Cách xử lý các bệnh chính trên tôm

[Người Nuôi Tôm] – Andy Shinn, Giám đốc Fish Vet Group Asia, và một chuyên gia nổi tiếng thế giới về ký sinh trùng thủy sinh, tin rằng ngành tôm có thể làm nhiều hơn nữa để hạn chế tác động của những thách thức dịch bệnh vốn đang là hạn chế lớn nhất của ngành.

Các ao nuôi tôm ở Pau Badia, Thái Lan nhìn từ trên cao

 

Các loại bệnh chính trên tôm hiện nay là gì?
Ba thách thức dịch bệnh hàng đầu trên tôm là WSSV (virus gây hội chứng đốm trắng), AHPND (bệnh hoại tử gan tụy cấp tính) và EHP (Enterocytozoon hepatopenaei). Các yếu tố sau đây có thể góp phần làm tăng tỷ lệ mắc một số bệnh:

  • Quản lý trang trại: Phần lớn (khoảng 80%) các trang trại nuôi tôm ở châu Á có quy mô nhỏ, hạn hẹp về ngân sách. Nhiều khu vực không có quy định bắt buộc về xét nghiệm bệnh đối với tôm giống khi xuất bán hoặc khi đưa vào ao.

 

  • Quản lý nước : Có rất nhiều hệ thống trang trại đang hoạt động hệ thống mở, thâm canh, khép kín. Đối với những hệ thống chia sẻ nguồn nước chung, những thách thức trong việc duy trì an toàn sinh học càng lớn, tình trạng trang trại tốt một phần được quyết định bởi mức độ an toàn sinh học của những trang trại lân cận.

 

  • An toàn sinh học: Quy mô của hệ thống nuôi ảnh hưởng đến việc thực hiện các biện pháp an toàn sinh học, có thể trở nên khó khăn hoặc tốn kém.

 

  • Giám sát sức khỏe: Tỷ lệ giám sát sức khỏe chung của các quần thể thấp, nhiều quốc gia cung cấp dịch vụ chẩn đoán miễn phí, phần nào đã làm thay đổi một số trách nhiệm của quản lý y tế; Cũng không có quy định bắt buộc tiêu hủy các ao nuôi bị bệnh, có nghĩa là xác suất mầm bệnh tồn tại và lây lan rất cao.

 

Làm thế nào để giải quyết những thách thức này?
Có một số sáng kiến ​​quản lý phòng ngừa đã giúp giảm thiểu thách thức của bệnh tật như:

  • Lót ao bằng tấm lót polyetylen
  • Lắp đặt hố xiphong để thu gom và loại bỏ chất thải phân, thức ăn thừa…
  • Quản lý đáy ao tốt hơn thông qua việc sử dụng hố xiphong và bằng cách quan sát sự phân bố bùn sau quá trình thoát nước của ao, sau đó sử dụng máy sục khí để đảm bảo đáy ao được làm sạch.
  • Làm sạch và bảo dưỡng lớp lót ao
  • Xử lý nước
  • Lắp đặt lưới săn cua và chim
  • Thả tôm giống đã được chọn lọc di truyền để có khả năng kháng bệnh tốt hơn.

Ngoài ra, còn nhiều việc phải làm, chẳng hạn như:

  • Nhận thức rõ hơn về các con đường lây nhiễm bệnh cho tôm
  • Kiểm tra dịch bệnh trước khi thả giống và trong suốt chu kỳ nuôi
  • Tăng cường an toàn sinh học
  • Sử dụng thức ăn chức năng bao gồm các thành phần giúp tăng cường sức khỏe đường ruột
  • Nhân giống các dòng tôm kháng mầm bệnh
  • Các trang trại hệ thống khép kín ít bị ô nhiễm, quản lý tốt nguồn nước tại chỗ.

 

Thật không may, kinh tế sản xuất trang trại là yếu tố chính quyết định đảm bảo vệ sinh an toàn sinh học. Gần đây chúng tôi đã tham gia một nghiên cứu, xem xét xác suất bùng phát dịch bệnh, cường độ sản xuất và đầu tư vào các biện pháp an toàn sinh học. Có lẽ không có gì đáng ngạc nhiên, trong các hệ thống có cường độ sản xuất thấp, không có hoặc mức độ an toàn sinh học thấp, có khả năng bùng phát dịch bệnh cao, nhưng những thiệt hại này nói chung là thấp khi dịch bệnh xảy ra.

Để so sánh, đối với các hệ thống sản xuất với cường độ cao và có mức đầu tư cao vào an toàn sinh học, khả năng bùng phát dịch bệnh thấp, tuy nhiên, thiệt hại có thể rất cao khi các sự kiện dịch bệnh xảy ra.

 

Có thể loại bỏ bất kỳ bệnh chính nào trên tôm không?

Andy Shinn, Giám đốc Fish Vet Group Asia, là một chuyên gia nổi tiếng thế giới về ký sinh trùng thủy sinh – Ảnh: Andy Shinn

Tôi nghĩ rằng việc tận diệt là không thực tế. Một số tác nhân vi khuẩn và virus rất phổ biến trong quá trình lây nhiễm của chúng, nên việc loại bỏ chúng là không thể. Khả năng virus đột biến và vi khuẩn có được các yếu tố bệnh có thể chuyển vị, thay đổi tính chất gây bệnh hiện tại của chúng cũng là một mối quan tâm.

Trong hầu hết các trường hợp, điều tốt nhất chúng ta có thể làm là phát triển các chương trình quản lý và kiểm soát tốt hơn để giảm thiểu mức độ và tần suất của các đợt bệnh cũng như thiệt hại.

 

Dự đoán những bệnh sẽ xảy ra trong tương lai
Dự đoán những điều không thể đoán trước là rất khó, nhưng chúng ta có thể học hỏi từ những kinh nghiệm trong quá khứ. Chúng ta cần chuẩn bị và có các công cụ để giám sát, phát hiện sớm các mối đe dọa mới.

Khi các hoạt động nuôi trồng thủy sản toàn cầu tiếp tục tăng cường, áp lực môi trường lớn hơn đặt lên các cộng đồng virus và vi khuẩn, do đó có thể dẫn đến sự xuất hiện của các chủng phân lập mới với độc lực gia tăng.

Như đã nói, chúng tôi nhận thức được một số mối đe dọa trước mắt như SHIV (tôm óng ánh hồng cầu) đã gây thiệt hại lớn ở Trung Quốc. Một lần nữa, chúng ta cần phải cảnh giác và đảm bảo các hoạt động giám sát, bao gồm các xét nghiệm cần thiết để phát hiện mầm bệnh này ở bất kỳ quần thể nào.

 

Tiến triển trong việc quản lý bệnh

Tôi thấy các trang trại nuôi tôm chân trắng sẽ cần quản lý phức tạp hơn trong tương lai. Bởi luôn có những thách thức cho bất kỳ hệ thống sinh học nào. Việc triển khai các công nghệ mới và quản lý tốt hơn có thể giúp giảm thiểu rủi ro, tạo ra các hệ thống bền vững.

Có một số kỷ luật mà tôi thấy là quan trọng trong việc phát triển trong tương lai:

  • Dữ liệu và sự phát triển liên tục của việc phân tích trang trại giúp tăng hiệu quả trang trại.
  • Công nghệ di truyền lai tạo ra những con tôm khỏe mạnh hơn và có khả năng kháng bệnh cao hơn.
  • Các phương pháp chẩn đoán tăng độ nhạy, đặc biệt phát hiện mầm bệnh ở các tuyến dưới, từ đó phát hiện các giai đoạn nhiễm trùng ban đầu và chẩn đoán đồng thời nhiều bệnh.
  • Cảm biến trong ao, sử dụng các phương pháp tiếp cận eDNA để theo dõi sức khỏe của quần thể nuôi và phát hiện sớm các tác nhân gây bệnh tiềm ẩn.
  • Cải thiện các tiêu chuẩn phúc lợi trong sản xuất thương mại, chẳng hạn như chấm dứt hành động cắt bỏ cuống mắt để kích thích sự trưởng thành và giới thiệu các phương pháp giết mổ nhân đạo hơn.

Hiểu Lam (Theo Thefishsite)