Đón đọc Tạp chí Người Nuôi Tôm số tháng 10/2024

Kính mời Quý độc giả đón đọc nội dung Người Nuôi Tôm số tháng 10/2024, phát hành ngày 10/10/2024 với những nội dung chính sau:

Tạp chí Người Nuôi Tôm số tháng 10.2024 xuất bản ngày 10/10/2024

Ngành tôm miền Bắc ảm đạm sau bão lũ -> Trang 12-13

Bão lũ đã gây ra hậu quả nghiêm trọng cho nhiều tỉnh thành miền Bắc, đặc biệt là ngành tôm, với hàng nghìn ha diện tích nuôi tôm bị tàn phá. Thiệt hại không chỉ lớn về kinh tế mà còn tạo tâm lý e ngại cho người dân khi thả giống vụ nuôi mới, điều này có thể ảnh hưởng đến nguồn cung nguyên liệu vào cuối năm, gây xáo trộn cho các ngành phụ trợ như con giống, thức ăn và chế phẩm…

EU mở cửa: Ngành tôm Việt Nam nắm bắt cơ hội vàng -> Trang 14-15

Thị trường Liên minh châu Âu (EU) với yêu cầu cao về chất lượng là điểm đến hấp dẫn của ngành tôm nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Tôm đạt tiêu chuẩn EU không chỉ giúp tăng giá trị sản phẩm mà còn khẳng định vị thế của ngành tôm Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Giải mã nguyên nhân sụt giảm nhập khẩu tôm bố mẹ qua góc nhìn từ SIS -> Trang 16-17

Là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp tôm bố mẹ tại Việt Nam, Shrimp Improvement Systems (SIS) đã chứng kiến sự sụt giảm mạnh mẽ trong số lượng doanh nghiệp nhập khẩu tôm bố mẹ thời gian gần đây. Tạp chí Người Nuôi Tôm đã có dịp trò chuyện với ông Nguyễn Tiến Đức, Quản lý Marketing và Bán hàng tại Việt Nam từ SIS (ảnh) để lắng nghe những chia sẻ về tình hình hiện tại cũng như những dự báo cho tương lai.

Lớp lót bạt trong ao nuôi tôm: Ưu và nhược điểm -> Trang 40-41

Lớp lót đáy ao nuôi tôm giúp cải thiện hiệu quả sản xuất thông qua việc tăng chu kỳ sản xuất, tăng tỷ lệ sục khí và mật độ thả giống. Các ao lót nhựa được lắp đặt và quản lý đúng cách sẽ giúp cải thiện đáng kể hiệu quả sản xuất của các ao nuôi tôm, cho phép nâng số vụ nuôi/năm do thời gian nghỉ giữa các chu kỳ giảm, đồng thời cải thiện tốc độ sục khí cơ học, tăng mật độ thả giống. 

Hà Nội: Đột phá lợi nhuận từ mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực -> Trang 44-45

Với những ưu điểm vượt trội về tốc độ sinh trưởng, tỷ lệ sống và hiệu quả kinh tế, mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực đã và đang nhận được đánh giá cao. Sự thành công của Trung tâm Giống Thủy sản Hà Nội trong việc triển khai mô hình này tại huyện Mỹ Đức không chỉ chứng tỏ hiệu quả của nó mà còn cho thấy tiềm năng ứng dụng rộng rãi trong sản xuất tôm thương phẩm.

Các loài vi khuẩn đường ruột tôm có khả năng chống lại Vibrio -> Trang 46-47

Thay vì sử dụng kháng sinh, việc xây dựng cộng đồng vi sinh vật tổng hợp (SynCom) từ các loài vi khuẩn bản địa có khả năng kháng bệnh đang được xem là một giải pháp tiềm năng, giúp tôm khỏe mạnh hơn và bền vững hơn với môi trường. Nghiên cứu của Đại học Ninh Ba đã thành công trong việc xác định các loài vi khuẩn có lợi trong ruột tôm khỏe mạnh và xây dựng SynCom từ các loài này, mở ra hy vọng tạo ra các sản phẩm sinh học hiệu quả hơn trong nuôi trồng thủy sản. 

Tận dụng sức mạnh của thảo dược: Bí quyết nuôi tôm khỏe mạnh -> Trang 50-51

Nhiều tập đoàn nghiên cứu vaccine đã chỉ ra rằng, tốc độ biến chủng của các vi sinh vật gây bệnh đang diễn ra nhanh chóng hơn nhiều so với khả năng phát triển vaccine để phòng ngừa các bệnh này. Trong khi đó, sự phong phú của các loài động vật thủy sản, đặc biệt là một số loài có trí nhớ miễn dịch kém như động vật giáp xác, đã dẫn đến việc áp dụng và triển khai vaccine gặp nhiều khó khăn và không đạt hiệu quả như mong muốn. Do đó, việc sử dụng thảo dược thay thế kháng sinh tổng hợp và làm chất kích thích miễn dịch đã thu hút sự chú ý đáng kể nhờ vào những đặc tính nổi bật như hoạt tính chống oxy hóa, kháng vi sinh vật, khả năng phân hủy sinh học nhanh, ít tác dụng phụ và dễ dàng tìm kiếm.

Thức ăn khô thay thế artemia: Giải pháp mới cho tôm thẻ chân trắng -> Trang 52-53

Chi phí thức ăn chiếm tỷ lệ lớn trong sản xuất hậu ấu trùng tôm, chủ yếu từ trứng artemia và thức ăn khô. Trung bình, để sản xuất một triệu hậu ấu trùng, người nuôi cần khoảng 3,4 kg trứng artemia và 8 kg thức ăn khô, với tổng chi phí khoảng 480 – 520 USD. Do giá trứng artemia cao hơn nhiều so với thức ăn khô, việc thay thế một phần artemia bằng thức ăn khô được kỳ vọng sẽ giảm đáng kể chi phí sản xuất. Nghiên cứu này đã thử nghiệm giảm 25% lượng artemia và tăng tương ứng lượng thức ăn khô trong khẩu phần ăn của tôm post larvae (PL) ở hai mật độ thả khác nhau (60 và 80 PL/L) để đánh giá tác động đến tăng trưởng và sức sống của tôm.

 

Ban Biên tập rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý độc giả về nội dung, hình thức để Tạp chí ngày càng hoàn thiện, phục vụ đắc lực cho ngành tôm nước nhà phát triển bền vững, hiệu quả.

Mọi thư từ góp ý, cộng tác nội dung, bài vở xin gửi về địa chỉ email: nguoinuoitomvn@gmail.com hoặc hue.pth94@gmail.com

Trân trọng!

Giá bán

Tạp chí Người Nuôi Tôm: 50.000 đồng/cuốn

File PDF Tạp chí Người Nuôi Tôm: 20.000 đồng/cuốn.

Đặt mua

Quý độc giả có thể liên hệ đặt mua tạp chí theo số điện thoại sau:

Điện thoại: 0246 659 7733/ 0243 219 1649 (giờ hành chính)

Hotline: 0978 457 870 (Ms Thêu).

Tạp chí sẽ được vận chuyển qua đường bưu điện đến tận tay quý độc giả.

Tin mới nhất

T4,06/11/2024