[Tạp chí Người Nuôi Tôm] – Oxy hòa tan (DO) đóng vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển của tôm nuôi. Hiện nay, các hộ nuôi thường sử dụng máy quạt nước, sục khí, thổi khí đáy… để cung cấp lượng oxy hòa tan vào ao nuôi của mình. Tuy nhiên, chi phí để duy trì hệ thống này suốt các vụ nuôi là không hề thấp. Bài viết dưới đây cung cấp một số giải pháp tăng nồng độ oxy hòa tan trong ao nuôi tôm.
Tính toán mật độ nuôi hợp lý: Khi thả giống, cần căn cứ vào hình thức nuôi, đối tượng nuôi, điều kiện trang thiết bị, trình độ quản lý, sản lượng mong muốn cùng với quy cách giống để tính toán mật độ thả nuôi sao cho hợp lý. Mật độ quá cao mức tiêu thụ oxy càng lớn sẽ gây ra tình trạng “tranh oxy” giữa các cá thể, giảm thấp hiệu quả sản xuất kéo theo hiệu quả kinh tế giảm.
Kỹ thuật chăm sóc, cho ăn: Phân động vật và thức ăn dư thừa là nguồn ô nhiễm hữu cơ chủ yếu trong ao nuôi, quá trình phân giải hữu cơ sẽ tiêu hao một lượng lớn khí oxy. Khi cho tôm ăn những loại thức ăn chất lượng kém, có dinh dưỡng không cân bằng sẽ làm cho lượng phân thải và thức ăn dư thừa tăng lên, tỉ lệ tiêu hóa hấp thu của thức ăn hỗn hợp chất lượng tốt rất cao cũng gián tiếp tăng oxy trong nước.
Quản lý môi trường: Quá trình quang hợp của tảo là nguồn cung cấp oxy hòa tan quan trọng trong nước ao nuôi nhưng tảo phát triển quá mạnh sẽ tiêu hao mất nhiều khí oxy hòa tan về đêm gây ngạt cho tôm. Do đó, nên áp dụng các biện pháp điều chỉnh khống chế sinh học hoặc hóa học để duy trì mật độ tảo thích hợp trong nước. Nên duy trì màu nước và độ trong từ 25 – 40cm là tốt nhất.
Cấp oxy bằng các thiết bị cấp oxy: Đối với các ao nuôi mật độ cao nên lắp máy máy quạt nước, máy phun nước, máy thổi khí, máy nén khí tùy theo điều kiện ao nuôi. Thời gian bật máy dài hay ngắn cũng phải dựa vào nước ao và lượng oxy đáy để xác định.
Đối với những nơi điện lưới không ổn định thì có thể dùng máy nổ, máy phát hoặc trong trường hợp cấp bách có thể sử dụng viên oxy khẩn cấp (liều lượng 0,5 kg/1.000m3 ) hoặc oxy già (dạng dung dịch liều lượng 1 -2 mg/l) để tăng oxy hòa tan cho cá.
Lưu ý: tăng cường chạy máy quạt, các hệ thống tăng cường oxy vào ban đêm từ 21 giờ đến 6 giờ sáng vì đêm là thời điểm thiếu oxy và tôm, cá dễ nổi đầu nhất.
Cần tăng cường quản lý nồng độ oxy hòa tan trong quá trình nuôi tôm, nhất là trong giai đoạn nhiệt độ cao, thời tiết oi nóng, mưa lớn và gió thổi mạnh cần phải có biện pháp tăng oxy kịp thời (bật máy quạt nước hoặc sục khí).
Ngọc Anh
- Nuôi trồng thủy sản điều hướng biến động thương mại với động lực cung ứng mạnh mẽ
- Ả Rập Xê Út: Đột phá mô hình nuôi tôm cỡ lớn ở vùng bán khô hạn
- Cà Mau: Phát triển mạnh nuôi tôm sinh thái
- Dự báo xu hướng thị trường giá tôm 6 tháng cuối năm 2025
- GrowMax được vinh danh “Sản phẩm – Dịch vụ chất lượng tốt nhất Việt Nam 2025”
- Thanh Hóa: Hệ lụy từ tình trạng nuôi tôm tự phát
- Lợi thế riêng của thủy sản Việt, sẵn sàng ứng phó thuế đối ứng của Mỹ
- Chuyển đổi số trong ngành khai thác thủy sản
- Tỉnh Bạc Liêu sáp nhập Cà Mau thành tỉnh Cà Mau mới, thế mạnh nhân đôi, lĩnh vực nào dẫn đầu cả nước?
- Grobest Việt Nam: Tiên phong đạt chuẩn ASC – Chứng nhận quốc tế về thức ăn thủy sản bền vững
Tin mới nhất
T4,09/07/2025
- Nuôi trồng thủy sản điều hướng biến động thương mại với động lực cung ứng mạnh mẽ
- Ả Rập Xê Út: Đột phá mô hình nuôi tôm cỡ lớn ở vùng bán khô hạn
- Cà Mau: Phát triển mạnh nuôi tôm sinh thái
- Dự báo xu hướng thị trường giá tôm 6 tháng cuối năm 2025
- GrowMax được vinh danh “Sản phẩm – Dịch vụ chất lượng tốt nhất Việt Nam 2025”
- Thanh Hóa: Hệ lụy từ tình trạng nuôi tôm tự phát
- Lợi thế riêng của thủy sản Việt, sẵn sàng ứng phó thuế đối ứng của Mỹ
- Chuyển đổi số trong ngành khai thác thủy sản
- Tỉnh Bạc Liêu sáp nhập Cà Mau thành tỉnh Cà Mau mới, thế mạnh nhân đôi, lĩnh vực nào dẫn đầu cả nước?
- Grobest Việt Nam: Tiên phong đạt chuẩn ASC – Chứng nhận quốc tế về thức ăn thủy sản bền vững
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Người nuôi tôm phập phồng với “ngày nắng, đêm mưa”
- Động lực phát triển đột phá ngành thủy sản
- Công nghệ sinh học toàn diện: Giải pháp nuôi tôm thành công từ Tâm Việt
- Biện pháp kiểm soát khí độc Nitrite (NO2) trong mô hình nuôi tôm TLSS-547
- Ngành chức năng và nông dân Quảng Nam cùng gỡ khó cho nuôi tôm nước lợ
- Thời tiết bất lợi gây thiệt hại hơn 27 triệu con tôm sú, tôm thẻ nuôi
- [Tuyển dụng] – Công ty TNHH Seven Hills Trading tuyển dụng nhiều vị trí hấp dẫn trong năm 2025
- Nhiều diện tích tôm nuôi của Nghệ An bị bệnh đốm trắng
- Nuôi tôm càng xanh VietGAP: Giảm chi phí, tăng lợi nhuận
- Thời tiết bất lợi, người nuôi tôm treo đùng
- An toàn sinh học: Giải pháp then chốt cho bài toán dịch bệnh thủy sản
- Sử dụng sóng siêu âm để tính sinh khối ao nuôi tôm
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân