và logistics của ngành thủy sản, trong khi nhu cầu đã tăng dần tại các thị trường lớn như Mỹ và Châu Âu do HORECA (Thuật ngữ dùng để viết tắt cho 3 từ đó là: Hotel, Restaurant và Coffee/Catering) dần mở cửa trở lại trong năm.
Tuy nhiên, các biện pháp giãn cách xã hội ở Việt Nam trong quý 3/2021 đã ảnh hưởng đến ngành thủy sản quy mô nhỏ và gây ra tình trạng thiếu lao động cho các công ty. Các nhà sản xuất phải đối mặt với áp lực chi phí lạm phát, bao gồm cả nguyên liệu thô và thức ăn chăn nuôi.
Ngoài ra, hầu hết các công ty xuất khẩu (đặc biệt là các công ty ở châu Á) phải chịu chi phí gia tăng do thiếu container, giá cước vận chuyển tăng và tình trạng tắc nghẽn càng kéo dài.
“Chi phí vận chuyển từng chỉ chiếm 1,5% doanh thu, nhưng đã tăng lên 4,5% doanh thu trong năm 2021 của các công ty xuất khẩu thủy sản ở Việt Nam”, chuyên gia của SSI Research bình luận.
Giá trị xuất khẩu tôm, cá tra… của Việt Nam trong năm 2021. Nguồn: SSI Research
Vượt qua những khó khăn, ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam vẫn ghi nhận sự tăng trưởng ấn tượng. Số liệu từ Tổng cục Hải quan cho thấy, kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong 11 tháng của năm 2021 tăng 3,7%, đạt mức 8 tỷ USD. Cụ thể, xuất khẩu tôm đạt 3,5 tỷ USD (+2,9% so với cùng kỳ) và kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt 1,4 tỷ USD (+2,5 % so với cùng kỳ).
Trong khi đó, VASEP dự kiến tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2021 đạt 8,9 tỷ USD (+5,7% so với cùng kỳ).
Tuy nhiên, báo cáo của SSI Research cho thấy, không phải doanh nghiệp thủy sản nào cũng đón nhận niềm vui, khi đạt lợi nhuận tăng trưởng trong năm 2021.
Theo SSI Research, hầu hết các công ty xuất khẩu có trụ sở tại miền Nam và bị ảnh hưởng tiêu cực bởi các biện pháp giãn cách xã hội trong quý 3/2021. Đơn cử như: Công ty Thủy sản Bến Tre (mã chứng khoán ABT) có mức giảm doanh thu sâu nhất, khoảng 12%. Tiếp đến là “vua tôm” Minh Phú (mã chứng khoán MPC) giảm doanh thu gần 11%;…
Ở chiều ngược lại, Vĩnh Hoàn (mã chứng khóa VHC) đạt mức tăng trưởng mạnh trong quý 1 – quý 3/2021, ở cả doanh thu và lợi nhuận sau thuế do công ty vẫn hoạt động ở công suất cao trong giai đoạn này. Đồng thời, công ty đã thương lượng được nhiều đơn hàng FOB hơn, giúp giảm chi phí vận chuyển.’
Triển vọng nào cho ngành thủy sản trong năm 2022?
Với sự không chắc chắn về các biến thể mới của Covid-19, kế hoạch xuất khẩu thủy sản trong năm 2022 vẫn dự kiến sẽ “khiêm tốn” ở mức 8,73 tấn về sản lượng và 9 tỷ USD về giá trị. Con số này không tăng trưởng so với năm 2021.
Theo SSI Research, kỳ vọng năm 2022 sẽ tương tự như năm 2021 ở một số khía cạnh, như nhu cầu tăng mạnh từ việc mở cửa trở lại của các nền kinh tế, áp lực chi phí nguyên liệu thô kéo dài và chi phí vận chuyển cao.
“Tuy nhiên, ở điểm thứ ba, chúng tôi thấy rằng giá cước có thể trở về bình thường sau khi tình trạng tắc nghẽn cảng được giải quyết trong quý 2/2022, theo dự báo của McKinsey”, chuyên gia của SSI Research nêu.
