EHP cần được kiểm soát khẩn cấp

EHP là gì?

Enterocytozoon Hepatopenaei (EHP) là bệnh do vi bào tử trùng microsporidian gây ra, lần đầu được phát hiện ở tôm sú Thái Lan vào năm 2009. (Theo Tourip et al.2009.J.Invertebr.Pathol.102:21-29)

Nó được tìm thấy trên tôm chậm phát triển nhưng không có sự thống kê về mối liên quan của bệnh với sự chậm phát triển của tôm tại thời điểm đó.

EHP được tồn tại trong gan tụy của tôm và có hình thái giống với một microsporidian chưa đặt tên được báo cáo trước đây trong gan tụy của tôm he Nhật Bản tại Úc năm 2001.

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng EHP không phải là một mầm bệnh ngoại lai mà nó đã hiện hữu tại Australasia, sau đó người ta phát hiện ra rằng EHP  cũng có thể lây nhiễm qua tôm thẻ chân trắng nhập khẩu để nuôi từ châu Á và nó có thể lây truyền từ tôm sang tôm qua đường miệng (Theo Tangprasittipap et al.2013. BMC Vet Res. 9:139. Điều này khác với loại microsporidian phổ biến nhất được báo cáo trước đây ở tôm bông, loài cần có vật chủ trung gian là cá, có thể cắt đứt sự lây lan bằng cách loại bỏ cá ra khỏi hệ thống nuôi.

Ảnh: Tôm bị nhiễm EHP

Tại sao EHP lại nghiêm trọng với tôm?

Mặc dù EHP dường như không gây chết, nhưng theo thông tin từ những người nuôi tôm cho biết, loại ký sinh trùng này ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ sinh trưởng và phát triển của tôm thẻ chân trắng. Vì vậy, các nhà nghiên cứu đã đưa ra cảnh báo đối với người nuôi tôm ở châu Á và các trung tâm giống để có thể chủ động kiểm soát EHP ở tôm bố mẹ và tôm post. Tuy nhiên, cảnh báo này đã không được chú ý vì mọi người đang tập trung đối phó với bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) và hội chứng tôm chết sớm (EMS).

Các nhà khoa học cũng lo ngại rằng việc thiếu quan tâm đến EHP sẽ dẫn đến việc mầm bệnh lưu cữu tích tụ lâu ngày trong hệ thống sản xuất và sự lây lan của nó sẽ bị che lấp bởi EMS/AHPND bởi 2 bệnh này có thể giết chết tôm trước khi các ảnh hưởng tiêu cực của EHP trở lên rõ ràng. Họ cũng lo ngại rằng việc thực hiện các giải pháp cho EMS/AHPND có thể sẽ tác động đến việc lây lan nhanh vấn đề tăng trưởng chậm ở tôm. Thật vậy, điều này đã từng xảy ra ở những năm vừa qua. Đã có thông tin đưa ra, EHP đang bùng phát rộng rãi tại Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Việt Nam và Thái Lan. Gần đây, đã ghi nhận thêm mẫu PCR tôm dương tính với EHP từ tôm chậm lớn tại Ấn Độ. Do đó, có thể thấy EHP là một vấn đề đang nổi lên và cần được kiểm soát khẩn cấp.

Ảnh: Sự thay đổi mô học của tôm thẻ chân trắng nhiễm EHP

A: Cấu trúc bình thường của gan tụy

B: Sự xuất hiện của bào tử và sự bong tróc của gan tụy

C: Sự tách rời của ống gan tụy

D: Sự tổn thương nghiêm trọng của tế bào.

Cách kiểm soát sự lây lan EHP ra quốc tế

Phương pháp xét nghiệm bằng PCR và LAMP được dùng để kiểm tra sự hiện diện của EHP trong phân của tôm bố mẹ và tôm post. Tác nhân gây bệnh cũng có thể được phát hiện dưới kính hiển vi hiện đại với thấu kính x100 của phần mô tế bào tôm post được nhuộm Hematoxylin và Eosin, nhưng chỉ khi nào tôm bị nhiễm nặng với bào tử EHP thì mới được phát hiện bằng phương pháp quan sát. Do đó, phương pháp phát hiện PCR vẫn được ưu tiên hơn.

có thể được phát hiện dưới kính hiển vi hiện đại với thấu kính x100 của phần mô tế bào tôm post được nhuộm Hematoxylin và Eosin, nhưng chỉ khi nào tôm bị nhiễm nặng với bào tử EHP thì mới được phát hiện bằng phương pháp quan sát. Do đó, phương pháp phát hiện PCR vẫn được ưu tiên hơn.

Ảnh: Mẫu gan tôm khỏe (A) và mẫu gan tôm nhiễm EHP (B)

Các dữ liệu cũng chỉ ra rằng, hầu hết các đàn tôm thẻ chân trắng có chứng nhận SPF nhập khẩu vào Thái Lan đều âm tính với EHP nhưng chúng thường bị ô nhiễm trong quá trình sinh trưởng và phát triển tại các cơ sở nuôi do an toàn sinh học kém. Một lỗi nghiêm trọng trong an toàn sinh học chính là việc sử dụng các động vật sống (giun nhiều tơ, nghêu…) từ nguồn tại các địa phương hoặc nhập khẩu để làm thức ăn nuôi tôm bố mẹ, bất chấp những cảnh báo liên tục của các nhà nghiên cứu về vấn đề này.

Thêm nữa, một số đàn tôm thẻ chân trắng nhập khẩu được dán nhãn SPF cũng vẫn có khả năng dương tính với EHP. Vấn đề này được khắc phục bằng cách thêm EHP vào danh sách SPF của cả nhà cung cấp và cơ quan kiểm dịch. Có thể kiểm tra sự hiện diện của EHP trong phân của tôm bố mẹ bằng phương pháp PCR.

Cách phòng bệnh tốt nhất cho các trang trại là ngừng việc sử dụng động vật sống làm thức ăn cho tôm bố mẹ, hoặc ít nhất là nên sử dụng dưới dạng đông lạnh, điều này cũng có thể bất hoạt được vi khuẩn AHPND và EHP. Tốt hơn hết nên thanh trùng (đun nóng ở 70oC trong vòng 10 phút) bởi nó có thể tiêu diệt các loại virus chính gây bệnh trên tôm. Một giải pháp thay thế khác là sử dụng chiếu xạ gamma với thức ăn đông lạnh.

Cách kiểm soát EHP trong trại giống

Vi khuẩn gây bệnh EHP và AHPND đều được tìm thấy trong tôm giống của bố mẹ từ Trung Quốc, Việt Nam và Thái Lan. Cả 2 bệnh đều được báo cáo đã sử dụng động vật sống (giun nhiều tơ) làm thức ăn cho tôm bố mẹ. Bởi vậy, EHP có thể được nghi ngờ ở bất kỳ trại tôm nào có biểu hiện phát triển chậm hơn so với dự kiến.

Do đó, vấn đề đầu tiên được đưa ra chính là cơ sở ương giống, các trại nuôi tôm trước hết cần phải SẠCH. Để đạt được mục tiêu này, tất cả tôm khi đưa ra khỏi trại giống phải được rửa sạch bằng cách thả tôm trong dung dịch Natri hydroxit 2,5% (25gms NaOH/L nước ngọt) và rửa sạch lại sau 3 giờ tiếp xúc. Việc xử lý này nên bao gồm tất cả các thiết bị, bộ lọc, bể chứa và đường ống. Sau khi rửa lại để loại bỏ NaOH, trại giống cần để khô trong 7 ngày. Sau đó, nên được rửa lại bằng dung dịch Clo đã axit hóa ( dung dịch clo 200ppm với pH<4.5).

Vấn đề tiếp theo là tôm bố mẹ, như đã chỉ ra ở trên, một số tôm bố mẹ SPF cho kết quả dương tính với EHP nhưng lại không tìm thấy vi khuẩn gây bệnh AHPND. Do đó, tôm bố mẹ có SPF cũng cần được kiểm tra EHP trong khi kiểm dịch và trước khi đưa vào cơ sở sản xuất giống đã được vệ sinh sạch sẽ.

Cách kiểm soát EHP trong trang trại

Đối với người nông dân, có hai vấn đề chính cần phải đối mặt. Vấn đề đầu tiên là đảm bảo được tôm post được sử dụng thả trong ao nuôi không bị nhiễm EHP. Việc này có thể được thực hiện dễ dàng qua các phương pháp kiểm tra PCR. Các DNA chiết xuất để kiểm tra AHPND có thể được dùng để kiểm tra EHP. Với những lô phát hiện nhiễm một trong hai bệnh này, người nuôi không nên sử dụng. Vấn đề thứ hai đối với người nông dân là chuẩn bị hệ thống ao nuôi đảm bảo an toàn dịch bệnh, đặc biệt là với những ao nuôi đã có mầm bệnh EHP trước đó. Bào tử của EHP có thành dày và không dễ bị bất hoạt, ngay cả mức clo nồng độ cao nhưng sử dụng một mình cũng không hiệu quả. Cả 2 loại vi khuẩn này có thể vẫn còn trong ao sau khi thu hoạch và điều quan trọng là cả 2 đều phải được khử trùng hoạt tính trước khi thả vụ mới.

Để khử trùng ao đất có chứa bào tử EHP, có thể bón CaO (vôi sống, vôi nung, hoặc vôi tôi) với lượng 6tấn/ha. Cày CaO xuống bùn dưới đáy ao khô (10-12cm) rồi làm ẩm bùn đáy để kích hoạt vôi. Sau đó để 1 tuần trước khi làm khô hoặc đắp. Sau khi sử dụng CaO, độ pH của đất sẽ tăng lên 12 hoặc hơn trong vài ngày rồi giảm trở lại mức bình thường bởi nó hấp thụ carbon dioxide và trở thành CaCO3.

H.Tây

Lược dịch