Bột đậu tương lên men: Giảm hệ số chuyển hóa thức ăn trên tôm

[Tạp chí Người Nuôi Tôm] – Cải thiện tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống và giảm hệ số chuyển hóa thức ăn của tôm khi thay thế bột đậu nành bằng bột đậu tương lên men Monascus purpureus M-32, tăng cường khả năng chống lại vi khuẩn V. parahaemolyticus gây bệnh trên tôm thẻ chân trắng.

Bổ sung bột đậu tương lên men M. purpureus trong chế độ ăn của tôm giúp cải thiện tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống và giảm hệ số chuyển hóa thức ăn

Monascus chất chuyển hóa thứ cấp với nhiều hoạt tính sinh học khác nhau như kháng khuẩn, chống viêm, từ đó điều hòa hệ vi sinh vật đường ruột. Trong các là một nhóm nấm sợi, có thể tạo ra nhiều nghiên cứu trước đây, một số tác giả đã phân lập và xác định Monascus purpureus M-32 (số đăng nhập CGMCC 19377) từ lúa mốc đỏ, thực phẩm truyền thống của Trung Quốc và xác nhận rằng nó có lợi cho tôm thẻ chân trắng. Do đó, M. purpureus M-32 được chọn làm chủng ưu tiên để lên men đậu tương nhằm cung cấp nguyên liệu protein chức năng cho tôm. Nghiên cứu này được thực hiện bởi Đại học Jimei để phát triển một sản phẩm bột đậu nành lên men bằng Monascus purpureus M-32 (MFSM) mới và đánh giá hiệu quả của nó trong nuôi tôm, nhấn mạnh vào việc làm sáng tỏ tác dụng đối với hệ vi sinh vật đường ruột và đặc điểm chuyển hóa của tôm nuôi.

Phương pháp nghiên cứu

Bốn nghiệm thức được thực hiện bao gồm: 30% bột cá và 30% bột đậu nành (SBM) được đưa vào khẩu phần cơ bản (đối chứng); 20% (MFSM20), 40% (MFSM40) và 60% (MFSM60) SBM trong khẩu phần cơ bản đã được thay thế bằng SBM lên men M. purpureus M-32 (MFSM) trong các nhóm thử nghiệm. Tôm thẻ chân trắng khỏe mạnh và địa điểm thí nghiệm được cung cấp bởi cơ sở chăn nuôi Da Bei Nong Haikang (Phúc Kiến, Trung Quốc). Tôm được nuôi trong 1 tuần với độ mặn 32-34‰, với nhiệt độ nước 30°C. Thí nghiệm được chia ngẫu nhiên thành 4 nhóm (đối chứng, MFSM20, MFSM40 và MFSM60). Có 3 lần lặp lại trong mỗi nhóm và 40 cá thể tôm trong mỗi lần lặp lại (trọng lượng ban đầu = 2,16g). Tôm được cho ăn chế độ ăn đối chứng và ba chế độ ăn thử nghiệm trong 6 tuần. Trong quá trình thí nghiệm, 1/4 lượng nước được thay mới hàng ngày. Tôm được cho ăn khẩu phần tương ứng 3 lần/ngày (8h, 13h, 18h). Thức ăn dư thừa được loại bỏ sau 2 giờ cho ăn. Trong quá trình thí nghiệm, tình trạng sức khỏe của tôm được quan sát trong mỗi bữa ăn và ghi nhận, loại bỏ tôm chết kịp thời.

Kết quả

Thành phần dinh dưỡng và protein của SBM

Hàm lượng protein thô của SBM tăng từ 47,03% lên 54,60% sau quá trình lên men, hàm lượng protein tan trong axit tăng gần 4 lần, từ 5,36% lên 19,16%. Hàm lượng các loại axit amin đều tăng, trong đó axit glutamic tăng cao nhất, từ 9,07% đến 10,57%. Hàm lượng ergosterol, chất chuyển hóa của M. purpureus đạt 149,15μg/g sau khi lên men.

Hiệu suất tăng trưởng của tôm thẻ chân trắng

Như được trình bày trong Bảng 1, tốc độ tăng trọng và tốc độ tăng trưởng riêng của tôm ở nhóm MFSM cao hơn đáng kể so với nhóm đối chứng. Tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR) ở các nhóm thử nghiệm thấp hơn đáng kể so với nhóm đối chứng và FCR giảm dần khi tăng mức MFSM, nhưng không có sự khác biệt đáng kể giữa 3 nhóm thử nghiệm. Tỷ lệ sống (SR) ở nhóm MFSM60 cao hơn đáng kể so với nhóm đối chứng, nhưng không có sự khác biệt giữa nhóm MFSM60 và hai nhóm thử nghiệm còn lại. SR của nhóm MFSM20 và MFSM40 cao hơn nhóm đối chứng nhưng không có sự khác biệt.

Bảng 1. Hiệu suất tăng trưởng của tôm thẻ được nuôi bằng SBM được thay thế bằng MFSM

Chỉ tiêu Đối chứng MFSM20 MFSM40 MFSM60 P-value
IBW (g) 2.16±0.14 2.16±0.11 2.16±0.05 2.16±0.11 0.437
FBW (g) 13.43±0.23 14.86±0.86 15.54±1.20 15.45±0.81 0.054
FI (g/shrimp) 15.78±0.44 16.38±0.67 16.19±1.11 15.95±0.36 0.215
WGR (%) 522.32±10.82b 588.57±39.74ab 620.05±55.56a 615.85±37.67a 0.006
FCR 1.40±0.01a 1.29±0.04b 1.21±0.08b 1.20±0.06b < 0.001
SGR (%/d) 4.35±0.0.04b 4.59±0.14a 4.70±0.18a 4.68±0.13a 0.002
SR (%) 82.50±5.00b 90.00±6.61ab 84.17±10.10ab 94.17±1.44a 0.005

Khả năng chống oxy hóa ở gan tụy của tôm

Như thể hiện trong Bảng 2, hoạt tính glutathione peroxidase trong gan tụy của tôm thẻ chân trắng ở các nhóm thử nghiệm cao hơn so với nhóm đối chứng, nhưng không có sự khác biệt đáng kể. Hàm lượng malondialdehyd (MDA) ở nhóm thực nghiệm thấp hơn đáng kể so với nhóm đối chứng và nhóm MFSM20 có hàm lượng thấp nhất. Tuy nhiên, hàm lượng MDA không khác biệt đáng kể giữa 3 nhóm thử nghiệm. Hoạt tính của superoxide dismutase (SOD) ở các nhóm thử nghiệm cao hơn đáng kể so với nhóm đối chứng.

Bảng 2. Khả năng chống oxy hóa trong gan tụy của tôm được nuôi bằng SBM được thay thế bằng MFSM

Chỉ số Đối chứng MFSM20 MFSM40 MFSM60 P-value
GSH-Px (U/mg protein) 38.56±0.27 43.57±3.43 44.99±7.04 38.76±5.21 0.126
MDA (nmol/mg protein) 13.16±2.90a 5.31±0.11b 7.89±0.53b 6.53±0.76b 0.007
SOD (U/mg protein) 6.36±1.63b 9.31±0.51a 9.64±2.08a 9.59±1.38a 0.002

 

Ảnh hưởng đến canxi và phosphor trong máu và cơ tôm

Hàm lượng Ca2+ trong cơ tôm ở nhóm MFSM40 và nhóm MFSM60 cao hơn đáng kể so với nhóm đối chứng và nhóm MFSM20, sự khác biệt tăng lên đáng kể khi tăng tỷ lệ thay thế. Hàm lượng PO43- trong cơ tôm ở nhóm MFSM60 cao hơn so với nhóm đối chứng, nhóm MFSM20 và MFSM40. Không có sự khác biệt về hàm lượng PO43- và Ca2+ trong máu giữa nhóm thử nghiệm (MFSM20, MFSM40 và MFSM60) và nhóm đối chứng.

Tỷ lệ chết cộng dồn của tôm sau khi cảm nhiễm với V. parahaemolyticus

Thí nghiệm cảm nhiễm V. parahaemolyticus được thực hiện trong 7 ngày và hầu hết tôm chết trong vòng 1 đến 3 ngày sau cảm nhiễm. MFSM có thể làm giảm đáng kể tỷ lệ chết cộng dồn của tôm sau khi bị nhiễm V. parahaemolyticus. Ở nhóm đối chứng, tỷ lệ chết trong ngày đầu tiên là 40% và tỷ lệ chết cộng dồn trong ngày thứ 3 đạt 73,30%, sau đó ổn định. Ở nhóm MFSM20 và MFSM40, tôm chết chủ yếu xảy ra vào ngày đầu tiên, tỷ lệ chết cộng dồn lần lượt là 6,67% và 3,33%, trong khi tỷ lệ này ở MFSM60 là 0%.

Hình thái đường ruột tôm

Ở nhóm đối chứng, myenteron mỏng hơn và các tế bào biểu mô ruột được tách ra khỏi màng đáy. Các tế bào biểu mô ruột của nhóm MFSM20 hơi tách ra khỏi màng đáy và các tế bào biểu mô ruột của nhóm MFSM40 và nhóm MFSM60 được kết nối chặt chẽ với màng đáy. Với việc tăng tỷ lệ thay thế, chiều dài lông nhung ruột (VH) của tôm thẻ chân trắng tăng đáng kể. VH của tôm ở nhóm MFSM40 và MFSM60 cao hơn đáng kể so với nhóm đối chứng. Độ dày cơ ruột (MT) trong các nhóm MFSM20, MFSM40 và MFSM60 cao hơn đáng kể so với nhóm đối chứng.

Trong nghiên cứu này, MFSM được sử dụng để thay thế SBM trong khẩu phần cơ bản của tôm. Kết quả cho thấy FCR giảm và tốc độ tăng trọng, tốc độ tăng trưởng riêng và tỷ lệ sống của tôm được cải thiện. Khả năng chống oxy hóa và hoạt động của các yếu tố miễn dịch như hoạt động của lysozyme được cải thiện và khả năng chống nhiễm V. parahaemolyticus được tăng cường. Hơn nữa, MFSM có thể điều chỉnh cấu trúc của hệ vi sinh vật đường ruột và các chất chuyển hóa liên quan đến chất kháng khuẩn, điều hòa tình trạng viêm và chức năng chống oxy hóa.

ThS. Chinh Lê (Lược dịch)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam