[Người nuôi tôm] – Rêu là loại thực vật thường xuất hiện trong các trang trại nuôi tôm, sự phát triển quá mức của chúng có thể gây tổn thất do làm giảm chất lượng nước và cản trở sự phát triển của tôm.
Nguyên nhân và tác hại
Sự xuất hiện của rêu trong ao nuôi tôm có thể do nhiều yếu tố tác động. Cường độ ánh sáng mặt trời mạnh và độ trong của nước quá cao thúc đẩy quá trình phát triển của rêu. Bên cạnh đó, thức ăn thừa và chất thải của tôm không được xử lý cũng tạo điều kiện thuận lợi cho rêu sinh sôi, vì chúng cung cấp nguồn dinh dưỡng phong phú cho rêu.
Mặc dù rêu không trực tiếp gây bệnh, nhưng sự phát triển quá mức của nó có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của tôm nuôi. Rêu có thể trở thành nơi trú ngụ cho nhiều tác nhân gây bệnh, chẳng hạn như virus gây hội chứng đốm trắng (WSSV) và vi khuẩn Vibrio.
Ngoài ra, rêu còn là môi trường sinh sản cho động vật nguyên sinh ký sinh, những ký sinh trùng này có khả năng xâm nhập vào mang tôm, cản trở quá trình hô hấp và làm giảm cảm giác thèm ăn của chúng.
Rêu là thực vật thường xuất hiện trong ao nuôi tôm (Ảnh: ST)
Cách loại bỏ
Cải thiện và duy trì chất lượng nước ao: Chất lượng nước kém, với độ mặn dưới 15 ppm và nồng độ chất hữu cơ vượt quá 90 ppm, có thể tạo điều kiện cho sự phát triển của rêu. Vì vậy, người nuôi cần thường xuyên và chính xác kiểm tra chất lượng nước để dự đoán những biến động trong các thông số nước. Rêu cũng phát triển mạnh trong môi trường có độ pH thấp hơn 7,5, người nuôi có thể khắc phục tình trạng này bằng cách xử lý dolomit. Bên cạnh đó, việc lắp đặt máy sục khí đầy đủ cũng góp phần duy trì lưu thông oxy trong ao.
Lắp đặt hàng rào lưới: Rêu là những sinh vật quang hợp, vì vậy chúng phát triển mạnh mẽ trong môi trường trang trại có ánh sáng mặt trời phong phú. Để kiểm soát sự sinh sôi của rêu, việc lắp đặt hàng rào lưới nhằm giảm bớt lượng ánh sáng mặt trời chiếu vào trang trại là một giải pháp hiệu quả.
Sử dụng tác nhân sinh học: Các tác nhân sinh học là phương pháp hiệu quả để kiểm soát sự phát triển của rêu trong trang trại. Sử dụng men vi sinh hoặc vi khuẩn phân hủy giúp phân hủy chất hữu cơ, ngăn chặn sự sinh sôi của rêu. Bón phân hợp lý để tăng cường quần thể sinh vật phù du cũng giúp giảm độ trong của nước, kiểm soát ánh sáng mặt trời. Ngoài ra, nuôi các loài cá ăn rêu như cá măng sữa và cá thỏ cũng góp phần giảm thiểu sự phát triển của rêu.
Vệ sinh ao: Vệ sinh ao là yếu tố quan trọng trong quá trình nuôi và chuyển chu kỳ mới. Sử dụng thuốc khử trùng khi chuẩn bị ao giúp ngăn ngừa rêu phát triển. Trong suốt quá trình nuôi, cần thường xuyên làm sạch thành và đáy ao, loại bỏ thức ăn thừa và chất thải tôm để tránh tích tụ. Hút bùn định kỳ cũng giúp duy trì môi trường nước.
Quản lý lượng thức ăn: Một bước quan trọng trong kiểm soát rêu là quản lý thức ăn cho tôm hợp lý. Cần điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp với nhu cầu tôm để tránh cho ăn quá mức, dẫn đến tích tụ chất thải và suy giảm chất lượng nước. Thường xuyên kiểm tra khay thức ăn để theo dõi sự thèm ăn và xác định lượng thức ăn tối ưu cho sự phát triển của tôm.
Hoàng Cầm
- Diện tích nuôi trồng thủy sản ước đạt 8.965ha
- Nâng cao giá trị sản phẩm thủy sản
- Thuỷ sản Nam Việt (ANV): Lãi nửa đầu năm tăng 18 lần, hướng đến mức lãi 1.000 tỷ đồng
- Sợ phải “chân lấm tay bùn” nên ít thí sinh chọn học ngành Nuôi trồng thủy sản
- Xuất khẩu tôm sang Mỹ đối mặt nhiều áp lực
- Đầu tư nhà lưới, người nuôi tôm Nghệ An thích ứng với thời tiết nắng nóng
- “Thủ phủ tôm” trước cơ hội lớn
- Xuất khẩu thủy sản thích ứng với biến động thuế quan
- Kiểm soát, giảm thiểu rác thải nhựa ngành thủy sản
- Tổng thư ký VASEP: Đầu tư nuôi tôm công nghệ cao có thể đem lại cho GDP hàng nghìn tỷ đồng
Tin mới nhất
T5,17/07/2025
- Diện tích nuôi trồng thủy sản ước đạt 8.965ha
- Nâng cao giá trị sản phẩm thủy sản
- Thuỷ sản Nam Việt (ANV): Lãi nửa đầu năm tăng 18 lần, hướng đến mức lãi 1.000 tỷ đồng
- Sợ phải “chân lấm tay bùn” nên ít thí sinh chọn học ngành Nuôi trồng thủy sản
- Xuất khẩu tôm sang Mỹ đối mặt nhiều áp lực
- Đầu tư nhà lưới, người nuôi tôm Nghệ An thích ứng với thời tiết nắng nóng
- “Thủ phủ tôm” trước cơ hội lớn
- Xuất khẩu thủy sản thích ứng với biến động thuế quan
- Kiểm soát, giảm thiểu rác thải nhựa ngành thủy sản
- Tổng thư ký VASEP: Đầu tư nuôi tôm công nghệ cao có thể đem lại cho GDP hàng nghìn tỷ đồng
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Người nuôi tôm phập phồng với “ngày nắng, đêm mưa”
- Động lực phát triển đột phá ngành thủy sản
- Công nghệ sinh học toàn diện: Giải pháp nuôi tôm thành công từ Tâm Việt
- Biện pháp kiểm soát khí độc Nitrite (NO2) trong mô hình nuôi tôm TLSS-547
- Ngành chức năng và nông dân Quảng Nam cùng gỡ khó cho nuôi tôm nước lợ
- Thời tiết bất lợi gây thiệt hại hơn 27 triệu con tôm sú, tôm thẻ nuôi
- [Tuyển dụng] – Công ty TNHH Seven Hills Trading tuyển dụng nhiều vị trí hấp dẫn trong năm 2025
- Nhiều diện tích tôm nuôi của Nghệ An bị bệnh đốm trắng
- Nuôi tôm càng xanh VietGAP: Giảm chi phí, tăng lợi nhuận
- Thời tiết bất lợi, người nuôi tôm treo đùng
- An toàn sinh học: Giải pháp then chốt cho bài toán dịch bệnh thủy sản
- Sử dụng sóng siêu âm để tính sinh khối ao nuôi tôm
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân