Doanh nghiệp ngành tôm trải lòng về vấn đề chất lượng con giống, giá thành sản xuất, vật tư đầu vào và tìm kiếm thị trường xuất khẩu trong bối cảnh khó khăn chung.
Khảo sát tại khu vực nuôi trồng thủy sản của Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta, tiến độ thả giống tôm nước lợ năm 2024 đạt khoảng 70%, chậm hơn so với cùng kỳ năm trước. Ảnh: Kim Anh.
Chất lượng con giống quá thấp
Vụ tôm nước lợ năm 2024, tỉnh Sóc Trăng đặt mục tiêu đạt diện tích thả nuôi là 50.820ha, sản lượng tôm nuôi khoảng 212.000 tấn. Ghi nhận thực tế từ các hộ nuôi và doanh nghiệp, tiến độ thả nuôi còn chậm so với cùng kỳ năm trước.
Khảo sát tại Xí nghiệp nuôi thủy sản Xuân Phú, thuộc khu vực nuôi trồng thủy sản của Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta ở xã Vĩnh Tân, thị xã Vĩnh Châu, khoảng 70% lượng tôm giống đã được thả, tương đương trên 420 ao. Ông Hoàng Thanh Vũ, Phó Tổng Giám đốc của Sao Ta đánh giá, tình hình thả giống còn chậm, nguyên nhân do chất lượng con giống quá thấp.
Theo đại diện Sao Ta, con giống được doanh nghiệp nhập về từ những đơn vị được đánh giá có chất lượng tốt nhất nhì cả nước. Tuy nhiên, khi kiểm tra vẫn nhiễm một số bệnh như: mờ đục trên ấu trùng tôm (TPD), vi bào tử trùng (EHP)… Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tỷ lệ thành công tại các ao nuôi chỉ ở mức từ 40-50%.
Ông Vũ cho biết, hiện nhiều doanh nghiệp bán tôm dưới giá thành sản xuất, thậm chí rơi vào tình trạng sản xuất cầm chừng để giữ chân người lao động, chờ cơ hội.
Để hạn chế rủi ro dịch bệnh trên tôm nuôi, Sao Ta thực hiện chuyển đổi phương pháp thả nuôi tôm, bằng cách thả mật độ cao, rút ngắn thời gian nuôi, thu tôm kích cỡ nhỏ (khoảng 100 con/kg) thay vì cỡ lớn như trước đây. Thời gian qua, phương pháp này đã phát huy hiệu quả cho doanh nghiệp và hộ nuôi ở thị xã Vĩnh Châu.
Hiện giá thu mua tôm ở các nhà máy đang có khuynh hướng giảm, dao động từ 110.000 – 112.000 đồng/kg (loại 40 con/kg). Ảnh: Văn Vũ.
Ông Huỳnh Ngọc Nhã, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Sóc Trăng cho biết, thời gian qua, đơn vị đã có nhiều kiến nghị đến các cơ quan chuyên môn trực thuộc Bộ NN-PTNT, quyết liệt kiểm soát chất lượng con giống.
Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp tỉnh đang tập trung xây dựng chuỗi liên kết từ hộ nuôi, doanh nghiệp đến các đơn vị sản xuất, kinh doanh vật tư thủy sản, giúp hộ nuôi tiếp cận được nguồn vật tư đầu vào với giá mức giá thấp nhất.
Điển hình, Công ty Sao Ta nhờ xây dựng được chuỗi liên kết, doanh nghiệp thu mua được thức ăn cho tôm với mức giá từ 27.000 – 28.000 đồng/kg.
Trong khi đó, những hộ nuôi nhỏ lẻ do không có đầu mối nên khó tiếp cận nguồn thức ăn chất lượng, giá rẻ. Hình thức mua chủ yếu là “gối đầu” lại với các đại lý cung cấp, đến vụ thu hoạch tôm sẽ trả tiền, khiến chi phí tăng lên tới 40.000 – 42.000 đồng/kg.
Mới đây, trong chuyến khảo sát thực tế hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản trên địa bàn thị xã Vĩnh Châu, ông Trần Văn Lâu, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cho biết, tỉnh xác định, từ nay đến năm 2030, nông nghiệp vẫn là trụ đỡ cho nền kinh tế của tỉnh, với thế mạnh chủ yếu là nuôi trồng, khai thác thủy sản.
Ông Trần Văn Lâu, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng, tìm hiểu tình hình khó khăn của doanh nghiệp thủy sản trên địa bàn tỉnh. Ảnh: Kim Anh.
Trước khó khăn chung của thị trường xuất khẩu, ông Lâu đề nghị Sở NN-PTNT quan tâm, sớm tháo gỡ khó khăn liên quan đến vấn đề con giống, giá vật tư, giá thành sản xuất của con tôm.
“Trong nuôi trồng thủy sản, nguồn nước và con giống là hai yếu tố quyết định thành công rất lớn, nếu không đảm bảo sẽ rất khó. Sở NN-PTNT phải có văn bản kiến nghị Bộ NN-PTNT hỗ trợ để khâu tuyển chọn giống có chất lượng, can thiệp cả với các nhà máy sản xuất con giống”, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng chỉ đạo quyết liệt.
Đồng thời, ngành nông nghiệp phải có trách nhiệm xây dựng chuỗi liên kết, để giúp hộ nuôi tiếp cận được nguồn vật tư đầu vào giá rẻ, chất lượng. Từ đó giải quyết bài toán “Công ty lớn mua được giá thấp, nhưng hộ nuôi lại mua giá cao, làm sao để người dân được hưởng lợi”.
Ông Lâu cũng đề nghị Sở NN-PTNT phối hợp với Sở Công thương và các địa phương nghiên cứu giải pháp tìm kiếm thị trường mới trong và ngoài nước. Tăng cường quảng bá hàng hóa trên các sàn giao dịch để tìm thị trường, đối tác.
Doanh nghiệp lớn ngành tôm khó thâm nhập thị trường Trung Quốc
Một doanh nghiệp xuất khẩu tôm hàng đầu ở tỉnh Sóc Trăng trải lòng, Trung Quốc là thị trường lớn nhất nhì thế giới mà bất kỳ một nhà sản xuất, xuất khẩu nào cũng muốn thâm nhập.
Riêng đối với ngành tôm, đây là quốc gia nhập khẩu tôm lớn trên thế giới. Tuy nhiên, đối tác Trung Quốc đa phần ưa chuộng phân khúc sản phẩm nguyên liệu để phục vụ ngành chế biến sở tại.
Hiện nay, Ecuador đang là nhà cung cấp tôm nguyên liệu chiếm thị phần rất lớn tại Trung Quốc. Trong khi đó, mặt hàng tôm của Việt Nam lại đa dạng sản phẩm chế biến, đáp ứng tốt nhu cầu của người tiêu dùng Trung Quốc.
Mặt hàng tôm của Việt Nam đa dạng các sản phẩm chế biến, có thể đáp ứng tốt nhu cầu của người tiêu dùng Trung Quốc. Ảnh: Kim Anh
Tuy nhiên, ông Võ Văn Phục, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thủy sản sạch Việt Nam (Cleanfood) cho biết, hiện nay Trung Quốc chưa có một chuẩn mực liên quan đến vấn đề kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm đối với sản phẩm tôm. Điều này không phù hợp với những doanh nghiệp lớn như Cleanfood, đang phát triển đa dạng các dòng sản phẩm để xuất khẩu đến nhiều thị trường khó tính như Mỹ, Canada, EU…
Trong khi đó, tại những thị trường truyền thống, doanh nghiệp đang chịu sức ép khi cước phí vận chuyển quốc tế gia tăng. Trung bình, một container, Cleanfood phải trả thêm từ 2.000 – 4.000 USD.
Do đó, dù rất muốn khai thác, phát triển ở thị trường tỷ dân, nhưng ông Phục nhận định, trong vài năm tới, vẫn chưa thể “đặt chân” vào đây được.
Ông Hoàng Thanh Vũ, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta cũng khẳng định, tôm Sóc Trăng nếu không có thị trường Trung Quốc sẽ rất “rối”. Bởi thực tế, thương lái Trung Quốc tập trung thu mua sản lượng lớn tôm nguyên liệu kích cỡ 80 – 100 con/kg, với mức giá cao hơn 10.000 đồng/kg so với việc người nuôi bán cho các nhà máy trên địa bàn.
4 tháng đầu năm 2024, Cleanfood là một trong những doanh nghiệp dẫn đầu tỉnh Sóc Trăng về tăng trưởng xuất khẩu mặt hàng tôm. Bởi hầu hết các khách hàng của doanh nghiệp đã giải phóng được hàng tồn kho của năm trước, gia tăng lượng mua hàng.
Ông Phục xác định, phát triển các mặt hàng giá trị gia tăng là chiến lược của doanh nghiệp. Bởi đây là mặt hàng có lợi thế đặc biệt của Việt Nam, lực lượng lao động tay nghề cao, có truyền thống sản xuất hàng giá trị gia tăng mà một số quốc gia khác chưa thể có được.
Các doanh nghiệp Sóc Trăng mong muốn được kết nối, tiếp cận thị trường Trung Quốc để có cơ hội đưa nhiều mặt hàng giá trị gia tăng từ con tôm thâm nhập vào quốc gia này. Ảnh: Văn Vũ.
Nhận định thị trường thời gian tới vẫn còn nhiều khó khăn, lãnh đạo Cleanfood mong muốn, các Bộ ngành Trung ương và địa phương tăng cường giao lưu, tìm hiểu về thị trường Trung Quốc. Đặc biệt là kết nối các doanh nghiệp lớn của ngành tôm Việt Nam nói chung và tỉnh Sóc Trăng nói riêng với doanh nghiệp nước bạn để tạo cơ hội đưa nhiều mặt hàng giá trị gia tăng từ con tôm thâm nhập vào quốc gia này.
Ông Đặng Thành Sơn, Giám đốc Sở Công thương tỉnh Sóc Trăng cho biết, năm 2023, kim ngạch xuất khẩu tôm của tỉnh Sóc Trăng đạt khoảng 950 triệu USD, chiếm hơn 20% giá trị xuất khẩu tôm cả nước. Vừa qua, trong chuyến công tác tại Trung Quốc, một số doanh nghiệp, hiệp hội ngành thủy sản của nước bạn đã đặt vấn đề đến Sóc Trăng tìm hiểu cơ hội hợp tác xuất khẩu sang thị trường tỷ dân.
Theo ông Sơn, một số doanh nghiệp Trung Quốc đánh giá, người tiêu dùng ở quốc gia này rất chuộng thủy sản Việt Nam, nhất là tôm. Với trách nhiệm của ngành công thương, ông Sơn nhấn mạnh sẽ tiếp tục kết nối, tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu cho ngành tôm của tỉnh.
Kim Anh – Văn Vũ
Báo Nông nghiệp
Tháng 4/2024, xuất khẩu tôm của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc đạt 64 triệu USD. Lũy kế 4 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu tôm sang thị trường này đạt 192 triệu USD, tăng 41%.
- Điều chỉnh giảm thuế nhập khẩu mặt hàng khô dầu đậu tương
- 20 năm phát triển của Khoa Thủy sản và những đóng góp cho ngành thủy sản miền Bắc
- Quy trình rơm: Chuyển đổi mô hình nuôi để giảm thiểu chi phí và rủi ro
- Xuất khẩu tôm có thể đạt 4 tỷ USD trong năm 2024
- Nuôi tôm vụ nghịch: Lợi nhuận lớn, rủi ro cao
- Đón đọc Tạp chí Người Nuôi Tôm số tháng 11/2024
- Giá tôm Indonesia giai đoạn 2023-2024: Giải mã nguyên nhân sụt giảm
- Đi sâu vào ngành sản xuất tôm của Trung Quốc
- Aquaculture Vietnam sẽ trở lại vào tháng 3 năm 2026
- Giá tôm tăng tại Trung Quốc khi nguồn cung giảm từ Ecuador, Ấn Độ
Tin mới nhất
CN,24/11/2024
- Điều chỉnh giảm thuế nhập khẩu mặt hàng khô dầu đậu tương
- Virus hoại tử cơ trên tôm thẻ: Giải mã tương tác và kháng virus
- 20 năm phát triển của Khoa Thủy sản và những đóng góp cho ngành thủy sản miền Bắc
- Quy trình rơm: Chuyển đổi mô hình nuôi để giảm thiểu chi phí và rủi ro
- Amoniac trong ao tôm: Chiến lược kiểm soát hiệu quả
- Xuất khẩu tôm có thể đạt 4 tỷ USD trong năm 2024
- Nuôi tôm vụ nghịch: Lợi nhuận lớn, rủi ro cao
- Đón đọc Tạp chí Người Nuôi Tôm số tháng 11/2024
- Giá tôm Indonesia giai đoạn 2023-2024: Giải mã nguyên nhân sụt giảm
- Chiết xuất riềng đỏ: Ức chế vi khuẩn gây bệnh phân trắng
- Quý 3/2024: Ngành tôm đứng đầu trong kim ngạch xuất khẩu thủy sản
- Đồng Nai: Ứng dụng công nghệ cao phát triển nghề nuôi tôm
- Kết nối cung cầu tôm giống Ninh Thuận tại Cà Mau
- Giá tôm giảm sâu, người nuôi điêu đứng
- “Phòng các bệnh trên tôm nuôi và các giải pháp giảm chi phí sản xuất tôm”
- Sản xuất tôm giống Cà Mau chỉ đáp ứng 50% nhu cầu
- Giá tôm lao dốc, nông dân gặp khó
- Inforgraphic: Ngành tôm 6 tháng đầu năm 2024
- Phú Yên: Số lồng nuôi thủy sản vượt quy hoạch 3,8 lần
- ICAFIS và bước chân đầu tiên trên hành trình xây dựng bể chứa carbon ngành thuỷ sản
- Tăng cường các biện pháp chống nóng trong nuôi trồng thủy sản
- CEO Chuang Jie Cheng: Vị thuyền trưởng – chắc chèo vững lái vượt sóng thành công
- Loay hoay ‘bài toán’ thiếu hụt nguyên liệu ở ngành thủy sản
- Ra mắt bộ 3 cuốn sách Toàn cảnh ngành chăn nuôi, thú y, thủy sản Việt Nam
- Nhiều mặt hàng thủy sản xuất khẩu bứt phá tăng trưởng cao
- Vướng mắc tại các thị trường nhập khẩu thủy sản lớn
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Bộ sản phẩm Miễn dịch của Grobest: Đỉnh cao phòng chống bệnh ở tôm, tôm khỏe mạnh mọi giai đoạn
- Grobest giải mã nguyên nhân và đưa ra giải pháp phòng ngừa bệnh phân trắng trên tôm
- Tổng Giám đốc Tập đoàn HaiD Việt Nam: Chiến lược chinh phục thị trường Việt
- Gói tín dụng 15.000 tỷ đồng: Trợ lực giúp doanh nghiệp vượt khó
- Sri Lanka: Ra mắt gói bảo hiểm rủi ro cho các trang trại tôm đầu tiên tại châu Á
- Hội chợ triển lãm Công nghệ ngành Thủy sản Việt Nam lần đầu tiên tổ chức tại miền Bắc
- USSEC: Hướng tới kỷ nguyên nuôi biển bền vững tiến xa bờ
- BTC FISTECH và Chi Cục Thủy sản Quảng Ninh: Họp bàn kế hoạch phối hợp tổ chức FISTECH 2023
- Diện tích và sản lượng tôm nước lợ năm 2022
- Ngành thuỷ sản miền Bắc – miền Trung: “Sân chơi” đầy sức hút
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt