Trong những năm gần đây, ngành tôm cả nước không ngừng tăng trưởng, bất chấp sự biến động từ thị trường hay điều kiện nuôi. Tuy nhiên, để đảm bảo tốc độ tăng trưởng như kỳ vọng trong tương lai, ngành tôm cũng cần sớm có giải pháp giảm giá thành sản xuất để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.
Nâng cao năng suất và tỷ lệ nuôi thành công mới là lời giải căn cơ cho việc giảm giá thành nuôi tôm.
Trong nuôi tôm, chi phí thức ăn chiếm khoảng 60-65% tổng chi phí của mỗi vụ nuôi, nên mỗi khi nhắc đến chuyện giảm giá thành, giải pháp được đề xuất đầu tiên vẫn thường là giảm chi phí thức ăn, kế đến là con giống, chi phí điện năng… Đối với chi phí điện năng, các kết quả ứng dụng thay thế gối đỡ chữ U bằng con lăn cho giàn quạt tạo ôxy giúp tiết kiệm 17% điện năng và theo dõi ôxy hòa tan trong ao nuôi kết hợp vận hành hệ thống sục khí đáy ao sẽ giảm được 7,6% điện năng tiêu thụ. Tuy nhiên, việc giảm chi phí con giống, thức ăn là không hề đơn giản, nếu không muốn nói là bất khả thi, bởi hầu hết nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến thức ăn tôm đều phải nhập khẩu và nguồn cung thức ăn tôm đều đến từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Theo TS Nguyễn Duy Hòa, Giám đốc kỹ thuật toàn cầu ngành hàng Empyreal, Cargill Inc, tỷ lệ nuôi tôm thành công ở Việt Nam vừa qua chỉ vào khoảng 30-40%, nên nếu chỉ tập trung lo giảm chi phí con giống, thức ăn, điện… là chưa đủ và khó khả thi. Vấn đề quan trọng ở đây là cần có giải pháp nâng tỷ lệ thành công trong nuôi tôm lên cao hơn nữa thì mới có thể giảm chi phí sản xuất, tiến tới giảm giá thành tôm nuôi một cách căn cơ và bền vững. Để nâng tỷ lệ nuôi tôm thành công, theo TS Nguyễn Duy Hòa, trước hết chúng ta cần chủ động được con giống; quản lý tốt chất lượng, giá cả vật tư đầu vào; quản lý và khai thác tốt các công trình cơ sở hạ tầng phục vụ nghề nuôi…
Đồng tình với TS Nguyễn Duy Hòa, TS Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), cho rằng, những mô hình, công nghệ nuôi thành công cao, chi phí thấp do các doanh nghiệp nghiên cứu, chuyển giao cho người nuôi thời gian qua là rất tốt, nhưng số người nuôi áp dụng chưa nhiều chủ yếu là do chi phí đầu tư ban đầu còn cao. Vì vậy, các địa phương cần có chính sách hỗ trợ người nuôi nhất là về vốn, các doanh nghiệp cần mạnh dạn liên kết với người nuôi, nhất là các hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác (THT), trang trại để chuyển giao, giúp người nuôi nhanh chóng tiếp cận được các mô hình này. Đối với người nuôi, tùy vào điều kiện, khả năng đầu tư, quản lý của mình có thể chọn mô hình, quy mô sản xuất phù hợp, hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu quả nghề nuôi.
Vừa qua thị trường tôm có nhiều biến động, giá tôm thường bấp bênh trong khi giá vật tư đầu vào phục vụ nghề nuôi không ngừng tăng lên, đặc biệt là trong 2 năm trở lại đây. Tuy nhiên, theo ông Phan Văn Mừng, Giám đốc HTX thủy sản Toàn Thắng, TX Vĩnh Châu (Sóc Trăng), nếu người nuôi tham gia vào HTX và thực hành theo tiêu chuẩn ASC vẫn bán được tôm với giá cao hơn so với mặt bằng chung của thị trường và nghề nuôi mang tính bền vững hơn. Ông Huỳnh Xuân Diện, Giám đốc HTX Tân Hưng, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau khẳng định: “Trong bối cảnh nuôi tôm ngày một khó khăn, nếu những hộ nuôi tôm nhỏ lẻ không biết liên kết lại theo mô hình HTX hay THT sẽ rất khó có thể giảm chi phí, tăng lợi nhuận được”.
Theo nhiều lãnh đạo HTX, nếu tổ chức sản xuất tốt và nuôi tôm theo chuẩn quốc tế, vẫn có thể giảm được từ 10-20%, thậm chí là 30% chi phí sản xuất. Thực tế cho thấy, nếu các hộ nuôi tôm nhỏ lẻ liên kết lại thành HTX hay THT để hình thành nên vùng nuôi quy mô lớn mang tính hàng hóa cao sẽ thu hút được doanh nghiệp chế biến hỗ trợ kinh phí tư vấn, đánh giá thực hành nuôi tôm theo tiêu chuẩn ASC và thu tôm với giá cao hơn thị trường từ 2.000-3.000 đồng/kg cho tôm đạt chứng nhận ASC.
Theo ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT Công ty CP thực phẩm Sao Ta, giá thành tôm nuôi của Việt Nam hiện cao hơn các cường quốc nuôi tôm trên thế giới, nhưng con tôm Việt Nam vẫn có thể cạnh tranh sòng phẳng với các nước chủ yếu là nhờ trình độ chế biến. Tuy nhiên, lợi thế này sẽ không thể duy trì được lâu bởi một số cường quốc tôm như Ấn Độ hay Ecuador hiện đang tập trung đầu tư cho mảng chế biến. Vì thế, để ngành tôm phát triển hiệu quả và bền vững, bên cạnh việc cấp bách thực hành nuôi tôm có trách nhiệm theo tiêu chuẩn quốc tế (ASC, BAP, Global GAP…) thì bài toán giảm giá thành nuôi tôm cũng cần sớm có lời giải thỏa đáng. Ông Lực chia sẻ: “Hiện giá thành sản xuất tôm của các nước đều thấp hơn Việt Nam, nên một khi họ bắt kịp trình độ chế biến của ta thì lợi thế về trình độ chế biến sẽ không còn nữa. Khi đó, sức cạnh tranh của tôm Việt trên thị trường sẽ giảm, doanh nghiệp và người nuôi sẽ gặp khó”.
Bài, ảnh: HOÀNG NHÃ
Baocantho.com.vn
- giá thành tôm li>
- tôm hạ giá li> ul>
- Skretting Việt Nam và Agriterra: Nâng cao năng lực hợp tác xã nuôi tôm
- Cà Mau: Đổi mới để nuôi tôm hiệu quả
- Phương pháp lên men cám gạo: Tăng dinh dưỡng, cải thiện nước ao nuôi tôm
- Cám gạo lên men: Thức ăn giàu protein cho tôm sú
- Taurine: Hỗ trợ giảm thời gian chờ sinh sản của tôm mẹ
- Thực khuẩn thể: Bước tiến mới trong phòng trị bệnh vi khuẩn cho tôm
- Công cụ di động chẩn đoán virus đốm trắng trong 24 giờ
- VHVP-2: Đặc điểm gen trong Vibrio gây bệnh TPD
- Bệnh đốm trắng: Nguyên nhân chính gây giảm năng suất tôm
- Nuôi tôm trong bể xi măng: Giải pháp bền vững cho ngành thủy sản
Tin mới nhất
T3,01/04/2025
- Skretting Việt Nam và Agriterra: Nâng cao năng lực hợp tác xã nuôi tôm
- Cà Mau: Đổi mới để nuôi tôm hiệu quả
- Phương pháp lên men cám gạo: Tăng dinh dưỡng, cải thiện nước ao nuôi tôm
- Cám gạo lên men: Thức ăn giàu protein cho tôm sú
- Taurine: Hỗ trợ giảm thời gian chờ sinh sản của tôm mẹ
- Thực khuẩn thể: Bước tiến mới trong phòng trị bệnh vi khuẩn cho tôm
- Công cụ di động chẩn đoán virus đốm trắng trong 24 giờ
- VHVP-2: Đặc điểm gen trong Vibrio gây bệnh TPD
- Bệnh đốm trắng: Nguyên nhân chính gây giảm năng suất tôm
- Nuôi tôm trong bể xi măng: Giải pháp bền vững cho ngành thủy sản
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Xác nhận thực tế về giải pháp thức ăn mới có lợi cho việc giảm thiểu EHP ở Đông Nam Á
- Huyền Rơm: Bông hồng trẻ đam mê nghiên cứu vi sinh thủy sản
- Kết quả sản xuất tôm nước lợ năm 2024 tại các địa phương
- Grobest: Nâng tầm tôm Việt với di sản 50 năm phát triển bền vững
- 10 vụ tôm liên tiếp thành công cùng mô hình nuôi tôm công nghệ cao của Grobest
- Bộ sản phẩm Miễn dịch của Grobest: Đỉnh cao phòng chống bệnh ở tôm, tôm khỏe mạnh mọi giai đoạn
- Grobest giải mã nguyên nhân và đưa ra giải pháp phòng ngừa bệnh phân trắng trên tôm
- Tổng Giám đốc Tập đoàn HaiD Việt Nam: Chiến lược chinh phục thị trường Việt
- Gói tín dụng 15.000 tỷ đồng: Trợ lực giúp doanh nghiệp vượt khó
- Sri Lanka: Ra mắt gói bảo hiểm rủi ro cho các trang trại tôm đầu tiên tại châu Á
- Sử dụng sóng siêu âm để tính sinh khối ao nuôi tôm
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống