
Nông dân thị trấn Củng Sơn (huyện Sơn Hòa) tham quan mô hình nuôi chình, cá lóc trong bể xi măng tại xã An Mỹ (huyện Tuy An) – Ảnh: Thái Hà
Theo kỹ sư Ngô Thị Mỹ Hạnh, cá chình bông là loài di cư có đặc tính cá mẹ đẻ trứng ở biển sâu, cá con sau đó trôi dạt vào vùng cửa sông kiếm ăn và lớn lên. Đến lúc trưởng thành, cá lại về biển đẻ trứng. Chính vì tập tính này mà hiện nay, việc sinh sản nhân tạo cá chình còn rất khó khăn và nguồn cá giống chủ yếu vẫn được đánh bắt trong tự nhiên. Trong khi đó, cá chình bông thương phẩm đang được thị trường ưa chuộng nên việc nhân rộng mô hình là cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả, tăng lợi nhuận cho các hộ dân.
Nhận chuyển giao từ huyện Tuy An, ông Mai Văn Hải, Chủ tịch Hội Nông dân xã Hòa Đồng (huyện Tây Hòa) làm chủ nhiệm dự án xây dựng mô hình nuôi cá chình bông thương phẩm trong ao xi măng tại huyện Tây Hòa đã xây dựng được 3 mô hình tại xã Hòa Đồng. Ba hộ tham gia thực hiện mô hình là ông Trần Lục Sự, Nguyễn Văn Tân, Nguyễn Văn Tiến.
Theo kỹ sư Ngô Thị Mỹ Hạnh, cá chình bông có khả năng sống được ở nhiều thủy vực nước mặn, nước lợ, nước ngọt. Cá thích bóng tối nên ban ngày thường chui rúc trong hang, dưới đáy bể; tối mới bò ra đi kiếm ăn và di chuyển nơi khác. Là loài ăn tạp, nguồn thức ăn tự nhiên của cá chình bông là tôm, cá con, động vật đáy và các sinh vật thủy sinh nên rất dễ kiếm. Một ưu điểm khác của việc nuôi cá chình bông trong bể xi măng là hoạt động này không gây ô nhiễm môi trường xung quanh vì các yếu tố môi trường được xác định hàng ngày, lượng thức ăn tươi được kiểm soát chặt chẽ, có sử dụng men vi sinh để phân hủy chất hữu cơ trong nước; định kỳ 3 tháng một lần các bể nuôi sẽ được thay nước 100% để loại bỏ lớp bùn đáy.
Sau 18 tháng triển khai, lợi nhuận ở các hộ có sự khác nhau. Trong đó, hộ ông Sự lợi nhuận gần 67 triệu đồng, hộ ông Tân hơn 13 triệu đồng và hộ ông Tiến là 22 triệu đồng. Có sự khác biệt này là do điều kiện chủ quan, khách quan. Trong đó, hộ ông Sự có kinh nghiệm nuôi dày dạn cùng với các điều kiện vị trí xây dựng, chăm sóc, thức ăn tốt hơn. Thực hiện mô hình nuôi chình trong bể xi măng rất thành công, ông Trần Lục Sự đã nuôi được chình bông nặng hơn 5kg/con. Trong đó có một con hiện được ông giữ lại nuôi ở bể kính để giới thiệu khi có khách đến tham quan. Hiện nay, mô hình nuôi chình của ông Sự được nhiều người ở các tỉnh Bình Dương, Cà Mau, Bạc Liêu, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng… đến học hỏi cách chăm sóc, nuôi dưỡng cá chình bông và đặt mua cá chình bông về làm giống để nuôi thương phẩm.
Ông Mai Văn Hải cho biết, sau khi dự án kết thúc, cơ quan chủ trì và chủ nhiệm dự án sẽ tiếp tục tuyên truyền, phổ biến quy trình kỹ thuật nuôi cá chình bông quy mô hộ gia đình cho nông dân huyện thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Ông Hải cũng lưu ý, mô hình này dễ áp dụng nhân rộng cho các địa phương khác (cả đồng bằng và miền núi) và mang lại hiệu quả kinh tế cao nếu các hộ dân có đầy đủ các điều kiện về đất đai, nguồn nước, có nguồn thức ăn dồi dào, không bị ảnh hưởng lũ lụt, có vốn đối ứng, điện và giao thông thuận tiện.
An Nam
Nguồn: Báo Phú Yên
- cá chình bông li>
- Chuyển giao li>
- mô hình nuôi cá li>
- nuôi cá li>
- Phú Yên li> ul>
- Nhập lậu tôm hùm giống – nguy cơ lớn cho ngành thủy sản
- Thời tiết “đỏng đảnh” người nuôi tôm lo lắng dịch bệnh phát sinh
- Thời tiết bất lợi gây thiệt hại hơn 27 triệu con tôm sú, tôm thẻ nuôi
- Việt Nam có đang đối mặt với nhiều thách thức trong nuôi trồng thủy sản?
- [Tuyển dụng] – Công ty TNHH Seven Hills Trading tuyển dụng nhiều vị trí hấp dẫn trong năm 2025
- Ngành thức ăn thủy sản Trung Quốc: Tái định hình để thích ứng với kỷ nguyên nuôi trồng mới
- Nuôi tôm càng xanh VietGAP: Giảm chi phí, tăng lợi nhuận
- Thời tiết bất lợi, người nuôi tôm treo đùng
- Giá tôm tăng cao, người nuôi trúng lớn
- Nhiều diện tích tôm nuôi của Nghệ An bị bệnh đốm trắng
Tin mới nhất
T6,16/05/2025
- Nhập lậu tôm hùm giống – nguy cơ lớn cho ngành thủy sản
- Thời tiết “đỏng đảnh” người nuôi tôm lo lắng dịch bệnh phát sinh
- Thời tiết bất lợi gây thiệt hại hơn 27 triệu con tôm sú, tôm thẻ nuôi
- Việt Nam có đang đối mặt với nhiều thách thức trong nuôi trồng thủy sản?
- [Tuyển dụng] – Công ty TNHH Seven Hills Trading tuyển dụng nhiều vị trí hấp dẫn trong năm 2025
- Ngành thức ăn thủy sản Trung Quốc: Tái định hình để thích ứng với kỷ nguyên nuôi trồng mới
- Nuôi tôm càng xanh VietGAP: Giảm chi phí, tăng lợi nhuận
- Thời tiết bất lợi, người nuôi tôm treo đùng
- Giá tôm tăng cao, người nuôi trúng lớn
- Nhiều diện tích tôm nuôi của Nghệ An bị bệnh đốm trắng
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Thời tiết bất lợi gây thiệt hại hơn 27 triệu con tôm sú, tôm thẻ nuôi
- [Tuyển dụng] – Công ty TNHH Seven Hills Trading tuyển dụng nhiều vị trí hấp dẫn trong năm 2025
- Nhiều diện tích tôm nuôi của Nghệ An bị bệnh đốm trắng
- Nuôi tôm càng xanh VietGAP: Giảm chi phí, tăng lợi nhuận
- Thời tiết bất lợi, người nuôi tôm treo đùng
- Giá tôm tăng cao, người nuôi trúng lớn
- Nơi này ở Thái Bình dân nuôi tôm kiểu gì mà lãi khủng, cứ 1ha thu 2-3 tỷ/vụ?
- Người nuôi tôm gặp khó khi thời tiết bất lợi
- Việt Anh Group: Cung cấp bộ giải pháp toàn diện cho người nuôi thủy sản
- Thuế quan mới từ Hoa Kỳ: Tác động căn bản tới cục diện thương mại tôm toàn cầu
- An toàn sinh học: Giải pháp then chốt cho bài toán dịch bệnh thủy sản
- Sử dụng sóng siêu âm để tính sinh khối ao nuôi tôm
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân