Bình Thuận: Giám sát chặt việc tiêu hủy tôm bố mẹ

[Tạp chí Người Nuôi Tôm] – Theo các ngành chức năng của tỉnh Bình Thuận, 6 tháng đầu năm 2019, các cơ sở nuôi tôm giống của tỉnh ước nhập 51 lô/28.050 con tôm bố mẹ (giảm 2 lô/4.333 con so với cùng kỳ năm 2018). Đa số các cơ sở đã gửi thông báo việc sử dụng tôm thẻ chân trắng bố mẹ cho Chi cục để quản lý, giám sát thời gian sử dụng.

Bình Thuận: Giám sát chặt việc tiêu hủy tôm bố mẹ

Tuy nhiên, việc sử dụng tôm sú bố mẹ còn nhiều cơ sở chưa thực hiện theo đúng quy định. Bên cạnh đó, Chi cục Thủy sản đã giám sát chặt chẽ việc tiêu hủy tôm bố mẹ khi hết thời gian sử dụng.

Từ đầu năm đến nay, Chi cục Thủy sản ước tiêu hủy 57 lô tôm/31.923 con tôm bố mẹ do hết thời gian sử dụng theo Thông tư số 26/2018/TT-BNNPTNT. Trong đó tôm nhập khẩu là 49 lô/26.323 con; tôm Việt Úc là 8 lô/5.600 con. Ngoài ra, Chi cục thường xuyên có văn bản thông báo trước 7 ngày đối với các lô tôm chuẩn bị hết thời gian sử dụng để các cơ sở có kế hoạch hủy bỏ.

Bình Thuận từ lâu đã trở thành một trong những trung tâm sản xuất tôm giống lớn nhất cả nước. Tuy mới hình thành từ năm 1992, nhưng đến nay, toàn tỉnh đã có hơn 150 cơ sở với trên 650 trại sản xuất tôm giống, trong đó có sự đầu tư của các công ty nước ngoài, công ty trong nước và các doanh nghiệp tư nhân tập trung chính tại 2 khu vực là xã Vĩnh Hảo, Vĩnh Tân – huyện Tuy Phong và xã Tiến Thành – TP. Phan Thiết. Mỗi năm các cơ sở này cung cấp cho thị trường trong tỉnh và chủ yếu là khu vực đồng bằng sông Cửu Long từ 20 – 30 tỷ con tôm giống. Chất lượng tôm giống Bình Thuận từ lâu luôn đứng ở vị trí số 1 trên thị trường cả nước.

Ngân tổng hợp

Tin mới nhất

CN,24/11/2024