Các bước ứng phó nhanh với đợt bùng phát AHPND trong bể ương tôm có lót bạt

Ảnh minh họa

 

  • Đây là một trường hợp khẩn cấp về sức khỏe tôm nuôi! Sau khi được xác định, cần phải nhanh chóng đưa ra biện pháp xử lý.
  • Nếu cần, hạ mực nước trong bể cho đến khi nhìn rõ đáy bể. Tiếp tục thay nước nếu nước cấp vào không đạt độ đục cơ bản.
  • Bắt đầu xi phông để loại bỏ các mảnh vụn tích tụ và xác tôm.
  • Ngừng sử dụng thức ăn và giảm cường độ sục khí để cho phép vật liệu lơ lửng lắng xuống. Hút bùn đáy bể càng nhanh càng tốt để loại bỏ các mảnh vụn tích tụ và tất cả xác tôm.
  • Thu thập các mẫu tôm có triệu chứng trong bể, cố định mô thích hợp để làm các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm, xác nhận nguyên nhân là do AHPND hay do nguyên nhân khác. Thu mẫu tôm từ mảnh vụn đã được xi phông. Xác tôm có thể được sử dụng làm mẫu để xét nghiệm AHPND PCR.
  • Kiểm tra bể và đánh giá tình trạng theo giờ. Tiếp tục sử dụng thức ăn hàng giờ nhưng cho ăn cẩn thận và giảm lượng thức ăn nếu thức ăn thừa vẫn còn trong bể.
  • Hút đáy bể hai lần mỗi ngày hoặc thường xuyên hơn nếu cần.
  • Sau ba đến năm ngày, tiếp tục SOP tiêu chuẩn để quản lý bể ương.
  • Ở những vùng được xác định là thường xuyên xuất hiện mầm bệnh AHPND, hãy luôn đề phòng nguy cơ tích tụ cặn bẩn ở đáy bể ương tôm, nếu chưa phải là một phần của SOP vệ sinh bể, hãy xem xét nâng cấp bằng việc kiểm tra đáy bể hàng ngày hoặc thường xuyên hơn và loại bỏ mùn bã tích tụ.

*SOP: Quy trình thao tác chuẩn

PV