Tăng trưởng của các DN thủy sản niêm yết trên sàn chứng khoán năm 2021 – Nguồn: SSI Research
Ngoài thị trường Mỹ, SSI Research kỳ vọng nhu cầu phục hồi tại Châu Âu và Trung Quốc sẽ mạnh hơn do 2 năm liên tiếp ở mức thấp, nhờ tác động của Hiệp định EVFTA và nới lỏng hạn chế thủy sản tại các cảng của Trung Quốc. Do đó, SSI Research dự đoán giá bán bình quân sẽ tiếp tục xu hướng tăng khi nhu cầu phục hồi.
“Do ngành thủy sản đã được định giá lại để phản ánh sự thay đổi trong năm 2021 và động lực tích cực trong năm 2022, vì thế, sẽ có nhiều thách thức để ngành được định giá lại tiếp do những biến động và tính chất chu kỳ vốn có của ngành”, chuyên gia của SSI Research, dự báo.
Nguồn tin: thegioitiepthi.vn
- chi phí vận chuyển li>
- doanh nghiệp thủy sản li>
- giá cước vận chuyển li>
- ngành thủy sản li>
- thủy sản Việt Nam li>
- xuất khẩu cá tra li>
- xuất khẩu thủy sản li>
- xuất khẩu tôm li> ul>
- Cám gạo lên men: Thức ăn giàu protein cho tôm sú
- TAURINE: Hỗ trợ giảm thời gian chờ sinh sản của tôm mẹ
- Thực khuẩn thể: Bước tiến mới trong phòng trị bệnh vi khuẩn cho tôm
- Công cụ di động chẩn đoán virus đốm trắng trong 24 giờ
- VHVP-2: Đặc điểm gen trong Vibrio gây bệnh TPD
- Bệnh đốm trắng: Nguyên nhân chính gây giảm năng suất tôm
- Nuôi tôm trong bể xi măng: Giải pháp bền vững cho ngành thủy sản
- Oxy sinh học và oxy hóa học: Sự khác biệt về nhu cầu
- Công nghệ thông minh AIoT: Cơ hội chuyển mình cho ngành thủy sản
- Di truyền tôm thẻ chân trắng: Xu hướng hiện tại và tương lai
Tin mới nhất
CN,30/03/2025
- Cám gạo lên men: Thức ăn giàu protein cho tôm sú
- TAURINE: Hỗ trợ giảm thời gian chờ sinh sản của tôm mẹ
- Thực khuẩn thể: Bước tiến mới trong phòng trị bệnh vi khuẩn cho tôm
- Công cụ di động chẩn đoán virus đốm trắng trong 24 giờ
- VHVP-2: Đặc điểm gen trong Vibrio gây bệnh TPD
- Bệnh đốm trắng: Nguyên nhân chính gây giảm năng suất tôm
- Nuôi tôm trong bể xi măng: Giải pháp bền vững cho ngành thủy sản
- Oxy sinh học và oxy hóa học: Sự khác biệt về nhu cầu
- Công nghệ thông minh AIoT: Cơ hội chuyển mình cho ngành thủy sản
- Di truyền tôm thẻ chân trắng: Xu hướng hiện tại và tương lai
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Xác nhận thực tế về giải pháp thức ăn mới có lợi cho việc giảm thiểu EHP ở Đông Nam Á
- Huyền Rơm: Bông hồng trẻ đam mê nghiên cứu vi sinh thủy sản
- Kết quả sản xuất tôm nước lợ năm 2024 tại các địa phương
- Grobest: Nâng tầm tôm Việt với di sản 50 năm phát triển bền vững
- 10 vụ tôm liên tiếp thành công cùng mô hình nuôi tôm công nghệ cao của Grobest
- Bộ sản phẩm Miễn dịch của Grobest: Đỉnh cao phòng chống bệnh ở tôm, tôm khỏe mạnh mọi giai đoạn
- Grobest giải mã nguyên nhân và đưa ra giải pháp phòng ngừa bệnh phân trắng trên tôm
- Tổng Giám đốc Tập đoàn HaiD Việt Nam: Chiến lược chinh phục thị trường Việt
- Gói tín dụng 15.000 tỷ đồng: Trợ lực giúp doanh nghiệp vượt khó
- Sri Lanka: Ra mắt gói bảo hiểm rủi ro cho các trang trại tôm đầu tiên tại châu Á
- Sử dụng sóng siêu âm để tính sinh khối ao nuôi tôm
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống